Thứ Ba, 8 tháng 1, 2013

Trông chờ ở công lý!


Vụ Tiên Lãng: Khó xử ông Vươn tội giết người

TT - Ngày 29-12, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền, vợ ông Quý) - bị can trong vụ án (đang được tại ngoại) - cho biết vừa có đơn kiến nghị gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đề nghị trả hồ sơ, điều tra lại vụ án.


Bà Nguyễn Thị Thương (phải) và bà Phạm Thị Báu (tức Hiền) đọc bản kết luận điều tra - Ảnh: Thân Hoàng
Theo đó, bà Thương và bà Hiền cho rằng kết luận điều tra của Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Hải Phòng chưa khách quan, nhiều tình tiết của vụ án chưa được làm rõ. Bà Hiền nói: "Việc mua xăng, rải rơm tại đầm là công việc hằng ngày của chúng tôi để phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, cơ quan điều tra kết luận chúng tôi làm công việc này là chuẩn bị tổ chức chống người thi hành công vụ là chưa thỏa đáng".
Bà Hiền cũng cho rằng ngày 13-2 TAND tối cao đã ra kháng nghị hủy bản án sơ thẩm của TAND huyện Tiên Lãng và quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm của TAND TP Hải Phòng về việc ông Vươn kiện các quyết định thu hồi đất của UBND huyện Tiên Lãng, đề nghị xem xét theo thủ tục tái thẩm. Sau đó TAND TP Hải Phòng đã kiểm điểm những thẩm phán để xảy ra sai sót trong vụ việc. Tuy nhiên trong kết luận điều tra, cơ quan điều tra vẫn căn cứ vào bản án sơ thẩm và quyết định đình chỉ phúc thẩm này để khẳng định các quyết định thu hồi, cưỡng chế đất của UBND huyện có tính pháp lý là chưa thuyết phục.
Cùng ngày, luật sư Nguyễn Việt Hùng - bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho ông Vươn - cho biết đang hoàn tất kiến nghị gửi Viện Kiểm sát nhân dân TP Hải Phòng đề nghị trả hồ sơ điều tra lại, điều tra bổ sung vụ án. Luật sư Hùng nói: "Kết luận điều tra chưa lột tả hết diễn biến sự việc. Tiến trình lực lượng cưỡng chế đi vào khu đầm cũng chưa được làm rõ bởi lực lượng cưỡng chế đã phá rào đi qua nhà ông Quý (nằm ngoài diện tích cưỡng chế) nhưng không thông báo là xâm phạm vào chỗ ở của công dân. Ngay cả khi khẳng định lực lượng cưỡng chế thực thi công vụ nhưng cơ quan điều tra chỉ căn cứ vào các bản án của TAND huyện, TP nhưng lại không căn cứ vào kháng nghị hủy bản án của TAND tối cao là chưa thuyết phục" - ông Hùng nói.
ông Đinh Văn Quế (nguyên chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao):
Khó xử ông Vươn tội giết người
Giả thiết việc tổ chức cưỡng chế của cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng pháp luật thì hành vi chống trả của anh em ông Đoàn Văn Vươn có phải là hành vi giết người cũng cần phải bàn.
Cơ quan điều tra đã kết luận ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ phạm tội giết người theo điểm d khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự. Như vậy, đây là giết người thuộc trường hợp chưa đạt, vì trong vụ án này không có ai bị chết, mà chỉ có sáu người bị thương với tỉ lệ thương tật từ người nhẹ nhất là 1%, nặng nhất là 43%.
Theo quy định tại điều 18 Bộ luật hình sự, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. Trong trường hợp cụ thể này, ông Vươn, ông Sịnh, ông Quý và ông Vệ chỉ có thể bị cáo buộc phạm tội giết người nếu ngay từ đầu họ có ý định giết người (cố ý trực tiếp). Ý định này phải được thể hiện bằng những hành vi khách quan như: bàn bạc với nhau sẽ "giết" ai đó hoặc bất cứ ai thi hành việc cưỡng chế. Còn nếu chỉ có ý định "chống đối" việc cưỡng chế bằng các thủ đoạn, phương pháp có khả năng làm chết người, muốn ra sao thì ra, miễn thực hiện được mục đích là ngăn cản, chống lại lực lượng cưỡng chế thì họ chỉ phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp (cố ý không xác định). Về lý luận cũng như thực tiễn xét xử từ trước đến nay đều khẳng định phạm tội với hình thức lỗi cố ý gián tiếp thì "hậu quả đến đâu xử đến đó". Nếu hậu quả chết người thì xử tội giết người, hậu quả gây thương tích thì xử gây thương tích...
Theo kết luận điều tra thì ông Vươn tập hợp anh em là để bàn bạc, lên kế hoạch chống việc cưỡng chế. Như vậy, ngay từ đầu ông Vươn và những người trong gia đình ông Vươn không bàn bạc việc giết người. Diễn biến sự việc cũng phản ánh đúng ý thức chủ quan của anh em ông Đoàn Văn Vươn.
Đây là vụ án phức tạp, dư luận rất quan tâm. Các cơ quan tiến hành tố tụng cần cân nhắc thận trọng để xử làm sao cho người dân thêm tin tưởng vào công lý.

THÂN HOÀNG

Vụ Đoàn Văn Vươn 'sẽ không có công lý'?

Cập nhật: 14:52 GMT - thứ ba, 8 tháng 1, 2013
Lực lượng cưỡng chế hôm 5/1/2012
Ông Vươn bị buộc tội giết người sau vụ cưỡng chế
Người đứng đầu Liên chi hội nuôi trồng thủy sản mà ông Đoàn Văn Vươn là thành viên nói sẽ 'không có công lý' cho ông Vươn và gia đình trong quá trình xét xử ở Hải Phòng. 
Ông Vũ Văn Luân đã phát biểu như vậy với BBC trong phỏng vấn hôm 8/1.
Ông Vươn và ba người khác trong gia đình bị khởi tố tộiBấmgiết người hôm 28/12 trong khi hai người khác bị truy tố tội chống người thi hành công vụ.
Trong diễn biến mới nhất, trang tin Dân Trí hôm 8/1 nói cựu Chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng trong khi bốn cựu quan chức Tiên Lãng khác bị truy tố tội "hủy hoại tài sản".
Ông Luân nói chính Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành và Trưởng công an thành phố Đỗ Hữu Ca là những người chịu trách nhiệm cuối cùng và do vậy gia đình ông Đoàn Văn Vươn và kể cả một số cựu quan chức Tiên Lãng khó tìm được công lý tại Hải Phòng.

Vì đâu phải làm thế?

Là người theo dõi các diễn biến vụ cưỡng chế đầm thủy sản của nhà ông Đoàn Văn Vươn từ đầu thập niên 1990, nói Hải Phòng đã đồng ý để chính quyền Tiên Lãng cưỡng chế khu đầm còn ông Đỗ Hữu Ca chịu trách nhiệm về an ninh của cả thành phố.
Bản thân ông Ca cũng đã từng tuyên bố "người dân" đã phá nhà, mà ông chỉ gọi là "chòi trông cá", của gia đình ông Vươn cho dù nay Viện kiểm sát Hải Phòng đã đề nghị khởi tố bốn cựu quan chức Tiên Lãng về vụ phá nhà này.
"Theo kết luận điều tra thì ông Vươn tập hợp anh em là để bàn bạc, lên kế hoạch chống việc cưỡng chế. Như vậy, ngay từ đầu ông Vươn và những người trong gia đình ông Vươn không bàn bạc việc giết người."
Đinh Văn Quế, nguyên Chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao
Liên quan tới cáo buộc giết người dành cho ông Vươn và ba người trong gia đình cũng như cáo buộc chống người thi hành công vụ cho vợ của ông Vươn và em dâu của ông, vị thư ký Liên chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng nói:
"Luận tội ông Vươn về tội giết người là không đúng và bà Thương, bà Hiền chống người thi hành công vụ là trái rồi.
"Ở đây tôi chỉ muốn nói về động cơ. Trong kết luận số 03, số 96 và bản cáo trạng đều không nói về vấn đề động cơ, nguyên nhân.
"Nguyên nhân gì mà ông Vươn phải làm thế.
"Ví dụ như tội giết người...động cơ giết người là gì, đã giết ai chưa, hiện nay cũng chưa ai chết cả.
"Nếu như Ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng không ban hành quyết định cưỡng chế trái pháp luật...không tổ chức một đội quân rầm rộ...quân hùng tướng mạnh, công an, quân đội, chó săn và lực lượng hàng trăm người để cướp bóc nhà ông Vươn thì chắc chắn ông Vươn không bao giờ dám làm cái đó."
Ông Luân nói ông Vươn chỉ "phòng vệ chính đáng theo điều 15 của Bộ luật hình sự".
Những vấn đề mà ông Luân đặt ra trùng với ý kiến của nguyên chánh tòa hình sự Tòa án nhân dân tối cao Đinh Văn Quế.
Ông Quế nói với báo BấmTuổi Trẻ sau khi có tin về cáo buộc giết người cho bốn người trong gia đình ông Vươn.
"Giả thiết việc tổ chức cưỡng chế của cơ quan chức năng là hoàn toàn đúng pháp luật thì hành vi chống trả của anh em ông Đoàn Văn Vươn có phải là hành vi giết người cũng cần phải bàn.
"Cơ quan điều tra đã kết luận ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Quý và Đoàn Văn Vệ phạm tội giết người theo điểm d khoản 1 điều 93 Bộ luật hình sự.
"Như vậy, đây là giết người thuộc trường hợp chưa đạt, vì trong vụ án này không có ai bị chết, mà chỉ có sáu người bị thương với tỉ lệ thương tật từ người nhẹ nhất là 1%, nặng nhất là 43%.
"Theo quy định tại điều 18 Bộ luật hình sự, phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội.
"Bí thư thành ủy Nguyễn Văn Thành cũng từng phản đối cưỡng chế khi còn là chủ tịch nhưng đã thay đổi quan điểm sau khi trở thành ủy viên trung ương"
Ông Vũ Văn Luân
Vị cựu chánh tòa hình sự nói các ông Vươn, Sịnh, Quý và Vệ không bàn tới chuyện giết người và như vậy khó có thể bị quy vào tội này:
"Theo kết luận điều tra thì ông Vươn tập hợp anh em là để bàn bạc, lên kế hoạch chống việc cưỡng chế. Như vậy, ngay từ đầu ông Vươn và những người trong gia đình ông Vươn không bàn bạc việc giết người. Diễn biến sự việc cũng phản ánh đúng ý thức chủ quan của anh em ông Đoàn Văn Vươn."

Giẫm đạp công lý

Thư ký Chi hội nuôi trồng thủy sản Tiên Lãng Vũ Văn Luân nói chính quyền địa phương đã 'giẫm đạp công lý' khi họ tiến hành cưỡng chế hôm 5/1/2012 với sự hậu thuẫn của chính quyền và công an thành phố Hải Phòng.
Ông Luân nói chi hội và gia đình ông Vươn đã khiếu nại tới mọi ngành, mọi cấp có liên quan ở Hải Phòng và cũng đã kêu gọi chính quyền trung ương can thiệp nhưng vụ cưỡng chế vẫn diễn ra cho dù Bộ Công an đã lên tiếng phản đối.
Ông Luân cũng nói Bí thư thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành cũng từng phản đối cưỡng chế khi còn là chủ tịch nhưng đã thay đổi quan điểm sau khi trở thành ủy viên trung ương và lên chức bí thư.
Vị Thư ký chi hội nói về khả năng tìm được công lý trong vụ Đoàn Văn Vươn:
"Tôi nhận định công lý sẽ không có ở Hải Phòng trong vụ này.
"Chắc chắn nó là như thế và sẽ không bao giờ [chính quyền Hải Phòng] giải quyết theo những ý muốn khách quan mà nhân dân, dư luận trong và ngoài nước mong đợi về một bản án hết sức nhân văn.
"Chắc chắn cái việc phúc thẩm là sẽ có và chúng tôi đang theo dõi, xem xét là Viện kiểm sát, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ công an sẽ vào cuộc vấn đề này như thế nào," ông Luân nói.

Không có nhận xét nào: