Thứ Hai, 31 tháng 12, 2012

Việt Nam trong cuộc chơi quyền lực Mỹ - Trung


Nguồn:http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/103141/viet-nam-trong-cuoc-choi-quyen-luc-my---trung.html.

Liệu Việt Nam có thể vun đắp mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ mà không giẫm lên chân Trung Quốc?
Đầu năm 1833, một phái đoàn Mỹ do Edmund Roberts dẫn đầu đã tới Việt Nam trên chiếc chiến hạm nhẹ USS Peacock neo đậu tại vịnh Vũng Lắm, ngoài khơi tỉnh Phú Yên ngày nay. Với tư cách là một "phái viên đặc biệt" của Tổng thống Andrew Jackson, Roberts đã đề xuất ký kết một hiệp định thương mại với nhà Nguyễn nhưng sứ mệnh không hoàn thành do những hiểu lầm từ rào cản ngôn ngữ và chính sách bế quan tỏa cảng lúc bấy giờ của Việt Nam gây ra.
Hai nước đã phải mất 166 năm sau mới có thể đi đến một hiệp định thương mại song phương. Nhiệm vụ dang dở của Roberts là một trong nhiều cơ hội bị bỏ lỡ, mà ngay từ ngày đầu hai bên bắt đầu có những sự tiếp xúc, đã ngăn cản Việt Nam và Mỹ tạo dựng một mối quan hệ vững chắc hơn.
Thế kỷ 20, việc các tương tác kinh tế nghèo nàn cùng những điều kiện bất lợi trong thời kỳ Chiến tranh lạnh đã càng đẩy hai nước rời xa nhau. Việt Nam đã không may mắn khi ở giữa một cuộc đối đầu chiến lược cam go giữa hai khối Đông - Tây khi Chiến tranh lạnh diễn ra mạnh mẽ hơn vào những năm 1950. Khi các chiến sĩ Cộng sản Việt Nam đánh bại quân Pháp và tiến tới thống nhất cả nước vào năm 1954, họ đã vấp phải một chính sách kiềm chế chống cộng sản của phương Tây mà Mỹ là người đứng đầu. Trong khi đó, khối Cộng sản tiếp nhận Việt Nam như một "tiền đồn chống chủ nghĩa đế quốc" ở Đông Nam Á. Cuối cùng, Việt Nam và Mỹ đã rơi vào một cuộc chiến khốc liệt để lại những dấu ấn không thể xóa nhòa trong lịch sử hai nước.
Kết thúc chiến tranh, hai nước phải mất thêm hai thập niên nữa để hàn gắn và bình thường hóa quan hệ, điều mà chỉ đạt được vào năm 1995. Kể từ khi đó, mối quan hệ đã phát triển với tốc độ khiến nhiều nhà quan sát bất ngờ. Mỹ hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn nhất và nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 10 của Việt Nam. Quan hệ chính trị cũng vươn tới tầm cao mà cải hai bên đều mong muốn nâng lên tầm quan hệ đối tác chiến lược. Trong khi đó, quan hệ quân sự dù còn khiêm tốn nhưng cũng đang được thắt chặt. Chuyến thăm lịch sử của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta tới vịnh Cam Ranh hôm 3/6/2012 chứng minh cho mối quan hệ đang ngày một nồng ấm giữa hai nước.
Tuy nhiên, nếu nhìn vào bối cảnh lịch sử, với bất cứ ai quan tâm đến mối quan hệ Việt - Mỹ cũng nên xem xét hai câu hỏi quan trọng. Trước hết, do vịnh Cam Ranh cách không xa vịnh Vũng Lắm, chuyến thăm của Panetta gợi lại sứ mệnh của Roberts năm 1833. Liệu Việt Nam sẽ chớp lấy cơ  hội từ sự tái quan tâm của Mỹ đến mình để đảm bảo một mối quan hệ vững chắc hơn với siêu cường số một thế giới, hay sẽ lại để nó trôi qua, như những gì triều đình Huế đã làm vào năm 1833?
Thứ hai, trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược đang gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, một mối quan hệ Việt-Mỹ mạnh mẽ hơn sẽ khó tránh khỏi gây tổn hại đến quan hệ của Việt Nam với Trung Quốc. Vậy Việt Nam sẽ rơi vào cuộc Chiến tranh lạnh 2.0 và lại trở thành nạn nhân của một cuộc chơi quyền lực mới?
Không giống như thời nhà Nguyễn, Việt Nam ngày nay đã là một quốc gia mở cửa hơn nhiều. Cải cách kinh tế từ những năm 1980 đưa đất nước hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Về mặt này, Việt Nam coi Mỹ là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu. Đầu tư từ các tập đoàn công nghệ cao của Mỹ như Intel đã mở đường cho các nhà đầu tư nước ngoài muốn giúp Việt Nam vươn lên tầm cao mới trong chuỗi giá trị và tạo dựng một nền kinh tế sáng tạo, hiệu quả. Do vậy, Việt Nam muốn thúc đẩy quan hệ kinh tế với Mỹ. Quyết định tham gia đàm phán về Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương là một minh chứng cho điều đó.
Tuy nhiên, việc Việt Nam tích cực cải thiện quan hệ với Mỹ là một chuyện, nhưng mối quan hệ đó sẽ tiến triển bao xa vẫn là điều chưa ai rõ. Trước hết, những khác biệt trong hệ thống chính trị giữa hai nước luôn khiến Việt Nam phải thận trọng. Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) vẫn coi chiến lược "diễn biến hòa bình" là mối đe dọa lớn đối với sự an nguy của chế độ. Một bộ phận trong giới lãnh đạo ĐCSVN tin rằng chiến lược đó đang được các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, sử dụng để từng bước cản trở và làm thay đổi Đảng. Những lo ngại đó càng sâu sắc hơn bởi những chỉ trích thường xuyên của họ về vấn đề nhân quyền tại Việt Nam. Nhiều chính trị gia Mỹ thậm chí còn nêu cải thiện tình hình nhân quyền là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương.
Trong khi đó, Việt Nam cũng thận trọng để không để những diễn triển trong quan hệ Việt - Mỹ ảnh hưởng đến sự gắn kết với Trung Quốc. Chênh lệch sức mạnh, vị trí địa lý gần gũi, và sự phụ thuộc kinh tế lẫn nhau ngày càng tăng giữa Việt Nam và Trung Quốc, cũng như sự tương đồng ý thức hệ giữa hai Đảng Cộng sản đều có xu hướng khiến cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam phải cân nhắc kỹ lưỡng trước khi có bất kỳ động thái nào có thể gây khó khăn cho mối quan hệ của Việt Nam với người láng giềng phương bắc.
Ngoài ra, một mối quan hệ xấu đi với Trung Quốc cũng không tránh khỏi gây bất ổn cho môi trường bên ngoài và phát triển kinh tế trong nước của Việt Nam. Do tăng trưởng kinh tế trở thành nguồn lực quan trọng nhất đảm bảo ổn định đất nước, Việt Nam không muốn đi ngược lại con đường đã đi. Điều này chỉ ra một điểm: mặc dù muốn thúc đẩy trao đổi kinh tế với Mỹ, nhưng Việt Nam vẫn do dự tăng cường quan hệ chính trị và quân sự với đất nước từng là kẻ thù này.
Tuy nhiên, diễn biến thực tế trong mối quan hệ song phương trong vài năm qua cho thấy một hướng đi trái ngược; mối quan tâm củng cố quan hệ chính trị và quân sự với Mỹ của Việt Nam dường như càng sâu sắc hơn ngay cả khi những nỗ lực như vậy có thể khiến Trung Quốc không hài lòng và gây mất tự tin cho một bộ phận lãnh đạo Đảng.
Mặc dù các nhà ngoại giao Việt Nam nói mối quan hệ Việt - Mỹ tốt đẹp hơn được đặt trong khuôn khổ chính sách đối ngoại chung của Việt Nam là đa dạng hóa và đa phương hóa, hầu hết các nhà quan sát bên ngoài đều cho rằng động cơ chính đằng sau quyết định nuôi dưỡng mối quan hệ thân thiết hơn đó chủ yếu liên quan đến những căng thẳng đang gia tăng trên Biển Đông, nơi Trung Quốc trở nên ngày càng ngông cuồng trong cách thực thi các tuyên bố chủ quyền lãnh thổ vô căn cứ của mình.
Với những tuyên bố chủ quyền chồng lấn trên quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các ranh giới biển, Việt Nam và Trung Quốc là hai bên đối lập chính trong tranh chấp Biển Đông. Việt Nam nhìn chung coi cuộc xâm lược chiếm quần đảo Hoàng Sa của Trung Quốc năm 1974, cuộc đụng độ hải quân với Trung Quốc tại quần đảo Trường Sa năm 1988, và tuyên bố chủ quyền biển dựa trên đường 9 đoạn là bằng chứng cho thấy chủ nghĩa bành trướng Trung Quốc, thứ mà trong quá khứ Việt Nam đã từng là nạn nhân.
Việc Trung Quốc ngày càng hung hăng trong thời gian gần đây - như thể hiện trong vụ việc của tàu Bình Minh 2 hồi tháng 5/2011 (khi tàu Trung Quốc tấn công tàu khảo sát địa chất của Việt Nam), và việc thành lập cái gọi là thành phố Tam Sa vừa qua (một thành phố cấp tỉnh trực thuộc tỉnh Hải Nam để quản lý các đảo và bãi đá trên Biển Đông), và việc Trung Quốc mời thầu các nhà thầu quốc tế 9 lô thăm dò dầu khí ngay trong vùng đặc quyền của Việt Nam hồi tháng 6 - càng báo động Việt Nam về ý đồ của Trung Quốc ở Biển Đông.
.... Trước sự hiện đại hóa quân sự nhanh chóng ở quy mô lớn hơn nhiều của Trung Quốc, khoảng cách quân sự giữa hai nước vẫn tiếp tục nới rộng. Vì thế, ngay cả khi Việt Nam không ngừng nhấn mạnh chính sách quốc phòng tự lực, Việt Nam cũng vẫn cần làm sâu sắc mối quan hệ chiến lược với các cường quốc để bổ trợ cho những sự yếu thế đáng kể trong quan hệ với Trung Quốc.
Trong kịch bản đó, Mỹ trở thành đối tác được ưu tiên hơn của Việt Nam. Trước hết, Mỹ là cường quốc duy nhất có khả năng thách thức và kiềm chế hiệu quả tham vọng quân sự của Trung Quốc. Thứ hai, trong khi mối đe dọa "diễn biến hòa bình" được cho là âm mưu của các nước phương Tây, chưa mang đến những nguy cơ thực sự đối với sự cầm quyền của Đảng, mối đe dọa mang tên Trung Quốc đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam đang hiện hữu hơn nhiều. Và thứ ba, trong khi thực tế mối quan hệ gần gũi hơn với Mỹ có thể khiến Trung Quốc khó chịu và mang lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế Việt Nam, cơ sở chính cho sự cầm quyền của Đảng - chủ nghĩa dân tộc và tinh thần chống ngoại xâm - cũng có nghĩa là nếu nhượng bộ trước áp lực của Trung Quốc và để cho sự toàn vẹn lãnh thổ gặp nguy thì nó sẽ thậm chí còn gây thiệt hại hơn nhiều cho uy tín và tính chính danh của Đảng.
Quyết định chuyển hướng trọng tâm chiến lược về châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ vừa qua... cũng sẽ làm diễn biến cuộc tranh chấp thay đổi theo hướng có lợi cho Việt Nam, ít nhất là trong ngắn hạn.
Xét về chiến lược, tranh chấp Biển Đông đang được cấu thành bởi ba lớp mâu thuẫn gắn bó chặt chẽ với nhau. Lớp trong nhất là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc với từng bên tuyên bố chủ quyền Biển Đông trong ASEAN, bao gồm Việt Nam. Lớp ở giữa là cuộc cạnh tranh giữa ASEAN với Trung Quốc. Lớp ngoài cùng là cuộc cạnh tranh chiến lược mới nổi lên rõ rệt trong thời gian gần đây giữa Trung Quốc và Mỹ, trong đó Biển Đông là một trong những sân khấu diễn ra. Mặc dù Mỹ không phải là một bên trong tranh chấp, nhưng tham vọng khó chấp nhận và sự gia tăng quyết liệt của Trung Quốc trên Biển Đông tạo cho Mỹ cái cớ để can dự vào. Điều mà Mỹ muốn đảm bảo thông qua tham gia vào cuộc tranh chấp không phải chỉ là hòa bình hay tự do hàng hải trên Biển Đông, mà có vẻ như tranh chấp còn đang được siêu cường này sử dụng như một công cụ tiện lợi để kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc ở tầm khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Động thái của Mỹ rõ ràng phù hợp với lợi ích của Việt Nam, tức là đưa tranh chấp với Trung Quốc ra lớp ngoài cùng để hóa giải sức mạnh vượt trội hơn của Trung Quốc. Sự tham gia của Mỹ dù là gián tiếp cũng có thể buộc Trung Quốc phải hành động thận trọng hơn và ít sẵn sàng sử dụng vũ lực hơn. Ngoài ra, toan tính chiến lược của Mỹ đối với Trung Quốc cũng sẽ làm giảm áp lực trong vấn đề nhân quyền đối với Việt Nam và tạo cơ hội thúc đẩy quan hệ song phương bước lên tầm cao mới.
Việt Nam và Mỹ vừa có những bước đi thúc đẩy xa hơn mối quan hệ song phương, đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và quân sự. Hai nước từng là kẻ thù đang tổ chức các cuộc đối thoại an ninh, quốc phòng và nhân quyền hằng năm. Trong chuyến thăm lịch sử tới vịnh Cam Ranh, Bộ trưởng Benetta được cho là đã bày tỏ rằng Mỹ sẵn sàng giúp nâng cấp cảng và kêu gọi Việt Nam cho phép tàu hải quân Mỹ, bao gồm cả tàu chiến, có quyền tiếp cận lớn hơn tới cơ sở này. Và nếu xu hướng hợp tác đó còn tiếp tục, Mỹ có thể sẽ xem xét việc dỡ bỏ lệnh cấm vận mua bán vũ khí cho Việt Nam trong tương lai gần. Bên cạnh đó, hai nước cũng có nhiều động thái xây dựng lòng tin và hiểu biết lẫn nhau hơn nữa. Đơn cử, từ tháng 8/2012, một dự án do Mỹ tài trợ đã bắt đầu được triển khai để khử các chất hóa học độc hại từ chất độcmàu da cam tại một địa điểm gần sân bay Đà Nẵng. Dự án được đại sứ Mỹ David Shear miêu tả là động thái cụ thể của hai nước nhằm chôn lấp di sản của quá khứ.
Tuy nhiên, mặc dù mang lại những lợi ích chiến lược quan trọng, việc nối lại tình hữu nghị Việt-Mỹ trong bối cảnh cuộc đối đầu địa chính trị ngày càng sâu sắc giữa Mỹ với Trung Quốc cũng mang đến cho Việt Nam những rủi ro, mà nghiêm trọng nhất là có thể kéo Việt Nam vào một cuộc chơi quyền lực mới. Khi Trung Quốc đang từng bước hướng đến trở thành một siêu cường, một cuộc chiến tranh lạnh 2.0 có thể sẽ xuất hiện trong tương lai không xa. Lý thuyết thông thường, đặc biệt từ quan điểm chủ nghĩa hiện thực, sẽ dự đoán rằng nếu sự trỗi dậy của Trung Quốc đe dọa nghiêm trọng đến lợi ích toàn cầu của Mỹ, Mỹ sẽ phản ứng lại bằng cách kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, sự chuyển hướng trọng tâm quân sự từ châu Âu về châu Á, theo như tuyên bố của Panetta tại Singapore hồi tháng 6 năm nay, có thể được coi là dấu hiệu ban đầu của chính sách kiềm chế. Tương tự, ở cấp độ khu vực, sự can dự nhiều hơn của Mỹ vào tranh chấp Biển Đông từ năm 2010 cho thấy Mỹ đang tìm cách ngăn cản Trung Quốc hiện thực hóa tham vọng biển của mình. Tóm lại, Mỹ đang sử dụng "mối đe dọa Trung Quốc" ở Biển Đông để tập hợp lực lượng và sự ủng hộ nhằm đối phó với Trung Quốc. Việc Mỹ nối lại quan tâm đối với Việt Nam, một quốc gia có vị trí địa lý quan trọng và là kẻ thù của Trung Quốc trong lịch sử, do đó được định hình trong bối cảnh này.
Nếu cạnh tranh chiến lược Trung - Mỹ tiếp tục diễn triển quyết liệt hơn, Việt Nam, với tư cách là một nước láng giềng của Trung Quốc và một bên trong tranh chấp Biển Đông, sẽ ở vào thế rất khó trong việc duy trì cân bằng giữa hai cường quốc và tránh những điều không mong muốn. Khi Mỹ tái cân bằng lực lượng về phía châu Á - Thái Bình Dương và làm sâu sắc thêm mối quan hệ với các nước trong khu vực, Trung Quốc sẽ không thể đứng yên. Theo đó, Trung Quốc sẽ cố gắng gây áp lực lên Việt Nam, nhắc nhở Việt Nam về tâm quan trọng của mối quan hệ hữu hảo với Trung Quốc. Đơn cử, trong mấy tháng trở lại đây, đã có những báo cáo về việc Trung Quốc ngừng hoặc trì hoãn nhập khẩu một số hàng hóa của Việt Nam vì những nguyên do còn chưa xác định rõ. Như đã nói ở trên, Trung Quốc vừa thành lập một đơn vị quân sự đồn trú tại cái gọi là thành phố Tam Sa mới thành lập để phụ trách theo dõi khu vực tranh chấp ở Biển Đông. Động thái này rõ ràng nhằm vào Việt Nam và Philippine. Chưa hết, Trung Quốc cũng ngấm ngầm thực hiện chiến dịch ngoại giao gây ảnh hưởng lên Campuchia, láng giềng hữu nghị từ nhiều năm của Việt Nam. Việc Campuchia, được cho là dưới áp lực của Bắc Kinh, phản đối đưa vấn đề Biển Đông vào thông cáo chung kết thúc Hội nghị Bộ trưởng ASEAN tại Phnom Penh năm nay có thể được coi là động thái của Trung Quốc nhằm chia rẽ Việt Nam và Campuchia. Một mối quan hệ tốt với Campuchia cũng có ý nghĩa thiết yếu đối với an ninh của Việt Nam, nên dường như Trung Quốc đã biết phải làm đau Việt Nam như thế nào nếu không dành cho Bắc Kinh sự quan tâm thích đáng.
Tuy nhiên, khả năng Việt Nam bị lôi kéo vào một cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc không nên bị phóng đại. Khả năng ấy vẫn phụ thuộc một số diễn biến khác. Quan trọng nhất là cuộc cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ trở nên khốc liệt đến mức nào. Không giống như thời kỳ Chiến tranh lạnh, sự phụ thuộc lẫn nhau mạnh mẽ và phức tạp về kinh tế đang có xu hướng hạn chế các cường quốc theo đuổi kiểu đối đầu thời Chiến tranh lạnh. Diễn biến tương lại trong chính sách đối ngoại của Mỹ, Trung Quốc, và Việt Nam cũng có vai trò nhất định. Đơn cử, nếu có được sự nhượng bộ từ Trung Quốc, và bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông được thông qua, Việt Nam sẽ thấy ít sẵn sàng làm sâu sắc quan hệ với Mỹ hơn nếu nó đồng nghĩa với việc gây tổn hại cho quan hệ với Trung Quốc.
Việt Nam ngày nay không giống như đất nước của Triều đại nhà Nguyễn gần hai thế kỷ trước, không muốn bỏ qua cơ hội củng cố quan hệ với Washington. Tuy nhiên, khi mà cuộc cạnh tranh chiến lược Trung-Mỹ tăng nhiệt, nhân tố Trung Quốc cũng nổi lên là vấn đề thách thức nhất đối với các nhà chiến lược và hoạch định chính sách đối ngoại của Việt Nam. Việt Nam bị giằng xé giữa hai lựa chọn: duy trì mối quan hệ tốt với Trung Quốc và thúc đẩy quan hệ vững chắc hơn với Mỹ. Là một nước nhỏ và láng giềng của Trung Quốc, Việt Nam không muốn phải lựa chọn giữa Mỹ và Trung Quốc. Hậu quả của mỗi lựa chọn như thế ai cũng rõ, nên hiển nhiên, nếu phải quyết định thì đó sẽ là một lựa chọn đầy khó khăn cho Việt Nam.
Lê Hồng Hiệp (American Review Magazine). Trâm Anh dịch

Thứ Bảy, 29 tháng 12, 2012

Theo dòng dư luận.


Vụ cưỡng chế đầm tôm ở Hải Phòng:

Cần thay đổi tội danh truy tố đối với gia đình ông Vươn?

(Dân trí) - Trước kết luận điều tra của Công an TP Hải Phòng truy tố gia đình ông Đoàn Văn Vươn tội danh "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ", luật sư Vi Văn Diện (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho rằng kết luận này không thỏa đáng, cần thay đổi tội danh.
 >>  Anh em ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị truy tố tội “Giết người”

Theo bản kết luận điều tra của CQĐT Công an TP Hải Phòng chuyển sang VKSND cùng cấp, các bị can Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) và Đoàn Văn Vệ (SN 1974) đều đồng phạm tội "Giết người"; 2 bị can Phạm Thị Báu ( tức Hiền, SN 1982) - vợ ông Đoàn Văn Quý và Nguyễn Thị Thương (SN 1970) - vợ ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị truy tố tội danh "Chống người thi hành công vụ".
Trao đổi với PV Dân trí, luật sư Vi Văn Diện - Giám đốc Công ty luật Thiên Minh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) - cho rằng bản kết luận của Công an TP Hải Phòng có nhiều vấn đề không thỏa đáng, cần được xem xét lại cụ thể trước khi VKSND cùng cấp truy tố.
Luật sư Vi Văn Diện cho rằng c
Luật sư Vi Văn Diện cho rằng cần thay đổi tội danh truy tố đối với gia đình ông Vươn.
Theo ông Diện, liên quan đến hành vi chống trả của gia đình ông Đoàn Văn Vươn trong vụ cưỡng chế sáng ngày 05/1/2012 tại khu đầm nuôi trồng thủy sản, CQĐT cần xem xét động cơ và mục đích của ông Vươn, ông Quý và những người liên quan trong gia đình họ.
Vấn đề ở đây là ông Vươn và gia đình chỉ có mục đích ngăn chặn hành vi sai trái của UBND huyện Tiên Lãng là tổ chức lực lượng xâm phạm, cưỡng chế trái pháp luật đối với quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cụ thể, gia đình ông Vươn đã bị dồn vào đường cùng khi ông đã trải qua các vòng tố tụng vẫn bị chính quyền quyết tâm sử dụng lực lượng đến cưỡng chế trái luật, hủy hoại tài sản.
“Hành vi của ông Vươn, ông Quý và những người liên quan chỉ nhằm mục đích chống trả hành vi vi phạm pháp luật trước đó của UBND huyện Tiên Lãng, vì hành vi này rõ ràng không đúng pháp luật, không được pháp luật cho phép, xâm phạm trực tiếp và đe dọa xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình ông Vươn. Đã là hành vi trái luật thì không thể xem xét đó là “thi hành công vụ”. Pháp luật không cho phép người có thẩm quyền “thi hành công vụ trái luật”” - ông Diện phân tích.
Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bị CQĐT Công an TP Hải Phòng đề nghị truy tố tội danh Giết người.
Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý bị CQĐT Công an TP Hải Phòng đề nghị truy tố tội danh "Giết người".
Đối với tội danh “Giết người” được CQĐT Công an TP Hải Phòng đề nghị truy tố anh em ông Vươn, cơ quan chức năng phải xem xét quá trình ông Vươn, ông Quý đã đi hết các cơ quan có thẩm quyền giải quyết quyền lợi của mình mà vẫn không có kết quả thỏa đáng. Trong khi đó, UBND huyện Tiên Lãng đã giao quyết định cưỡng chế, đoàn cưỡng chế của UBND có công an, có quân đội, có súng, vũ khí quân dụng và họ là những người được đào tạo sử dụng súng...
“Như vậy, tôi cho rằng ông Vươn, ông Quý cùng gia đình và những người liên quan bị đề nghị truy tố về tội danh “Giết người” và tội danh “Chống người thi hành công vụ” là không thỏa đáng. Nên chăng xem xét họ dưới góc nhìn khoa học pháp lý đối với người có hành vi, hành động “phòng vệ chính đáng” được quy định tại Điều 15 Bộ luật hình sự.
Theo luật sư Diện, người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong trường hợp gia đình ông Vươn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Cố ý gây thương tích" hoặc "gây tổn hại nặng cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" theo Điều 106 BLHS, hoặc tội "Giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng" theo Điều 96 BLHS. Nếu mức độ thiệt hại do hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng gây ra lớn đến mức cấu thành tội phạm (nhưng không phải hai tội danh đã nêu) thì được coi là phạm tội có tình tiết giảm nhẹ (điểm c, khoản 1, Điều 46 BLHS).
Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng sai cả luật và trái đạo lý.
Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng sai cả luật và trái đạo lý.
Trong vụ án này, gia đình ông Vươn đang bị hành vi vi phạm của UBND huyện Tiên Lãng xâm phạm, hành vi này đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trực tiếp. Ngoài ra, căn cứ vào cường độ của sự tấn công, vũ khí, phương tiện của UBND huyện Tiên Lãng là người thực hiện hành vi xâm hại, hoàn cảnh cũng như địa điểm xảy ra sự việc…, người bị xâm hại có thể sử dụng quyền phòng vệ để chống lại sự xâm hại của người đó” - luật sư Vi Văn Diện nhận định.
Thủ tướng Chính phủ: Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng sai cả luật và trái đạo lý
Sau cuộc họp chiều 10/2/2012 liên quan đến việc UBND huyện Tiên Lãng cưỡng chế khu đầm tôm của gia đình ông Vươn, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định: Vụ cưỡng chế tại Tiên Lãng sai cả luật và trái đạo lý.
Về vấn đề giao đất, UBND huyện Tiên Lãng có 2 quyết định: Quyết định số 447 giao 21 ha cho ông Vươn, thời hạn 14 năm. Tại thời điểm đó, theo quy định của luật Đất đai 1987 là phù hợp. Nhưng quyết định số 220 năm 1997 giao bổ sung 19,4 ha đất, về thẩm quyền đúng và phù hợp thẩm quyền sử dụng đất, vì ông Vươn đã lấn chiếm thêm và sử dụng nhưng không đúng về cách thức giao, thời hạn sử dụng đất. Đây là quyết định không đúng pháp luật.
Về việc thu hồi đất, 2 quyết định thu hồi của ông Vươn đều với lý do hết thời hạn thu hồi đất, sau thu hồi giao 1 phòng của huyện và UBND xã Vinh Quang quản lý trong khi trên thực tế ông Vươn vẫn đang sử dụng diện tích đó, dù 1 phần cho người khác thuê là không hoàn toàn đúng quy định pháp luật, nhưng thực tế vẫn là dùng nuôi trồng thủy sản. Ông Vươn vẫn có nhu cầu và không có quyết định nào của cơ quan có thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng khu đất đó. Vậy nên 2 quyết định thu hồi đều sai luật.  
Ngoài ra, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhận định, thời điểm cưỡng chế, dù pháp luật không cấm nhưng về đạo lý không phù hợp khi đã sát Tết Nguyên đán.
Thủ tướng cũng chỉ đạo cơ quan bảo vệ pháp luật khẩn trương đưa vụ án ra xét xử công khai, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật, đồng thời kiến nghị các cơ quan tiến hành tố tụng xem xét tình tiết giảm nhẹ đối với các bị cáo do các quyết định không đúng pháp luật của UBND huyện Tiên Lãng.
Anh Thế - Quốc Đô
Cần thay đổi tội danh truy tố đối với gia đình ông Vươn? Cần thay đổi tội danh truy tố đối với gia đình ông Vươn?10 6 316

Thứ Sáu, 28 tháng 12, 2012

Núp bóng ai mà ÔNG THANH MẠNH MỒM ?

   Ba Sàm: 
             Hôm nay có lẽ đúng là một “Ngày tận thế”, nhưng với riêng Đại tá Trần Đăng Thanh, người đã phá vỡ kỷ lục trên blog Ba Sàm này với 600 phản hồi cho bài diễn thuyết, chưa đầy 2 ngày lên mạng (một số “kỷ lục” trước đây chỉ vào khoảng 400 thôi). Không chỉ phá kỷ lục về số lượng ý kiến, mà Trần Đăng Thanh còn đạt kỷ lục về “chất lượng”, tức toàn bộ 600 phản hồi đó là những lời phản đối, chỉ trích với thái độ căm giận, khinh bỉ, … chưa từng thấy. Những lời nhục mạ, so sánh với loài  súc vật, những thứ người không đáng là người v.v… thậm chí cả những lời rủa tục không còn kìm nén nổi, buộc chúng tôi bất đắc dĩ phải cắt bỏ.
                 Cũng đã có nhiều bài viết phân tích, phê phán trong hai ngày qua, nên ở đây chúng tôi chỉ xin nêu ra một dấu hỏi. Đó là: liệu có phải Trần Đăng Thanh đang nhận một nhiệm vụ của “các thế lực thù địch” phương Bắc, trong vai trò một tên gián điệp, Việt gian bán nước, tận dụng vị trí của mình, lợi dụng kẽ hở trong khâu quản lý các hoạt động “tuyên huấn” để phục vụ mưu đồ của giới cầm quyền bành trướng Bắc Kinh?
                 Phải đặt dấu hỏi nghiêm trọng đó, bởi thật đáng ngạc nhiên là bài “thuyết giảng” của Trần Đăng Thanh không đơn giản là những thông tin lượm lặt, những quan điểm cá nhân, mà có những mệnh lệnh được đưa ra cho các vị lãnh đạo trong ngành giáo dục, có lẽ đến một ông bộ trưởng cũng chưa chắc dám làm. Ví dụ: với sinh viên đại học, nhà trường không thể và cũng không có quyền quản lý họ khi họ ở nhà, ở ngoài khuôn viên nhà trường, vậy mà Trần Đăng Thanh đã dám ra lệnh, đe nẹt các vị lãnh đạo đại học không được để sinh viên tham gia biểu tình, thể hiện lòng yêu nước, chống Trung Quốc gây hấn, nếu để xảy ra sẽ tự hiểu là phải bị xử lý, khi y tuyên bố đó là “khuyết điểm” của tất cả các vị này.
                 Còn nếu trong thời gian tới lại vẫn thấy Trần Đăng Thanh lê lết khắp nơi, tiếp tục uốn lưỡi cú diều như vừa qua, thì chúng ta có thể phải đặt một dấu hỏi khác, lớn hơn rất nhiều.          
 BS.

Xem ở đây: http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/12/hai-nha-giao-chat-van-lai-ai-ta-tien-si.html.

Vụ Đoàn văn Vươn sẽ "nóng" trở lại trong dư luận.


Anh em ông Đoàn Văn Vươn bị đề nghị truy tố tội “Giết người”

(Dân trí) - Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 2 anh em ông Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quý và những người liên quan tội danh "Giết người" và "Chống người thi hành công vụ" trong vụ việc cưỡng chế đầm tôm sáng 5/1.
 >>  Vụ cưỡng chế đầm tôm gây nhiều tranh cãi tại Hải Phòng

Cơ quan CSĐT Công an TP Hải Phòng vừa hoàn thành kết luận điều tra vụ án giết người, chống người thi hành công vụ tại đầm nuôi trồng thủy sản của gia đình ông Đoàn Văn Vươn xảy ra vào sáng ngày 5/1/2012.
Đoàn Văn Vươn và Đoàn văn Quý
Đoàn Văn Vươn và Đoàn văn Quý
Theo bản kết luận điều tra và đề nghị của CQĐT Công an TP Hải Phòng lên VKSND cùng cấp, các bị can Đoàn Văn Vươn (SN 1963), Đoàn Văn Quý (SN 1966), Đoàn Văn Sịnh (SN 1957) và Đoàn Văn Vệ (SN 1974) đều đồng phạm tội "Giết người". 2 bị can Phạm Thị Báu, tức Phạm Thị Hiền (SN 1982), vợ ông Đoàn Văn Quý và Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn (SN 1970) bị đề nghị truy tố tội danh "Chống người thi hành công vụ".
Trước đó, do không chấp hành Quyết định cưỡng chế, thu hồi khu đầm nuôi trồng thủy sản của UBND huyện Tiên Lãng, gia đình ông Đoàn Văn Vươn đã nhiều lần làm đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng nhưng vẫn không được giải quyết. Trước ngày UBND huyện Tiên Lãng thi hành quyết định cưỡng chế, ông Đoàn Văn Vươn tập hợp anh em ruột gồm Đoàn Văn Quý, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Thoại và Phạm Thái (là anh vợ ông Quý) lên kế hoạch chuẩn bị các phương tiện chống lại lực lượng cưỡng chế.
Gia đình ông Vươn đã thực hiện việc dựng hàng rào bằng tre, rải rơm rạ ra lối đi vào và phủ lên nơi đặt mìn tự tạo, tưới xăng đốt, kích điện gây nổ mìn, nổ bình gas, bắn đạn hoa cải…
Cụ thể, ông Vươn chỉ đạo Vệ đi mua súng còn Quý, Sịnh, Thoại, Thái cùng Báu, Thương, Đoàn Xuân Quỳnh (SN 1995), là con trai ông Vươn cùng một số người khác làm 5 hàng rào tre dóc kín, chắn ngang đường vào khu cưỡng chế, rải kín rơm rạ từ hàng rào đến nhà hai ông Quý, Vươn. Để chống lại lực lượng cưỡng chế, gia đình ông Vươn còn chế 2 quả mìn tự tạo cùng 4 kíp nổ điện nhằm kích nổ bình gas rồi ngụy trang bằng rơm rạ.
Ngày 5/1, Quý, Thoại, Thái được phân công ở lại nhà Quý để kích nổ bình gas, đổ xăng đốt rơm rạ, bắn súng hoa cải vào lực lượng cưỡng chế. Vươn, Sịnh chỉ đạo ở bên ngoài.
Vụ cưỡng chế có nhiều sai phạm của cơ quan chức năng
Vụ cưỡng chế có nhiều sai phạm của cơ quan chức năng
Sáng 5/1, lực lượng cưỡng chế gồm hơn 10 người tiếp cận hàng rào thứ nhất chắn đường vào nhà Đoàn Văn Quý thì Quý chập điện cho mìn và bình gas gây nổ nhưng không ai bị thương. Lực lượng chức năng tiếp cận hàng rào thứ 2 (cách nhà Quý 15m) thì Quý, Thái, Thoại nấp ở trong nhà bắn liên tiếp 4 phát đạn bằng 2 khẩu súng hoa cải vào lực lượng cưỡng chế làm 7 người bị thương. Sau khi nổ súng, Quý chạy về phía đoàn công tác đổ can xăng vào rơm rạ và châm lửa đốt nhưng không cháy. Sau đó, Quý, Thái và Thoại chạy tháo thân ra biển.
Theo kết luận pháp y, 7 người trong đoàn công tác bị thương do súng của gia đình ông Vươn bị mất từ 1%-43% sức lao động.
Trước kết luận điều tra của CQĐT Công an TP Hải Phòng, 2 bà Nguyễn Thị Thương và Phạm Thị Báu cho biết không đồng ý với bản kết luận trên. 2 bà cho rằng anh em ông Vươn và những người thân hành động như vậy là để bảo vệ tài sản bị UBND huyện Tiên Lãng thu hồi trái luật, vì vậy, họ không thể bị kết tội "Giết người", "Chống người thi hành công vụ".
 
Anh Thế - Quốc Đô

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Người dân vẫn đang chờ xem chính quyền "làm gì" với những sai phạm của chính họ. Những vi phạm nhỏ như con thỏ của dân thì rõ rồi.


Kết luận một loạt sai phạm trong vụ Tiên Lãng

 0 0 12345
Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng và bản kết luận điều tra đề nghị truy tố bị can.
Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng đã có kết luận điều tra vụ án hủy hoại tài sản tại khu đầm nhà ông Đoàn Văn Vươn, xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra kết luận các bị can Nguyễn Văn Khanh (sinh ngày 13/6/1961 tại Tiên Lãng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng), Phạm Xuân Hòa (sinh ngày 6/1/1955 tại Thái Bình, nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và môi trường huyện Tiên Lãng) và Lê Thanh Liêm (sinh ngày 20/7/1963 tại Hải Phòng, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) có hành vi hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 3 điều 143 Bộ luật Hình sự
Phạm Đăng Hoan (sinh ngày 9/2/1960 tại Tiên Lãng, Hải Phòng, nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân xã Vinh Quang, huyện Tiên Lãng) có hành vi hủy hoại tài sản, quy định tại khoản 2 điều 143 Bộ luật Hình sự.
Bị can Nguyễn Văn Khanh bị tạm giam từ ngày 22/10/2012 và các bị can Phạm Xuân Hòa, Lê Thanh Liêm và Phạm Đăng Hoan bị cấm đi khỏi nơi cư trú cũng từ thời điểm trên.
Căn cứ điều 163 Bộ Luật Tố tụng hình sự, Cơ quan Cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng quyết định chuyển toàn bộ hồ sơ, vật chứng và bản kết luận điều tra vụ án đến Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hải Phòng đề nghị truy tố các bị can có lý lịch và hành vi phạm tội nêu trên theo quy định của pháp luật.
Đối với ông Bùi Thế Nghĩa - Bí thư huyện ủy huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, tài liệu điều tra chưa đủ căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội "hủy hoại tài sản" nên Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng không khởi tố điều tra.
Đối với ông Lê Văn Hiền - nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng, Hải Phòng có dấu hiệu của hành vi thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, Cơ quan cảnh sát điều tra-Công an thành phố Hải Phòng tiếp tục điều tra làm rõ và có kết luận xử lý theo quy định của pháp luật.
Đối với các thành viên tham gia Ban chỉ đạo cưỡng chế gồm các ông Nguyễn Quốc Hiểu, Lê Văn Mải, Hoàng Đăng Chinh, Quyễn Quốc Toản, Ngô Quốc Khánh, Bùi Đăng Nga, Phạm Văn Học, Vũ Văn Hè, Lê Xuân Hữu, Lưu Trọng Hân, Phạm Huy Dũng, Vũ Văn Tuyến, Đoàn Văn Bừng, Đặng Văn Dũng có thiếu sót trong việc điều tra Thông báo số 225/TB-BCĐ ngày 28/12/2011 của Ban chỉ đạo cưỡng chế, không phát hiện ra kế hoạch tháo dỡ lều trông đầm để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, nhưng là người thi hành nhiệm vụ, không đủ căn cứ chứng minh có hành vi phạm tội nên Cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố điều tra mà đề nghị xử lý hành chính.
Đối với những người được trưng dụng tham gia tháo dỡ, có hành vi trực tiếp phá dỡ nhà, lều trông đầm gây hậu quả nghiêm trọng, nhưng họ thực hiện theo chỉ đạo của Nguyễn Văn Khanh, Phạm Xuân Hoa, Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm nên Cơ quan cảnh sát điều tra không khởi tố.
Đối với ông Vũ Văn Kết (sinh năm 1972, ở xã Tiên Hưng, huyện Tiên Lãng), tài liệu điều tra thể hiện ông Kết gọi điện thoại và trực tiếp nói với ông Thái thuê máy xúc phá nhà trông đầm 2 tầng của ông Đoàn Văn Quý nhưng ông Kết không thừa nhận, không có tài liệu khác nên không đủ căn cứ khởi tố điều tra.
Đối với ông Vũ Văn Đoàn - chủ máy xúc và ông Đặng Văn Tài - lái máy xúc phá hủy tài sản nhưng thực hiện theo hợp đồng và chỉ đạo của Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm nên không khởi tố điều tra.
Đối với tài sản Ban chỉ đạo cưỡng chế, bảo quản, Cơ quan Cảnh sát điều tra đã có công văn yêu cầu Ủy ban Nhân dân huyện Tiên Lãng giao lại cho gia đình Đoàn Văn Quý./.

    Chủ Nhật, 16 tháng 12, 2012

    Vết rạn ngày một lớn!


    1477. Ông Lê Hiếu Đằng: TÔI TIẾP TỤC TỐ CÁO

    Posted by basamvietnam on 16/12/2012
    “Điều cuối cùng tôi xin nói ở đây, là dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào, anh em chúng tôi cũng không nao núng, lùi bước, vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh.”
    “Tòa án vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn lên án tử hình anh, nhưng anh coi chừng, người thi hành án lại là chính quyền mà anh, bạn bè anh và biết bao người đã đổ xương máu mới có nó…”

    TÔI TIẾP TỤC TỐ CÁO

     1      Sau cuộc mitting sáng ngày Chủ nhật, 9 -12 – 2012 trước nhà hát TPHCM, tôi được thêm thông tin là chính quyền đã dùng  lực lượng thanh niên áo xanh từ trong sảnh nhà hát ùa ra (có lẽ là công an giả dạng và được mai phục từ trước) xô đẩy những người đứng trên bực thềm cao nhất làm cho nhiều người ngã. Trong đó nặng nhứt là trường hợp kiến trúc sư Nguyễn Trọng Huấn, một trí thức tên tuổi trong ngành kiến trúc, bị  ngã sấp sau cú đẩy thô bạo của một thanh niên áo xanh lực lưỡng.
    Chị Thơ, vợ anh và nhiều người người khác đã  đỡ anh lên. Mặc dầu rất đau nhưng anh vẫn khôi hài trấn an chị Thơ và mọi người: “Không sao tôi té có kỹ thuật mà” (có lẽ anh té như các cầu thủ bóng đá?). Mọi người lo, vì cách đây vài tháng anh mới bị đột quỵ. Vì vậy trước cuộc mitting chị Thơ và bạn bè can ngăn anh nhưng anh vẫn cương quyết tham gia mitting.
    Thái độ dấn thân cuả một người trí thức lớn tuổi mới gương dậy sau cơn đột quỵ làm ai cũng xúc động, còn nhà cầm quyền và lực lượng đàn áp thì không.  
    Tôi quen anh Huấn trong những buổi sinh hoạt tại Café thứ Bảy của nhạc sĩ Dương Thụ, một địa điểm văn hóa đúng nghĩa hiếm hoi của TPHCM.Thế mà chính quyền TP đã dẹp nó mà không có một lý do nào chính đáng cả.
    Trường hợp với anh Huỳnh Tấn Mẫm, là một vụ vi phạm gia cư một cách bất hợp pháp. Sau khi anh thoát ra khỏi nhà thì một lực lượng công an hùng hậu ập vào nhà hùng hổ đi thẳng lên lầu quát hỏi: “Mẫm đâu, nhà có cửa thoát hiểm không?”. Vợ anh Mẫm thật sự hốt hoảng vì thật tình chị không biết anh đã ra khỏi nhà. Anh đã đi lặng lẽ chẳng ai biết ….
    Đặc biệt, chiều tối hôm thứ Bảy 15 -12 và sáng Chủ nhật 16 -12, nhà của hầu hết 42 công dân đã ký trong văn bản ngày 27 – 7 đều bị công an canh giữ nghiêm ngặt. Ai có công việc đi ra khỏi nhà đều bị ít nhất 2 công an hộ tống. Riêng Lê Công Giàu, Trần Quốc Thuận, và tôi đi trên taxi cũng bị 4 công an ngồi trên 2 xe máy Honda theo dõi suốt.
    Đến bến xe chợ Bến Thành, anh Giàu xuống để đi xe buýt về nhà, hai tay này vẫn bám theo. Anh Giàu vốn là người rất hiền lành cũng phải nổi nóng la to giữa bến xe: “Mấy anh nầy sao theo dõi người biểu tình chống Trung Quốc? Các anh là người TQ hay VN?”. Thấy không ổn, các “bạn dân” lùi lũi rút êm. Lê công Giàu, một người kiên cường trong ngục tù trước đây nay vẫn kiên cường như ngày nào.
    Đối với Huỳnh Tấn Mẫm, cũng bị công an theo kỹ, cuối cùng bí thư đảng, chính quyền, công an, trong đó có công an thành phố đã “mời” anh đi ăn phở, uống café . Vẫn luận điệu cũ rích, “chưa phải lúc biểu tình, mitting; coi chừng kẻ xấu lợi dụng v.v…” và cuối cũng họ cũng hỏi anh Mẫm:“Anh có còn định đi biểu tình nữa không?”. À ra thế, cuối cùng họ cũng ló đuôi ra: họ sợ biểu tình. Anh Mẫm khẳng khái: “Bao lâu TQ còn gây hấn, lấn chiếm tôi còn đi biểu tình”.
    Riêng trường hợp nhà báo Nguyễn Quốc Thái là khá nghiêm trọng. Trên đường đi lễ nhà thờ sáng Chủ nhật 16 -12, anh bị mấy công an ép và đạp té, tạo ra một tai nạn giao thông giả tạo để buộc anh Thái về công an Quận 3, thu hết giấy tờ, một thời gian sau mới để anh Thái về.
    Còn một thủ đoạn mờ ám nữa là rúng ép, đe dọa vợ con và các thành viên trong gia đình, cũng như nơi làm việc, trong đó vô nhân đạo nhất là đến đe dọa trường Giáo dục chuyên biệt Khai trí, nơi tương tựa của hơn 100 em bé tự kỷ, do Bác sĩ Huỳnh Tấn Mẫm sáng lập và phụ trách.
    Rõ ràng những hành động ngăn chặn, trấn áp nêu trên đối với những người tham gia các cuộc biểu tình, mitting chống bành trướng Bắc Kinh là đi ngược lại ý chí, nguyện vọng của nhân dân TP, là xem thường lợi ích của đất nước, xem thường nền  độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của VN.
    Điều cuối cùng tôi xin nói ở đây, là dù đứng trước bạo lực, cường quyền nào, anh em chúng tôi cũng không nao núng, lùi bước, vì một khi đã dấn thân là chấp nhận hy sinh.
    Một người bạn đã nói với tôi nửa đùa nửa thật: “Tòa án vùng 3 chiến thuật của chính quyền Sài Gòn lên án tử hình anh, nhưng anh coi chừng, người thi hành án lại là chính quyền mà anh, bạn bè anh và biết bao người đã đổ xương máu mới có nó…”. Cả trong trường hợp như vậy tôi vẫn chấp nhận vì sự tồn vong và vận nước của TổQuốc VN ,vì tương lai con cháu chúng ta sau nầy.    
    TP HCM ngày Chủ nhật 16 -12 – 2012.
    Lê Hiếu Đằng

    Thứ Bảy, 15 tháng 12, 2012

    Những điểm sáng trong dòng thời sự


    'Suy thoái kinh tế đe dọa chế độ'

    Cập nhật: 08:43 GMT - thứ sáu, 14 tháng 12, 2012
    Chủ tịch Trương Tấn Sang
    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang vừa có bài viết nhân kỷ niệm ngày thành lập quân đội Việt Nam 22/12, nói về 'tình hình đất nước hiện nay'.
    Bài viết ra sớm hơn thông lệ, mang tựa đề 'Mãi mãi là sao sáng dẫn đường', được đăng tải trên hầu hết các phương tiện thông tin đại chúng ở trong nước.
    Ông chủ tịch cho biết ông muốn "tiếp tục nói lên những suy nghĩ của mình về tình hình đất nước hiện nay liên quan đến hai nhiệm vụ chiến lược, là bảo vệ và xây dựng Tổ quốc".
    Ông cũng hứa hẹn không viết theo khuôn mẫu vì "sự dè dặt, thận trọng quá mức và khuôn mẫu thường đem đến cảm giác an toàn cho người phát biểu, nhưng trong nhiều trường hợp, nó thật sự chưa thể lột tả được bản chất của vấn đề".
    Chủ tịch Sang mở đầu bằng đề cập thẳng tới hiện trạng kinh tế ở trong nước, mà theo ông "sau nhiều năm... đầy hưng phấn, nay... đang lâm vào tình trạng suy giảm".
    "Gần đây, báo chí và dư luận hằng ngày đề cập đến những 'nhóm lợi ích', đâu đó có hành vi thâu tóm quyền lực kinh tế làm cho lòng dân không yên."
    Chủ tịch Trương Tấn Sang
    Ông nói trong các nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là khuyết điểm của lãnh đạo và quản lý.
    "Gần đây, báo chí và dư luận hằng ngày đề cập đến những 'nhóm lợi ích', đâu đó có hành vi thâu tóm quyền lực kinh tế làm cho lòng dân không yên."
    "Một trong những bất cập chính trong công tác quản lý nhà nước hiện nay là có việc thì tập trung quá mức, có việc thì lại phân cấp quá mức nhưng lại thiếu kiểm tra..."

    'Không bao giờ bán nước'

    Ông Trương Tấn Sang cũng cảnh báo về tình trạng 'xã hội bất ổn hơn' mà ông cho rằng bắt nguồn từ tình trạng suy đồi tư tưởng.
    "Chưa bao giờ như trong vòng một năm qua, xuất hiện rất nhiều dư luận, trong đó có những tư tưởng và dư luận nguy hiểm, gây chia rẽ trong Đảng, giữa Đảng với nhân dân..."
    "Họ khoét sâu những yếu kém trong lãnh đạo, quản lý đất nước hoặc những khuyết điểm, sai phạm của một số cán bộ để gây phân tâm trong dư luận xã hội..."
    Ông Sang không sử dụng cụm từ "thế lực phản động bên ngoài" như thường thấy, nhưng ông nói một số hãng tin nước ngoài và trang mạng xã hội đã gây nghi ngờ về chủ trương đối ngoại của Đảng CSVN, "thậm chí họ còn vu cáo, xuyên tạc rằng Đảng ta bán rẻ đất nước”.
    Ông gọi đây là sự "phê bình phá hoại".
    Chủ tịch Trương Tấn Sang khẳng định: "Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo".
    "Đảng, Nhà nước ta không bao giờ bán nước cho các thế lực bên ngoài như những kẻ xấu vu cáo."
    Chủ tịch Trương Tấn Sang
    "Hành động bán nước hay những việc làm tương tự sẽ chịu sự nguyền rủa, oán hận của các thế hệ sau này, cũng như chúng ta đã từng phê phán nghiêm khắc những nhân vật và những chế độ như thế trong lịch sử."
    Ông nói nguy hiểm nhất là sự kích động, chia rẽ dân tộc, đồng thời kêu gọi toàn xã hội và toàn dân "vì lợi ích của dân tộc, vì sự ổn định chính trị, vì sự bình yên của xã hội để làm ăn và phát triển kinh tế, cần đẩy mạnh hơn nữa quá trình đại đoàn kết, hòa giải và hòa hợp dân tộc".
    Ông Sang cũng yêu cầu báo chí, ngoài việc "đấu tranh với cái xấu" cần cổ vũ những cái tốt, vì "nhân dân ta cũng rất muốn nghe các bạn kể những câu chuyện tốt đẹp có thật trong cuộc sống".
    Trong phần cuối của bài viết dài, ông Trương Tấn Sang nói về nền quốc phòng của Việt Nam, mà ông nói là "quốc phòng toàn dân".
    Ông nhắc lại chủ trương Việt Nam không sử dụng vũ lực hay đe dọa sử dụng vũ lực với các nước khác, nhưng sẵn sàng tự vệ; Việt Nam không chạy đua vũ trang nhưng luôn củng cố sức mạnh quốc phòng đủ để tự vệ.
    "Chúng ta sẽ huy động tất cả mọi sức mạnh để tự vệ và chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược," Chủ tịch Sang khẳng định.

    Cập nhật: 13:55 GMT - thứ năm, 18 tháng 10, 2012
    Chủ tịch Trương Tấn Sang
    Chủ tịch Trương Tấn Sang đang tiếp xúc cử tri ở TP HCM
    Tiếp xúc cử tri ở TP Hồ Chí Minh hôm thứ Năm 18/10, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định "khi thấy mình nhu nhược, tôi sẽ làm đơn xin nghỉ".
    Đây là ngày tiếp xúc cử tri thứ hai của ông Sang, đại biểu TP HCM.
    Phát biểu trước các cử tri quận 4, ông chủ tịch nói ông "biết phải làm gì" trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.
    Báo VietnamNet dẫn lời ông Trương Tấn Sang nói: “Các đồng chí bầu tôi, tôi biết phải làm gì. Khi thấy mình nhu nhược thì tôi sẽ làm đơn xin nghỉ".
    "Thậm chí khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào."
    Ông Sang nhắc lại: "Bữa nay tôi nói dứt khoát như vậy”.
    Ông chủ tịch giải thích: "Nhân dân đã giao nhiệm vụ thì phải hoàn thành, còn thấy mình không hoàn thành thì rút lui".
    "Khi về quê, tôi sẽ trả lại nhà cho Đảng. Nhà tôi nhỏ thôi, 51 mét vuông, khi về hưu dứt khoát tôi không lấy một mét vuông đất nào."
    Chủ tịch Trương Tấn Sang
    Các lãnh đạo Đảng trong vai trò đại biểu Quốc hội hiện đang có hoạt động tiếp xúc cử tri trước khi Quốc hội họp ngày 22/10 tới.
    Hai ngày nay, ông Trương Tấn Sang đã có những phát biểu chỉ dấu rõ ràng, rằng quá trình kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo Đảng chưa kết thúc cho dù Hội nghị 6 đã bế mạc hồi đầu tuần.
    Thứ Tư 17/10, ông nói về quyết định không kỷ luật một ủy viên Bộ Chính trị, mà ông gọi là 'đồng chí X': "Chỉ có cân nhắc tình hình hiện nay, cân nhắc lợi hại thì quyết nghị là không thi hành kỷ luật. Như vậy không có nghĩa là Bộ Chính trị không có lỗi, không phải là cá nhân đồng chí ‘X’ không có lỗi".

    'Hèn nhát thì rút lui'

    Hội nghị 6 Trung ương Đảng CSVN sau hai tuần họp đã quyết định không kỷ luật Bộ Chính trị và một ủy viên giấu tên, cho dù đã có đề nghị kỷ luật từ chính Bộ Chính trị.
    "Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc"
    Chủ tịch Trương Tấn Sang
    Một trong các lý do được nói là vì "không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá".
    Tuy nhiên, theo ông Trương Tấn Sang, cuộc đấu tranh chống tham nhũng vẫn đang tiếp diễn.
    Ông kêu gọi người dân: "Tôi đề nghị cô bác, anh chị nào phát hiện thì chỉ cho chúng tôi những vụ tham nhũng lớn, những cán bộ nào to liên quan đến cấp Trung ương tham nhũng".
    "Những vụ tham nhũng đã xử rồi mà thấy chưa thỏa đáng thì cũng nên bày tỏ chính kiến.”
    Ông thừa nhận lãnh đạo Đảng có lỗi khi chưa bảo vệ được những người chống tham nhũng mà bị trù dập, nhưng kêu gọi thêm dũng khí trong quá trình chống tham nhũng.
    "Nếu chúng ta hèn nhát thì làm đơn gửi cho Đảng chúng ta nghỉ, chúng ta rút lui đi để cho những người dũng cảm làm việc.”