Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011

Năm 2012 và lời tiên tri.

Lời tiên tri cho cuối năm 2012
Nhà bác học Albert Einstein từng nói rằng: "Nếu loài ong bị tuyệt chủng, con người chỉ sống được 4 năm nữa mà thôi"

Chuyện gì đang xảy ra với loài ong?

Hàng tỷ con ong biến mất bí ẩn

Một hiện tượng diễn ra trên diện rộng, với mức độ nghiêm trọng không thể tưởng tượng được, đang lan dần từ nước này sang nước khác trên khắp hành tinh : nhiều đàn ong bị biến mất không lý do.
Xuất phát từ một trại nuôi ong thuộc tiểu bang Florida (
Hoa k) mùa thu năm qua, trận dịch lan dần ra khắp nước Mỹ, tràn sang Canada và Châu Âu, rồi “lây” sang tận Đài Loan kể từ tháng tư vừa qua(04/2010). Ở bất cứ đâu cũng xảy ra cùng một hiện tượng: hàng triệu chú ong rời tổ rồi không trở về nữa. Có một điều lạ lùng là gần nơi chúng ở, người ta không hề tìm thấy xác ong, cũng như không thấy sự xuất hiện của một loài động vật ăn thịt ong nào
Một đi không trở lại
Trong vòng vài tháng, chỉ tính riêng ở Hoa kỳ, từ 60% đến 90% lượng ong đã biến mất, tức là khoảng 1,5 triệu đàn ong trên tổng số 2,4 triệu đàn thuộc 27 tiểu bang. Ở Québec (Canada), con số này là 40% trên tổng số các đàn ong.
Ở Châu Âu, theo 
Hiệp hội Quốc gia Những Người Nuôi ong của nước Đức, nhiều đàn ong đã bị biến mất. Ở Thụy Sĩ, Italia, Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Áo, Anh, Ba Lan cũng xảy ra tình trạng tương tự. Ở Pháp, nơi những người nuôi ong từng bị thiệt hại nặng nề kể từ năm 1995 - cho tới khi nước này ban hành luật cấm sử dụng thuốc trừ sâu trên các ruộng ngô và ruộng trồng hoa hướng dương – nay dịch cũng đang phát triển trở lại. Hiện tượng này được đặt tên là “Marie-Céleste,  tên của con tàu mà thủy thủ đoàn đã biến mất một cách bí ẩn vào năm 1872.
Việc hàng đàn ong biến mất khiến cho các nhà khoa học hết sức lo lắng : 80% số loài thực vật trên trái đất phải cần tới ong để được thụ phấn sinh sản. Không có ong nghĩa là sẽ chẳng có rau hay trái. Ngành trồng trọt nuôi sống con người phụ thuộc vào việc này. Ong xuất hiện trên trái đất trước loài người 60 triệu năm, có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế cũng như sự sống còn của con người. Ở 
Hoa kỳ, 90 loại cây lương thực cần ong để thụ phấn, tạo nên lượng lương thực được ước tính vào khoảng 14 tỷ USD.
Tóm lại  một biến động có tính cách lịch sử của Thế giới dự kiến sẽ xảy ra vào thời điểm 21/12/2012



     Bản đồ lịch người Maya


Thông tin này căn cứ vào đâu?

1. Lịch tôn giáo của người MAYA kết thúc vào 2012
Văn minh Maya có một loại lịch gọi là lịch tôn giáo (religious calendar).:
Muời ba ngày là một tuần, hai mươi tuần là một năm.
Một năm lịch tôn giáo của người Maya chỉ có 260 ngày.
Người Maya tính toán lịch của họ theo tròn chu kỳ tồn tại của trái đất, mà chu kỳ hiện tại kết thúc vào năm 2012.
Không phải lịch của người Maya kết thúc là lúc thế giới kết thúc. Nhưng liên hệ mốc thời gian này với các tài liệu củathiên văn học (Astronomy) và vật lý thiên văn (Astrophysics) ta thấy có nhiều sự kiện trùng hợp: 

2. Tất cả các hành tinh trong hệ mặt trời đều nằm trên một mặt phẳng dẹt gọi là Ecliptic.
Theo tính toán của Thiên văn học, 
năm 2012 các hành tinh trong hệ mặt trời thẳng hàng với nhau. Điều này theo tính toán của NASA là đúng như vậy. Điểm trên mặt trời gọi là sun-spot sẽ bắn tung các cơn bão lửa (solar- flares) về phía các hành tinh . Hiện tượng này gọi là coronary mass ejection (CME). Thực chất solar flares là mảnh bể vụn của mặt trời chứa đầy điện tích. Năm 2001 CME đã tạo solar flare đánh trúng vào Bắc Mỹ làm ngắt điện một vùng rộng lớn. 
3. Hiện tượng Galactic alignment
Cũng vào 2012, hệ mặt trời (hình đĩa dẹt) của chúng ta lại chuyển dịch đến vị trí cắt ngang Dải Ngân Hà (Milky way galaxy), nghĩa là nằm cùng một mặt phẳng với dải Ngân Hà: Galactic alignment

4. Những tính toán cho thấy có nhiều khả năng đổi cực của Trái đất : Polar shift.
Trong tự nhiên Mặt trời thay đổi cực liên tục khoảng 11 năm một lần, còn trái đất thì luôn ổn định cực. Lần vừa rồi mặt trời đổi cực vào năm 2001... Với hiện tượng galactic alignment vào 2012, lần này sự đổi cực của mặt trời có khả năng kéo theo sự thay đổi cực trên trái đất.

5. Trái đất nóng lên, băng tuyết tan nhanh
Bên cạnh những dự kiến về biến động thiên văn sắp xảy ra vào 2012, là sự kiện trước mắt về hiện tượng nóng lên nhanh của trái đất. Khôi băng hai cực đang tan chảy nhanh hơn dự kiến.


Căn cứ vào lịch Pháp dài của người Mayan (Long count calendar), ngày 21 tháng 12 năm 2012 sẽ là ngày nền văn minh nhân loại kỳ này kết thúc. Sau đó, nhân loại sẽ đi vào một nền văn minh mới không có quan hệ với văn minh kỳ này.
Người Mayan không có đề cập đến nguyên do nào mà khiến nền văn minh kỳ này kết thúc. Có một điểm xem như rất rõ rệt là cái ngày kết thúc này không có ngụ ý xảy ra kiếp nạn lớn nào, mà là ám thị một thứ tỉnh giác và biến chuyển ở trong tinh thần và phương diện ý thức của nhân loại (Cosmic Awareness and Spiritual Transition). Từ đó mà đi vàonền văn minh mới.

Bí mật thế kỷ...

Bí mật thế kỷ phần 1


Bí mật thế kỷ phần 2

Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011

Cảm nhận về đất nước trước thềm năm mới 2012

Cảm quan và dự báo cho Việt Nam 2012

Cập nhật: 15:14 GMT - thứ sáu, 30 tháng 12, 2011
Nhân dịp cuối năm, một số trí thức, nhân sỹ, văn nghệ sỹ trong nước cho BBC biết cảm quan khác nhau của họ về năm 2011 đang sắp qua đi và nêu ra dự đoán cùng hy vọng cho tình hình đất nước trong năm mới 2012.
TS Lê Bạch Dương
Đất nước vẫn đang tăng trưởng nhưng có hướng đi của nền kinh tế 'đang vào ngõ cụt', theo ông Lê Bạch Dương.
Tiến sỹ BấmLê Bạch Dương, đồng Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) cho biết đánh giá của mình về năm 2011:
"Tôi nghĩ là năm vừa rồi ở Việt Nam nhiều mối lo hơn là tín hiệu đáng mừng... So với năm trước, gần đây những bức xúc xã hội càng ngày càng gia tăng và niềm tin cũng suy giảm ở trong người dân. Rất nhiều hiện tượng thể hiện sự bức xúc của người dân," nhà nghiên cứu xã hội nói.
"Chẳng hạn trước đây chưa từng thấy những hiện tượng như người dân chống lại người thi hành công vụ đánh lại cảnh sát, lao xe vào cảnh sát. Tất cả những cái đó không phải là những hành động mang tính tự nhiên mà có. Nó cũng có thể là bột phát nhưng về bình diện rộng, nó thể hiện được sự bất bình của người dân, sự bức xúc của họ và họ buộc phải thể hiện nó ra khi bị đẩy đến tình thế, tất nhiên, cũng có những người sai.
"Thế nhưng những cái đó bắt đầu trở nên những hiện tượng lặp đi lặp lại, chưa dám nói là phổ biến. Báo chí đã nói rất nhiều, phê bình, thậm chí đưa ra xử những vụ như là tát cảnh sát hay chống người thi hành công vụ. Thực ra chống người thi hành công vụ ở nước nào, về cơ bản cũng không được chấp nhận.
"Nhưng nó thể hiện sự bức xúc của người dân. Và niềm tin vào bộ máy nhà nước có thể bảo vệ người dân hay thực thi luật pháp cho đúng đã bị suy giảm, nên người ta mới có những hành động như vậy."
Về triển vọng năm mới, đặc biệt liên quan tới người nghèo ở Việt Nam, ông Dương cho biết:
"Về mặt kinh tế vẫn là đang tăng trưởng, cho nên về cơ bản mọi người vẫn đang được hưởng những lợi ích nhất định. Thế nhưng những vẫn đề về công bằng, phân bổ những thành quả về mặt kinh tế từ trước đến nay vẫn không mang tính công bằng.
"Nhiều báo cáo kinh tế ở Việt Nam cho thấy kinh tế đang đi vào những ngõ cụt"
TS Lê Bạch Dương - Viện trưởng ISDS
"Việt Nam hiện nay đứng trước những thách thức rất lớn về mặt kinh tế. Kinh tế có khả năng sụt giảm sâu nữa. Nhiều báo cáo kinh tế ở Việt Nam cho thấy kinh tế đang đi vào những ngõ cụt. Nên tôi e rằng trong năm tới, những vấn đề cải thiện đời sống cho người nghèo, nếu như không thụt lùi thì cũng không có bước tiến nào đáng kể cả."
'Toàn vẹn lãnh thổ'
Từ Hà Nội, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, blogger có sự hiện diện trong các cuộc đợt biểu tình phản đối Trung Quốc trong năm, nhấn mạnh đến thái độ bảo vệ lãnh thổ của người dân:
"Nhìn lại năm 2011, thì điều đáng mừng nhất là người dân. Rất nhiều người dân Việt Nam đã lo lắng đối với vận mệnh của đất nước và băn khoăn, lo lắng, mong muốn được góp phần tìm hiểu, bày tỏ thái độ và phản đối việc nhà cầm quyền Trung Quốc đã liên tục gây hấn trên biển Đông," ông Diện nói:
TS Nguyễn Xuân Diện
Nhiều người dân Việt Nam muốn cùng nhà nước giữ gìn toàn vẹn lãnh thổ, theo ông Nguyễn Xuân Diện
"Người dân Việt Nam rất lo lắng và muốn cùng với chính phủ, nhà nước, bày tỏ sự quyết tâm trong việc gìn giữ toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam. Đấy là điều mà chúng tôi thấy là đáng mừng.
"Còn điều đáng lo, thì lo nhất trong năm 2011 là sự băng hoại của các giá trị văn hóa và đạo đức. Lễ hội được mở tràn lan, các vụ giết người ngày càng nhiều và những sát thủ thì ngày càng trẻ tuổi. Học sinh, sinh viên ở nhiều trường phổ thống và trường đại học có nhiều biểu hiện xấu về mặt đạo đức, làm cho rất đáng lo."
"Những mặt khác về mặt văn hóa xã hội như nạn đạo văn, đạo các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật, các sáng tác vẫn chưa chấm dứt. Các lễ hội mở lan tràn, mù quáng, đã không phát huy được hết những tác dụng để khơi dậy truyền thống yêu nước, truyền thống văn hóa, văn hiến của người Việt Nam; mà lại cổ vũ cho những điều mê lầm như thăng quan, tiến chức, cầu tài, cầu lộc, hoặc chưa được định hướng tốt đẹp."
Về kỳ vọng năm 2012, ông Diện, người giữ cương vị Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin - Tư liệu Viện Nghiên cứu Hán Nôm cho hay:
"Trước thêm năm mới, bao giờ người ta cũng hy vọng những điều tốt đẹp, sáng sủa hơn và chờ đợi những điều tốt đẹp hơn và chúng tôi cũng hy vọng với hội nghị trung ương vừa rồi của đảng, sẽ có chỉnh đốn đảng, nhìn nhận ra những sai lầm, những khuyết điểm và đảng sẽ phát huy nội lực và bộ máy nhà nước ngày càng trong sạch, minh bạch để cùng nhau xây dựng đất nước tốt đẹp hơn, tiến bộ hơn," ông Diện nói.
'Còn phải chờ đợi'
GS Vũ Cao Đàm
Khoa học có tiến bộ, giáo dục vẫn còn nhiều lo lắng trong năm 2011, theo Giáo sư Vũ Cao Đàm từ Đại học Quốc gia
Từ Sài Gòn, Giáo sư Vũ Cao Đàm, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Khoa học, nhìn nhận năm 2011 từ góc độ phát triển khoa học, công nghệ và giáo dục:
"Trong năm qua, những cố gắng của các cơ quan chức năng đang hướng rất mạnh vào việc xây dựng chiến lược phát triển khoa học và cải cách hệ thống giáo dục," Giáo sư Vũ Cao Đàm nhận xét.
"Hiện nay đang thảo luận chiến lược khoa học công nghệ, cuộc thảo luận đang thúc đẩy rất nhiều những tư duy để làm sao đưa ra được một phương án phát triển tốt đẹp, đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội,"
"Còn về giáo dục, trong năm vừa qua, xuất hiện rất nhiều hiện tượng tiêu cực đã nêu ở trên báo chí. Tôi thấy các nhà lãnh đạo đang đặt rất nhiều quyết tâm để cải cách hệ thống giáo dục.
"Năm qua có rất nhiều thảo luận để phát triển kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước nên mối quan tâm đối với khoa học trong chừng mực nào đó chưa đủ mạnh"
Ông Vũ Cao Đàm
"Năm qua, Giáo sư Ngô Bảo Châu đã dành được giải thưởng Fields về toán học và Thủ tướng Chính phủ cũng đã dành nhiều ưu ái với Giáo sư Châu. Và tôi thấy là hiện nay các vị ấy cũng đang triển khai các công việc của Viện Cao Cấp về Toán. Năm qua Việt Nam đã ghi nhận được những sự kiện đáng mừng như thế."
Về dự đoán năm mới, Giáo sư Đàm nói: "Năm tới có khá hơn không thì tôi cho rằng vẫn chưa có đủ thông tin để mà nói được. Bởi vì ở Việt Nam trong năm qua có rất nhiều thảo luận để phát triển kinh tế, đặc biệt là tái cơ cấu các tập đoàn nhà nước, mọi cố gắng lôi cuốn vào trong đó rất nhiều, nên mối quan tâm đối với khoa học trong chừng mực nào đó chưa đủ mạnh, chưa tương xứng với các cố gắng về tái cơ cấu hệ thống kinh tế."
Về điều được gọi là "quan trí" ở trong Quốc Hội Việt Nam hiện nay, so với các khóa Quốc hội gần đây, đặc biệt qua bình diện "các phát biểu" trên nghị trường của các nghị sỹ, ông Vũ Cao Đàm bình luận:
"Chưa muốn so sánh các cuộc họp lần này với các cuộc họp lần trước. Vì mỗi cuộc họp có những bối cảnh khác nhau. Ví dụ những lần trước có những chuyện nóng, gây ra bức xúc, còn hiện nay cũng đang nổi lên một số vấn đề, nhưng mức độ bức xúc chưa chắc đã cao bằng thời điểm nổ ra các cuộc tranh cãi rất mạnh ở trong Quốc hội."
Nói về triển vọng năm mới, đặc biệt về đối thoại bang giao Trung - Việt sau chuyến thăm của Phó Chủ tịch Nước của Trung Quốc, Tập Cận Bình, Giáo sư Đàm, người từng tu nghiệp ở Trung Quốc nhận xét:
"Quan hệ với các nước, cũng có lúc khá lên, có lúc kém đi. Còn hiện nay, tôi nghĩ có thể dùng cái chữ "dịu đi một chút," nhưng còn biến động và bản chất như thế nào, tôi nghĩ chúng ta còn phải có thời gian."
'Đất nước bỏ ngỏ'
Nhà văn Võ Thị Hảo
Nhà văn Võ Thị Hảo băn khoăn về tham nhũng trong năm qua và hướng về những người bị 'tù oan' vào dịp năm mới này.
Từ Hà Nội, nhà văn Võ Thị Hảo cho rằng năm 2011 là một năm "hết sức đáng buồn" đối với người Việt Nam, bà nói:
"Tôi cảm giác như là đất nước bị bỏ ngỏ. Sự tham nhũng lên đến tột đỉnh. Quyền lực nhóm đã cấu kết với những thế lực có quyền lực lớn ở trong bộ máy, hệ thống nhà nước, cho tới các tỉnh thành. Người ta đều thấy là không có ai thực sự muốn ngăn chặn nó. Tôi nghĩ rằng ngăn chặn tham nhũng, không phải là không thể ngăn chặn được," nhà văn bình luận.
"Tất cả quyền lực nằm ở những người lãnh đạo đứng đầu đất nước, nhưng tôi cảm thấy chưa ai thực sự muốn ngăn chặn tham nhũng. Qua sự phá sản của hơn 50.000 doanh nghiệp trong năm 2011, có thể thấy những quyết định điều hành kinh tế hết sức bất thường làm tổn thương cho nền kinh tế rất lớn.
"Về mặt văn hóa, báo chí bị chặn, không cho nói đến những vấn đề cốt tử của người dân. Và cuối cùng báo chí vượt qua khó khăn bằng việc đưa tin những vụ 'cướp, giết, hiếp' rất nhiều.
"Đúng là một năm không có gì vui, nhưng có vui chăng thì chỉ có điều là năm 2011 là năm mà người dân Việt Nam bắt đầu bộc lộ, bày tỏ thái độ của mình. Họ dám xuống đường biểu tình, bày tỏ thái độ ôn hòa, rất lịch sự và nhã nhặn về việc bảo vệ chủ quyền đất nước, trước nguy cơ ngoại xâm.
"Tôi thấy một số người Việt Nam đã bắt đầu biết thể hiện mình. Biết bày tỏ quyền tối thiểu của con người. Nhưng họ lại bị đàn áp. Đó là sự đàn áp từ phía những người lãnh đạo. Tôi thấy dù là ai thì đó vẫn là sự tác trách và không được phép làm như vậy."
"Một năm không có gì vui, nhưng có vui chăng thì chỉ có điều là năm 2011 là năm mà người dân Việt Nam bắt đầu bộc lộ, bày tỏ thái độ của mình qua biểu tình"
Bà Võ Thị Hảo
Về cảm nhận cho năm mới, nhà báo kiêm họa sỹ này chia sẻ: "Năm mới, tôi nghĩ tới những người ở trong tù bị tù một cách oan uổng. Họ bảo vệ đất nước, họ bày tỏ thái độ và Hiến pháp cho phép điều đó. Tôi nghĩ tới những người còn bị ở trong tù một cách oan uổng.
Và nếu muốn nói có một mong muốn gì đó cho năm mới, thì tôi mong rằng năm mới đến và những người đồng bào của tôi, kể cả tôi nữa, phải có một nghị lực, phải nhớ lại, nghĩ lại rằng mình vốn là con người. Chúng ta có còn bình thường không và còn là con người nữa không khi thấy những người cướp bóc của công, cũng như những kẻ cướp ngang nhiên đi lại trên đường và tước đoạt quyền sống, quyền mưu sinh của người khác," nhà văn Võ Thị Hảo đặt câu hỏi.
'Khía cạnh đáng mừng'
Một tiếng nói nữ giới khác, từ Viện Xã hội học, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Thạc sỹ Phạm Quỳnh Hương, cho BBC biết cảm nhận của mình:
"Tôi cảm thấy đáng lo là thực sự điều kiện kinh tế, giáo dục... nói chung hiện trạng của đất nước nói chung rất là thấp, so với khu vực và các nước khác trên thế giới.
"Tôi cảm thấy chưa ổn ở chỗ chính người dân Việt Nam và kể cả những người lãnh đạo nữa chưa nhìn thấy rằng mình 'ở thế thấp', nhiều người vẫn hoang tưởng về địa vị của mình, cứ tưởng mình ở thế cao, trong khi các nước ở chung quanh họ tiến rất nhanh. Cho nên không chú tâm vào sự phát triển," chuyên gia về các vấn đề đô thị và y tế của Viện Xã hội học nói.
"Khi người dân quan tâm đến các khía cạnh xã hội nhiều hơn, chứ không chỉ chú tâm vào làm kinh tế cho thì cũng là một cách tốt hơn để xã hội tiến lên"
Bà Phạm Quỳnh Hương
Tuy nhiên, bà Phạm Quỳnh Hương, người có tham gia các cuộc biểu tình vì Hoàng Sa - Trường Sa mùa Hè 2011 cũng cho rằng năm qua có một khía cạnh đáng mừng:
"Đáng mừng nhất tôi cảm thấy trong năm nay, có thể nói là có một cái gì đó cởi mở hơn trong cuộc sống của người dân, mặc dù hoàn cảnh của đất nước hiện nay cùng với xu thế suy thoái, về mặt kinh tế khó khăn, nhưng bù lại mọi người cũng nghĩ đến nhau nhiều hơn, cưu mang những người khó khăn hơn mình và cũng nghĩ về cái chung nhiều hơn.
"Trong thời gian qua, nhiều người mải miết làm ăn kiếm tiền thật nhiều cho mình, gia đình mình, nhưng bây giờ khi việc kiếm ăn khó khăn hơn, người ta chững lại và người ta bình tĩnh nhìn lại và cho rằng mình có thể thể dừng lại để duy trì một mối quan hệ nào đấy, để cho xã hội được bình ổn hơn.
"Và khi người dân quan tâm đến các khía cạnh xã hội nhiều hơn, chứ không chỉ chú tâm vào làm kinh tế cho chính mình hay gia đình mình, thì cũng là một cách tốt hơn, điều kiện tốt hơn để xã hội tiến lên trong thời gian tới," nhà nghiên cứu nói với BBC.

Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011

Đón Tập cận Bình bằng cờ TQ thừa 1 sao.



THÁI BÌNH
Mấy ngày nay các báo mạng nhà ta thi nhau phân tích, bình loạn, phản đối thậm chí là chửi bới cái vụ thiếu nhi ta vẫy cờ sáu sao khi đón bác Tập. Nào là lỗi nhầm lẩn khi in ấn, rồi thi ương hèn lấy lòng bắc triều,  rồi thì phân tích sao lớn là gì , sao nhỏ là gì , tất cả tựu chung lại là Ngôi sao vàng trên cờ ta bị biến thành cái sao nhỏ dư ra trên cờ Trung Quốc. Và tất nhiên là mọi lỗi lầm đều được quẳng lên đầu các chú, các bác nhà mình ráo trọi.
Theo suy nghĩ của thằng ngu tôi thì khác (Không biết có đúng hay không! Khèkhè), mấy chú mấy bác nhà mình đâu có ngu và rãnh đâu mà  làm mấy cái chuyện sờ sờ, chắc chắn là sẽ bị dư luận trong và ngoài nước công kích , chê bai, dè bĩu đó. Mấy chú , mấy bác lớn lớn thì còn phải lo họp hành triền miên để bàn cách đối phó với ông Tập, đối phó với dư luận, để mọi chuyện diễn ra êm đẹp (được anh được ả , được cả đôi đường). Mấy chú , mấy bác nhỏ nhỏ thì quẳng giò lên cổ lo mấy vụ lễ tân khánh tiết, mua hoa mua quả nè, in băng rôn khẩu hiệu nè, thực đơn nấu nướng nè, rượu bia nước ngọt nè, âm thanh ánh sáng nè … nói chung là trăm thứ hầm bà lằng phải lo (mấy thứ này chắc có huê hồng nè? Khè khè).  Còn cờ Tàu thì chắc là không in đâu, ai mà đi in vài trăm lá cờ nhỏ xíu thế , để cho bạn cung cấp luôn, cụ thể là đến đại sứ quán nhận chở về thôi, cờ của nước bạn do bạn cung cấp thì đố có sai, chắc như bẳm, chở về tời hồi gở ra xài thôi , sướng (cái này đố có huê hồng! khè khè).
Nhưng , chuyện đời ai học được chữ ngờ, bạn mình là thằng chúa chơi tiểu xảo, mà toàn là mấy cái tiểu xảo chẳng ai trên trái đất này dùng cả. Dời cột mốc vài tấc thôi,  giúp làm đường xong sau này đường của tui là đất của tao, cúp điện, nước đại sứ quán, bỏ đói ngoại giao đoàn, mua chân trâu bò, mua đỉa, cho đến trong đàm phán ngoài cắt cáp, trong ôm hun ngoài bắt tàu đòi tiền chuộc… nói chung là nhiều nhiều lắm. Xá chi cái chuyện gắn thêm một sao lên cờ tổ quốc để chơi xỏ mình mà bạn không dám làm. Chỉ trách mấy chú mấy bác nhà mình chỉ lo đại cuộc mà quên đi tiểu tiết. Nếu mà nâng quan điểm lên thì cũng cở cở thiếu trách nhiệm gây hậu qua nghiêm trọng đó nhe . he he he
Tiếc là đã biết rồi, phòng hờ dữ lắm, tính toán trăm bề nhưng rốt cuộc cũng bị thằng bạn khó chơi này xỏ mũi, chơi khăm. Đành ngậm bồ hòn làm ngọt như bao lần trước thôi. Thôi thì các anh lề trái đừng nói nữa, nhức đầu lắm, chuyện Quốc gia đại sự mà các anh biết gì, vì đại cuộc phải biết hy sinh tiểu tiết chứ! Hơ hơ.
Trên đây chỉ là suy nghĩ , đoán mò của thằng tui thôi nhé. Tui có quyền được phát biểu ý kiến mà hơ! Nếu không phải thì mong mấy anh đứng có quăng lựu đạn em, em chỉ có nước ôm lựu đạn chết thôi chứ không dám quăng lại anh nào đâu!!! He he he
Tác giả gửi cho Quê choa

Truyền hình viêt nam cũng đã từng bị lỗi này. Nghe nói Ấn Độ cũng rứa

Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011

4 giờ rưỡi 'nhún nhường' của Putin

Trong buổi giao lưu trực tuyến trên truyền hình hôm qua, Thủ tướng Nga Vladimir Putin đã trả lời các câu hỏi xung quanh những chỉ trích gian lận bầu cử hạ viện. Ông tuyên bố, hệ thống camera sẽ được lắp đặt tại các điểm bầu cử trong cuộc bỏ phiếu bầu tổng thống sắp tới.

Trước sức ép của làn sóng biểu tình đối lập, tại buổi giao lưu, ông Putin đã "mềm mỏng" nêu quan điểm của Kremlin khi ông bắt đầu chiến dịch quay trở lại ghế tổng thống trong cuộc bầu cử tháng 3 năm tới. 
Thủ tướng Nga Putin trả lời trực tuyến. Ảnh Rian
Từ chức nếu không được dân ủng hộ
Trong suốt 4,5 tiếng đồng hồ truyền hình trực tiếp, ông Putin đã từ chối thừa nhận những sai phạm trong bầu cử hạ viện, nhưng ông khẳng định, để ngăn chặn gian lận bỏ phiếu trong tháng 3 tới, ông sẽ yêu cầu lắp đặt camera ở tất cả các điểm bầu cử ở Nga "để toàn bộ đất nước được chứng kiến". Ông cho biết, ông hài lòng với các cuộc biểu tình diễn ra trong thời gian vừa qua. “Tôi đã thấy trên truyền hình nhiều người, hầu hết là những thanh niên trẻ, tích cực bày tỏ rõ ràng quan điểm phản đối của họ. Tôi vui vì điều đó. Nếu đây là kết quả của chính quyền Putin thì thật là tốt. Tôi không thấy có gì tồi tệ trong việc này”, ông Putin cho biết. Đây là phát biểu công khai đầu tiên của Thủ tướng Putin về các cuộc biểu tình chống chính phủ diễn ra ở Nga từ sau ngày 4/12 đến nay.
Thủ tướng Nga cũng cam kết sẽ thỏa mãn yêu cầu của người dân bằng cách khôi phục chế độ dân bầu trực tiếp các chức danh tỉnh trưởng và thượng nghị sĩ. Những năm trước, ông Putin đã chủ trì việc gỡ bỏ hệ thống bỏ phiếu trực tiếp với các quan chức này. 
Ông Putin cũng cam kết sẽ cho phép các đảng đối lập tự do đăng ký, bao gồm đảng Parnas dẫn đầu là cựu thủ tướng Mikhail Kasyanov. "Đầu tiên, chúng ta cần tăng cường hệ thống chính trị, mở rộng nền tảng dân chủ trong đất nước".
Ông cho biết sẵn sàng từ chức nếu không còn được dân ủng hộ. “Tôi có thể nói với các bạn rằng, nếu tôi không còn được ủng hộ, tôi sẽ không ở lại văn phòng dù chỉ một ngày”, ông nói. Nhưng theo Putin, sự ủng hộ của người dân không phải phản ánh qua các cuộc biểu tình nơi này, nơi kia hay trên trang web mà phải thông qua kết quả bầu cử.
Tuy nhiên, trong khi cố mềm mỏng lúc bày tỏ quan điểm và trả lời hàng chục câu hỏi trên truyền hình, Putin đôi khi vẫn có sự thể hiện khá gay gắt. Ông bác bỏ các cáo buộc gian lận bầu cử, gọi đó là công cụ để phe đối lập giành quyền lực. "Phe đối lập luôn tuyên bố các cuộc bầu cử không trung thực, điều này xảy ra ở mọi quốc gia", ông nói.
Ông thậm chí còn so sánh biểu tượng thể hiện sự phản đối của người biểu tình - dải ruy băng trắng - với bao cao su. "Thành thực mà nói, khi tôi xem truyền hình và thấy có thứ gì đó đeo trên ngực một số người, không hay ho gì lắm, và tôi nghĩ đó là kiểu tuyên truyền phòng chống AIDS - rằng thứ họ đang đeo, thứ lỗi cho tôi, là một bao cao su", ông nói. Người biểu tình đã dùng biểu tượng này để thể hiện sự phản đối của họ với cuộc bầu cử hạ viện.
Không đề cập tới yêu cầu của người biểu tình về việc kiểm tra lại phiếu bầu cử, Putin cũng đôi lần chỉ trích Mỹ, đặt ra sự hoài nghi về cái gọi là "thiết lập lại quan hệ" giữa hai nước. "Chúng tôi muốn là đồng minh với Mỹ", ông nói. "Nhưng với tôi, dường như Mỹ không cần đồng minh, mà cần các nước lệ thuộc".
Nới lỏng 'dây cương'
Ngoài những vấn đề quen thuộc mà Putin thường đưa ra trong các cuộc đối thoại trực tiếp với người dân như sự thiếu tin tưởng đối với phương Tây, củng cố nước Nga, lần này, ông đã ra dấu hiệu chứng tỏ đã sẵn sàng nới lỏng “dây cương” trong một số lĩnh vực của đời sống chính trị. “Nếu tất cả các công dân tin tưởng tôi bầu tôi vào vị trí cao nhất của đất nước - chiếc ghế tổng thống, tôi chắc chắn sẽ hợp tác với tất cả mọi người”, Thủ tướng Putin tuyên bố.
Putin cho biết, nếu tái đắc cử chức Tổng thống Nga, ông sẵn sàng cân nhắc khả năng ân xá cho tỉ phú Mikhail Khodorkovsky, cựu Giám đốc công ty dầu mỏ Yukos đang ngồi tù, với điều kiện ông này phải thừa nhận tội lỗi. 
Sau chương trình trả lời trực tuyến, ông Putin đã xác nhận ý định bổ nhiệm Tổng thống đương nhiệm Dmitry Medvedev giữ chức thủ tướng sau cuộc bầu cử tổng thống vào tháng 3.
Hồi tháng 9, Putin đã thông báo kế hoạch chạy đua vào chức tổng thống và bổ nhiệm ông Medvedev vào cương vị thủ tướng, nhưng ông cũng bóng gió rằng, kế hoạch có thể thay đổi nếu đảng nước Nga Thống nhất không đạt được kết quả tốt trong cuộc bầu cử Duma.
Thái An (tổng hợp)

Sao non nớt vậy?


Thứ sáu, ngày 16 tháng mười hai năm 2011

DƯƠNG DANH DY: VTV KHÔNG BẰNG MỘT NỬA CÁC CỤ NGÀY XƯA!


VTV1 không bằng một nửa các cụ ngày xưa! 
Dương Danh Dy

Tôi theo dõi khá tập trung “cầu truyền hình giao lưu Việt Trung: Láng giềng gần” được VTV1 - một kênh chính của Vô tuyến truyền hình trung ương Việt Nam phối hợp với đài vô tuyến truyền hình tỉnh Quảng Tây Trung Quốc phát sóng vào tối ngày 14 tháng 12 vừa qua, vì  trước ngày khai mạc mấy hôm, VTV1 với phương tiện có sẵn trong tay đã quảng cáo khá sôi nổi.

Sau khi xem  buổi truyền hình, đọc những dòng chữ Hà Nội - Việt NamNam Ninh - Quảng Tây và nghe người dẫn chương trình thay nhau nói đến mấy từ ngữ trên rồi đọc tin đưa trên vài tờ báo hàng ngày có trong tay ngày 15/12/2011(xin nói thật là không có tờ Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân, vì từ khi nghỉ hưu tôi không còn tiêu chuẩn đọc “chùa” nữa), tôi bỗng tự nhiên bật ra câu hỏi: hình như trong vấn đề này “VTV1 không bằng một nửa các cụ ngày xưa”. Một ông bạn già - ngưòi rất “mê xem” vô tuyến truyền hình Việt Nam thấy tôi nói vậy đã yêu cầu tôi giải thích nguyên nhân, nếu không sẽ  “tố cáo” là “tung tin bôi xấu” cơ quan truyền thông.

Tôi đã trình bày với ông bạn suy nghĩ của mình như sau:

Trong mấy ngàn năm chung sống với các vưong triều phong kiến Trung Quốc dù khi đã là một nước độc lập thực sự và nhiều lần đánh cho quân đội thiên triều thua chạy tan tác nhưng chúng ta vẫn bị coi là “Nam man” và các hoàng đế Bắc phương thưòng không thèm trực tiếp giao thiệp mà uỷ nhiệm cho viên Tổng Đốc Lưõng Quảng (tỉnh Quảng Đông và tỉnh Quảng Tây) thay mặt mình làm một số công việc liên quan đến bang giao với nước ta. Ở thế yếu hơn và không có bạn bè quốc tế nên các cụ ngày xưa đành phải chấp nhận hành vi ngạo mạn đó, nhưng không bao giờ từ bỏ nguyên tắc chung sống “trong đế ngoài vương” của mình.

Sau khi hai nước xã hội chủ nghĩa Việt - Trung ra đời có lẽ nhận thấy cách cư xử “trịch thượng” đó không phù hợp với tình thế mới nên nói chung trong quan hệ bang giao những ngưòi lãnh đạo Trung Quốc lúc đó đã nghiêm túc thực hiện nguyên tắc quan hệ đối đẳng: trung ương với trung ương, tỉnh với tỉnh, bộ với bộ v.v.

Tuy vậy từ sau khi hai nước bình thường hoá quan hệ năm 1991, người ta đã và đang từng  bước xa rời nguyên tắc này và không hiểu vì sao phía chúng ta đã có một số người, một số đơn vị mặc nhiên hay cam chịu “chấp nhận”. Tính đến nay một tỉnh Quảng Tây đã có quan hệ gần như “kết nghĩa” với bốn, năm tỉnh của Việt Nam! Thậm chí một địa khu (đơn vị hành chính của Trung Quốc trên cấp huyện nhưng dưới cấp tỉnh) của tỉnh này cũng đã mấy lần “bằng vai phải lứa” với  cấp tỉnh, cấp bộ của ta (trong làm ăn kinh tế nhiều khi có thể không cần bằng nhau về “thân phận”, nhưng thử hỏi họ đã đầu tư vào ta được bao nhiêu đâu, hơn nữa còn đang lợi dụng tình trạng chung biên giới để thẩm lậu hàng nhái, hàng giả… thậm chí cả tiền giả vào trong nước), cay đắng hơn nữa là một số khu rừng, vùng đất tại vài tỉnh biên giới chỉ còn thuộc ta về danh nghĩa.

Tóm lại tỉnh Quảng Tây đang đóng vai trò “nổi bật” trong quan hệ nhiều mặt với Việt Nam, gần như Lưỡng Quảng ngày xưa. Tôi nói “VTV1 không bằng một nửa các cụ” là vì trong Lưõng Quảng, Quảng Đông là tỉnh giầu mạnh hơn Quảng Tây nhiều lần, mà chưa “động đậy” bao nhiêu trong quan hệ với ta, là còn có phần “chiếu cố” đến hoàn cảnh có chỗ chắc là khó nói của VTV1 đấy! Bởi vì nhìn chung, Quảng Tây đâu có đựoc coi là một nửa của Lưõng Quảng !

Nghe xong, ông bạn già của tôi chỉ biết cười xoà!

D.D.D
Ngày 15/12/2011 

*Bài viết do NNC Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu 
gửi trực tiếp cho NXD-Blog. Xin chân thành cảm ơn tác giả!