Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2011

"Nói không" với tại chức hay cần tìm con dê tế thần?

Tác giả: NGUYỄN PHƯƠNG

Có phải vì hiện nay dân chúng kêu ca quá nhiều về các vấn nạn trong đời sống hàng ngày, trong mọi lĩnh vực do trình độ cán bộ quản lý yếu kém mà cần phải tìm cho được con dê tế thần: Đó là đào tạo dân lập và tại chức, để đổ thừa cho nó những yếu kém của hệ thống?
Ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội đã khẳng định "Hà nội không nói 'không' với tại chức, dân lập". Đúng là Thủ đô, tầm nhìn cũng có khác. Tuy nhiên, không phải ngẫu nhiên mà ông lại lên tiếng. Chắc hẳn đã có ý kiến như vậy trong giới cán bộ quản lý của Hà Nội.
Thời gian sẽ là kẻ vặt lông vịt
Người dân cả nước không khỏi nghĩ ngoài Hà Nội ra, còn một số địa phương khác vẫn quẩn quanh với những chủ trương vụn vặt, đậm đà bản sắc tiểu nông hẹp hòi và thiếu dân chủ của kiểu "Đêm trước đổi mới".
Đặt ra vấn đề trên cho thấy trong hàng ngũ cán bộ quản lý của nhiều địa phương, vẫn còn những cái đầu nặng "não trạng" của thời bao cấp.
Nếu ai chủ trương như thế thì rõ ràng là vi phạm luật một cách tùy tiện và không tôn trọng luật "fair-play". Nếu cuộc đua mà ngay từ đầu, đã gạt một bên ra, để chỉ có một bên thì còn gì là cuộc đua, còn gì nữa để lựa chọn?
Tại Hà Nội, có người bảo ý kiến như thế là từ các nhà quản lý Hà Nội mới. Dù là mới hay  thì vẫn là Hà Nội, "trung tâm văn hóa, giáo dục, kinh tế ... của cả nước". Có lẽ chính vì thế nên mới có lời cải chính, điều chỉnh của ông Bí thư Thành ủy Hà Nội.
Chất lượng cán bộ không hoàn toàn phụ thuộc vào loại hình đào tạo. Không thể khái quát hóa đơn giản rằng loại trường này tốt hơn loại kia. Năng lực cá nhân người học mới là yếu tố quyết định.
Các trường "quốc doanh" (tôi ưa dùng từ này) đã được báo chí và tự thân "vinh danh" nhiều rồi. Thiết nghĩ không cần phải nói thêm trong bài viết này.
Đào tạo "dân lập" ra đời khi hệ thống đào tạo công lập không đáp ứng được hết nhu cầu học tập của xã hội. Còn đào tạo tại chức nhằm đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời.
Nói một cách vắn tắt, từ "dân lập" chẳng qua là một uyển ngữ ra đời khi cơ chế chính trị- kinh tế chưa cho phép gọi đích danh nó. Nhớ lại năm trường ĐH dân lập đầu tiên ra đời, báo chí phương Tây thường gọi nó là loại trường "non-state institution", có thể hiểu là phi quốc doanh.
Ở một nước mà nhiều thập niên thuộc về cơ chế bao cấp, với mô hình trường quốc doanh thì sự chấp nhận cái phi quốc doanh không phải là sự dễ. Trong khi đó ở nhiều nước trên thế giới, chuyện đó lại là chuyện bình thường. Ta không nên quên rằng tại những nước có các trường ĐH nằm trong top-10, có nhiều trường là trường tư và có nhiều người tài từ những trường này ra. Mọi sự so sánh thường khập khiễng, nhưng nó vẫn cho ta thông tin nhất định theo một quy chiếu nào đó.
Ở Việt Nam, mỗi năm một trường "quốc doanh" chỉ được quy định tuyển số lượng sinh viên nhất định phù hợp với ngân sách nhà nước cấp cho. Do vậy, giữa thí sinh trượt và đỗ chỉ chênh nhau ¼ hoặc ½ điểm vì chỉ tiêu khống chế. Trên một bài thi cụ thể, người kém nửa điểm hoặc 1 điểm chưa chắc đã kém người hơn nửa điểm hoặc một điểm về trí lực và khả năng học tập, vì có vô vàn yếu tố khác nhau và cả sự may rủi trong cách tuyển sinh ĐH lâu nay.
Song, cũng cần phải nghiêm túc quan tâm đến hiện tượng gần đây Việt Nam được mùa trường ĐH, CĐ ngoài công lập trong khi điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo còn thấp. Tuy là trường dân lập, nhưng chắc chắn người cấp phép không thể là dân.
Một số trường có thể đã đặt lợi nhuận chứ không phải chất lượng đào tạo lên đầu, nhưng không phải tất cả các trường đều làm như vậy. Thời gian sẽ là kẻ vặt lông vịt.
Không phải cứ sinh viên quốc doanh là tốt, không phải cứ sinh viên dân lập, tại chức là kém. Ảnh minh họ
Bằng cấp và thực lực
Chúng ta phải hiểu thế nào đây khi một số tỉnh thành gần đây đưa ra những đề xuất chẳng giống ai. Kiểu như nói 'không' với dân lập và tại chức.
Có phải vì hiện nay dân chúng kêu ca quá nhiều về các vấn nạn trong đời sống hàng ngày, trong mọi lĩnh vực do trình độ cán bộ quản lý yếu kém mà cần phải tìm cho được con dê tế thần: Đó là đào tạo dân lập và tại chức, để đổ thừa cho nó những yếu kém của hệ thống?
Những ý nghĩ hẹp hòi thiếu công bằng này cần được xã hội chấn chỉnh và kiểm soát.
Đã có quá nhiều dẫn chứng trong thực tế về sự khập khiễng giữa bằng cấp và năng lực thực ở xã hội Việt Nam hiện đại, đến nỗi một PTS tốt nghiệp bằng đỏ Đông Âu đã "Sợ đọc luận án PTS của chính mình" nên đã xin thà làm viên gạch lát đường cho bà con đi gánh lúa còn hơn ghi tên trên bia đá.
Trong quá trình làm việc và tiếp xúc, tôi biết có những sinh viên tốt nghiệp ĐH dân lập, ví dụ như ĐH Thăng Long, làm việc rất hiệu quả, thành công và được trọng dụng do khả năng của họ trong cơ quan Nhà nước.
Hay công ty nước ngoài như Microsoft VietNam, Citibank ... Theo chỗ tôi được biết, tại Microsoft VietNam, Citibank, Intel, SAT, ... đều có khá nhiều sinh viên dân lập làm việc, vậy chắc những cơ quan này đều kém?
Khi còn làm việc, tôi có những đồng nghiệp dân lập và chuyên ngành hai, tại chức lại làm việc tử tế, nghiêm túc và hiệu quả hơn một số cán bộ quốc doanh, những người thường tự cậy mình là là con đẻnên đánh mất động cơ tự làm mình tốt hơn. Tôi có cả sinh viên quốc doanh và sinh viên dân lập và thấy ở loại trường nào cũng có các cá nhân sinh viên giỏi hay kém như nhau theo cùng một thước đo.
Tuyển người bằng thước đo chẳng giống ai
Người viết bài từng chứng kiến đôi lần người ta tuyển công chức làm giáo viên ra sao rồi. Lẽ thường, ai được đồng nghiệp và sinh viên đánh giá cao về nghiệp vụ và chuyên môn sẽ trúng tuyển trong kỳ thi tuyển công chức.
Ai cũng tưởng vậy, nhưng trớ trêu thay, họ trượt không được làm giáo viên lại không phải vì chuyên môn hay kỹ năng sư phạm, mà chỉ vì những câu hỏi vu vơ chẳng phục vụ gì cho chuyên môn hay nghề nghiệp. Vì họ đã thật thà và tự tin mà quên "chạy" người ra câu hỏi.
Không phải cứ sinh viên quốc doanh là tốt, không phải cứ sinh viên dân lập, tại chức là kém.
Giỏi hay kém chủ yếu phụ thuộc tố chất và nỗ lực của từng cá nhân, chứ không phụ thuộc nhiều vào loại hình đào tạo, không phụ thuộc vào màu sắc tấm bằng - cái sự học là vậy.
Đừng vơ đũa cả nắm nếu thật lòng muốn tìm được người tử tế và có khả năng làm việc.
Cái thước đo tuyển người hiện nay của ta chẳng giống của ai. Thực tế nó đã loại những người có khả năng và tuyển những kẻ kém năng lực nhưng giỏi bôi mỡ vào tay cấp trên, bất kể đó là kẻ được quốc doanh hay dân lập đào tạo.
Đó chính là một mắt xích trong cái vòng luẩn quẩn khiến họ hành dân để "thu hồi vốn".
Người ta cứ kêu hoài về chuyện "chảy máu chất xám" nhưng đã bao giờ tự hỏi mình một câu nghiêm túc: "Thực lòng ta có cần chất xám không?" Có lẽ những người giỏi giang tốt nghiệp ĐH ở nước ngoài đã tự nguyện ở lại, thậm chí nhập quốc tịch nước sở tại để cho bọn tư bản đế quốc bóc lột đã giải được câu hỏi này rồi.
Hãy xem người nước ngoài tuyển chất xám của Việt Nam thì biết. Người ta chẳng quan tâm mấy đến cái bằng ĐH hay sau ĐH của ta - dù quốc doanh hay dân lập - mà chỉ quan tâm đến con người cụ thể có làm được việc, có khả năng hợp tác với người khác hay không. Và đặc biệt có nhân cách đàng hoàng hay không. Vì thế, không phải vô cớ mà người ta hay phỏng vấn trực tiếp ứng viên xin việc.
Cần thay đổi não trạng
Sau mấy chục năm bao cấp, não trạng "quốc doanh" đã hằn sâu vào đầu không ít người. Đã qua rồi cái thời của tư duy khái quát hóa một cách thô thiển rằng cứ quốc doanh là ắt phải tốt! Hãy nhìn các doanh nghiệp quốc doanh đang làm ăn ra sao thì rõ. Nó là hình ảnh dại diện cho nhiều ngành.
Không phải cứ sinh viên quốc doanh là tốt, không phải cứ sinh viên dân lập, tại chức là kém.
Giỏi hay kém chủ yếu phụ thuộc tố chất và nỗ lực của từng cá nhân, chứ không phụ thuộc nhiều vào loại hình đào tạo, không phụ thuộc vào màu sắc tấm bằng - cái sự học là vậy.
Đừng vơ đũa cả nắm nếu thật lòng muốn tìm được người tử tế và có khả năng làm việc.

Thứ Bảy, 22 tháng 10, 2011

Phút cuối của kẻ độc tài Gaddafi


Hình ảnh trên Dantri.com
Những chế độ độc tài toàn trị tồn tại không vì hạnh phúc của nhân dân mình, trên thế giới này nghĩ gì khi xem những hình ảnh này? 
Cải cách phục vụ nhân dân hay bóp chết ngay trong chứng nước các phong trào tự do dân chủ? 
Hãy chọn đi.
Hình ảnh cắt từ video cho thấy ông Gadhafi còn sống khi bị bắt.

Ảnh ông Gadhafi bị kề súng vào cổ sau khi bị bắt:

Ông Gadhafi bị kề súng vào cổ trong khi đang bị thương.


Khi bị bắt, ông Gadhafi dường như hoàn toàn tỉnh táo.

Những hình ảnh cho thấy áo ông Gadhafi dính đầy máu...

... và cả một bên mặt.
Ông Gadhafị bị các tay súng áp giải...

... và bị lôi đi trên phố.


Sau đó, lực lượng của chính phủ lâm thời tuyên bố ông Gadhafi và con trai Mutassim đã chết.

Vì những lời nói dối, dễ được nghe hơn những lời nói thật, nhất là với đàn bà, trẻ con và các cấp trên.

Sự dối trá sẽ tiếp tục tàn phá đất nước này hàng tram năm nữa cho dù bắt đầu từ hôm nay chúng ta sẽ nói  thật mọi điều.
Cảm ơn nhà thơ Trần Nhuận Minh. Tôi rất thích câu "Vì những lời nói dối, dễ được nghe hơn những lời nói thật, nhất là với đàn bà, trẻ con và các cấp trên." và xin đặt làm tiêu đề .
Xin đăng lại bài viết của nhà thơ Trần Nhuận Minh đăng trên Nguyễn Trọng Tạo.





TRẦN NHUẬN MINH

“Nghĩ cũng tiếc, bởi bài thơ mấy chục năm nay, đã được coi là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc do Lí Thường Kiệt soạn thảo. Và tên ông, Lí Thường Kiệt, sánh ngang với Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Bây giờ không phải của Lí Thường Kiệt thì ứng xử ra sao…”


Quả thật chúng ta đã nói dối quá nhiều, viết dối quá nhiều. Bản thân tôi cũng đã từng nói dối, đã từng viết dối. Cứ nhớ đến là lại xấu hổ. Đã đến lúc phải nói thật, viết thật. Nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, là khẩu hiệu của đại hội VI đảng Cộng sản Việt Nam và cũng là phương châm hành động của những người Cộng sản chân chính Việt Nam.
Chính tôi đã trực tiếp nghe từ Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đến Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu khuyến khích các nhà văn nói thật, viết thật, và yêu cầu các nhà văn lấy đó làm tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp của mình.
Có một thời kì khá dài, chúng ta nghĩ rằng: cái gì có lợi cho cách mạng, dù cái đó không diễn ra, vẫn là sự thật. Còn cái gì không có lợi cho cách mạng, dù cái đó có diễn ra ngay trước mắt, cũng không phải là sự thật. Quan niệm này, theo tôi, xuất phát từ câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông: “Cái gì có lợi cho cách mạng thì cái đó là chân lí”, mà Nguyễn Đình Thi thuật lại, trong ghi chép của Hà Minh Đức. Cũng theo Nguyễn Đình Thi, trong bài nói chuyện về văn nghệ ở Diên An năm 1942, “Mao Trạch Đông phủ nhận tính người, đề cao tính giai cấp và thực dụng của văn học”. (Nguyễn Đình Thi – Chim phượng bay từ núi, của Hà Minh Đức, nhà xuất bản Văn học, 2010).
Chúng ta lại phải đánh giặc, hai lần kháng chiến trường kì, vô cùng gian khổ và ác liệt, cần phải chiến thắng bằng mọi giá, để giải phóng đất nước, giành độc lập tự do cho dân tộc, kể cả đốt cháy giải Trường Sơn, nếu cần, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói. Trong binh pháp cuả mọi thời, mọi quốc gia, ai cũng biết có thuật nghi binh. Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, chúng ta cũng dùng thuật nghi binh, làm lạc hướng chú ý của đối phương để tạo ra chiến thắng áp đảo ngay từ trận đầu… Nhưng áp dụng nó trong văn chương và học thuật lại là vấn đề khác, có khi tạo ra những sai lầm vài thế kỉ… Ví như bài thơ Phóng cuồng ca rất nổi tiếng của Trần Tung, Bồi tụng Bùi Huy Bích thời Lê ghi là của Trần Quốc Tảng, 200 năm sau, cho đến tận bây giờ, sai lầm này của ông Bùi vẫn không sửa hết được.

Nhà thơ Trần Nhuận Minh và NTT, Hạ Long-5.2011
Gần đây là bài thơ Nam quốc sơn hà… không phải của Lí Thường Kiệt. Giáo sư Bùi Duy Tân, người thày dạy tôi ở trường đại học Tổng hợp Hà Nội, đang điều trị ung thư giai đoạn cuối ở bệnh viện Hữu Nghị, nhờ con chở đến và xin đăng kí phát biểu trong hội thảo thơ tại nhà Thái Miếu trong Ngày thơ Việt Nam, chiều Rằm tháng Giêng năm Kỉ Sửu ( 2009), do nhà thơ Vũ Quần Phương, chủ tịch hội đồng Thơ chủ trì và tôi là ủy viên hội đồng, được phân công cùng với nhà thơ Vũ Quần Phương, thực hiện cuộc hội thảo này.
Bài thơ Nam quốc sơn hà của Lí Thường Kiệt thường được biểu diễn trong màn múa hát dàn dựng theo phong cách sử thi rất hoàng tráng với giáo mác oai hùng tại sân khấu chính của Ngày thơ Việt Nam. Giáo sư nói với chúng tôi rằng: đây là lời phát biểu cuối cùng của ông, vì ông không biết sẽ “đi” ngày nào. Chúng tôi đã dành cho ông 45 phút, trong khi những người khác, chỉ có 15 phút. Tại đây, trong không khí linh thiêng của nhà Thái Miếu, có đốt hương trầm khi hội thảo khai mạc, giáo sư đã chính thức báo cáo rằng, bài thơ ấy khuyết danh, giáo sư là người đầu tiên gán cho Lí Thường Kiệt và sau đó, ông cùng những cộng sự của ông và những học trò của ông nữa, đã viết vào tất cả các loại sách giáo khoa, từ cấp tiểu học đến trên đại học. Và bây giờ, trong hương khói linh thiêng của Thái Miếu – Quốc Tử giám Thăng Long – Hà Nội 1000 năm văn hiến, ông chính thức xin lỗi các thế hệ thày giáo và các thế hệ học trò…
Nghĩ cũng tiếc, bởi bài thơ mấy chục năm nay, đã được coi là Bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của dân tộc do Lí Thường Kiệt soạn thảo. Và tên ông, Lí Thường Kiệt, sánh ngang với Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh. Bây giờ không phải của Lí Thường Kiệt thì ứng xử ra sao… Thực ra, không có ý kiến chính thức của giáo sư, bất cứ ai có chút am hiểu về lịch sử và thơ văn thời Lí, cũng đều biết bài thơ ấy khuyết danh, chỉ là tục truyền, mà ngay tục truyền cũng không ghi: “tục truyền rằng bài thơ ấy là của Lí Thường Kiệt”, như sau này ghi tục truyền rằng: những bài thơ Nôm ấy (ám chỉ âm vật và chuyện buồng the) là của Hồ Xuân Hương (mà không phải của Hồ Xuân Hương).
Tôi tra trong Đại Việt sử kí toàn thư (1479) tập I, chương Nhân Tông hoàng đế nhà Lí, năm Bính Thân (1076), vua sai Lí Thường Kiệt đánh Tống trên sông Như Nguyệt. Sau khi ghi xong cuộc chiến, với thắng lợi lớn rồi, sử gia mới ghi thêm trong ngoặc đơn (…), nguyên văn như sau (“Tục truyền rằng, Thường Kiệt đắp luỹ làm rào ở dọc sông để cố giữ. Một đêm các quân sĩ chợt nghe ở trong đền Trương tướng quân, có tiếng ngâm to rằng: Nam quốc sơn hà nam đế cư…) Sử gia ghi hết bài thơ 4 câu rồi viết sang việc khác ngay, không ghi bài thơ đó tục truyền là của ai và kết quả bài thơ ấy trong trận đánh là như thế nào.
Bây giờ, trên các diễn đàn và trên các sách báo, vẫn có người nói và viết về bài thơ này của Lí Thường Kiệt… Dù vài năm nay, sách giáo khoa dạy cho học sinh phổ thông trong nhà trường, bài thơ ấy đã đề khuyết danh rồi. Và một bạn tôi cho hay, bài thơ NAM QUỐC SƠN HÀ thiếp chữ vàng đề tên Lí Thường Kiệt trong bảo tàng lịch sử nay cũng không đề tên tác giả nữa. Như thế là sự thật đã được khôi phục theo đúng tinh thần đại hội VI của Đảng.
Ví như Thơ Nôm truyền tụng của Hồ Xuân Hương, một Hồ Xuân Hương dân gian, cũng như một Đoàn Thị Điểm dân gian trong truyện Trạng Quỳnh, mà tôi đã trình bày lại khá căn kẽ trong các bài đã đăng báo trước đây…Tôi nhớ giáo sư Hoàng Xuân Hãn hoặc giáo sư Trần Thanh Mại, một trong hai ông, đã kêu to lên rằng: “mồ cha không khóc đi khóc đám mối”. “Mồ cha” là Lưu Hương kí , tác phẩm do Hồ Xuân Hương thật sáng tác. “Đám mối” là Thơ truyền tụng…, sáng tác dân gian gán cho Hồ Xuân Hương. Nó vẫn nguyên giá trị nếu xét trong phạm trù văn học dân gian, chứ không phải văn chương thành văn, văn chương bác học của một tác giả có thật. Vậy mà “đám mối” ấy, có trong tất cả các sách giáo khoa dạy sự trung thực văn hóa cho học trò ở mọi cấp học trong nước, chưa kể ở nước ngoài…
Được biết có thời kì, chúng ta còn định làm hồ sơ để UNESCO công nhận Hồ Xuân Hương ( nhân vật dân gian) là thi hào dân tộc như Hội đồng hòa bình thế giới đã từng công nhận thi hào dân tộc Nguyễn Du. Xuân Diệu đã có tập sách Ba thi hào dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương…Hãy chỉ nói hai vấn đề rất lớn và rất nhỡn tiền trong văn chương, chưa kể trong các loại khoa học đòi hỏi sự chính xác khác. Ví như nguyên nhân cuộc khởi nghĩa Mai Thúc Loan, sách giáo khoa sử học, ở tất cả các cấp, hàng vài chục năm, đã viết, do Mai Thúc Loan cùng nông dân Nghệ Tĩnh phải gánh vải cống sang Trung Hoa cho Dương Quí Phi ăn… mà nổi dậy chống quân nhà Đường. Khi tra vào tiểu sử Dương Quí Phi thì Mai Thúc Loan khởi nghĩa năm 713, năm ấy, bố mẹ Dương Quí Phi còn chưa lấy nhau.
Năm 719, nghĩa là 6 năm sau, Dương Ngọc Hoàn mới sinh ra, năm 736 mới vào cung, năm 739 mới làm phi cho vua Đường Minh Hoàng và được gọi là Dương Quí Phi… (chưa kể việc gánh vải vài chục năm sau ấy, ở Quảng Châu , Trung Hoa, chứ không phải ở Việt Nam) . Rồi em bé Đuốc sống Lê Văn Tám. Tôi đã có 7 năm dạy học ( 1962 – 1969) và 22 năm làm bí thư chi đoàn và bí thư đoàn, (1962 – 1974), thường nêu cao tấm gương anh hùng hiếm có của anh.
Nhưng chỉ một lần, đến thăm kho xăng ở Hà Khẩu, thị xã Hồng Gai, một kho xăng loại nhỏ, sau khi nghe thuyết trình về hệ thống cấu trúc, bảo ôn, và nguyên tắc bảo vệ của các kho xăng, tôi đã nghi ngờ chuyện Lê Văn Tám là bịa rồi…Biết bao trường học, con đường. công viên… hiện vẫn còn mang tên Lê Văn Tám… Gần đây, giáo sư Phan Huy Lê, một nhà sử học đầu ngành và là chủ tịch Hội Khoa học lịch sử Việt Nam đã công bố công khai trên báo chí và trên Đài Truyền hình Việt Nam, ý kiến của giáo sư Trần Huy Liệu, trước khi mất (cũng giống như giáo sư Bùi Duy Tân) về việc ông, khi làm Bộ trưởng tuyên truyền, đã tạo ra hình tượng anh hùng này, chỉ để tuyên truyền trong kháng chiến chống Pháp, thì tôi tin ngay và càng thêm kính trọng nhân cách hai vị giáo sư.
Rồi cành đào Thăng Long mà vua Quang Trung gửi tặng Ngọc Hân công chuá đang ở Phú Xuân (Huế) là do một nhà viết chèo bịa ra, sau này được sử dụng trong nhiều cuốn sách như một tư liệu chính thức về mối tình cao đẹp của vị anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
Gần đây, tôi được biết tại nhà thờ danh nhân văn hóa Chu Văn An (Chu An) tại Chí Linh, Hải Dương có dòng chữ sơn son thiếp vàng lớn để thờ: “Ta chưa thấy nước nào coi thường sự học mà khá lên được”. Dưới câu đại tự đó đề CHU VĂN AN, như một câu danh ngôn “Hiền tài là nguyên khí quốc gia…” của Thân Nhân Trung vậy. Ai cũng ngạc nhiên vì chưa từng thấy Chu An nói thế, viết thế bao giờ. Sau hỏi ra mới biết đó là lời thoại trên sân khấu của nhân vật Chu An trong một vở kịch chèo. Vậy đó là lời của nhà viết chèo hôm nay đấy chứ. Chao ôi, cái nước mình nó thế (lời nhà văn Hoàng Ngọc Hiến) các nhà sử học chân chính, các nhà văn hoá thứ thiệt đi đâu cả rồi…
Ấy là chưa kể “phát minh khoa học” lạ lùng: “ăn ngô bổ hơn ăn gạo” …vân vân và vân vân…
Tôi có câu thơ: Ngày vĩ đại là ngày không nói dối… Bởi tôi biết “không nói dối” là một điều rất khó tránh và không ít trường hợp, ta dùng nó như một phương tiện hành xử. Vì những lời nói dối, dễ được nghe hơn những lời nói thật, nhất là với đàn bà, trẻ con và các cấp trên.
Ví như tôi thường kể cho các cháu ngoại nghe về lòng tốt đến không thể nào có, của các bà tiên, ông bụt, trong các chuyện cổ, mà đương nhiên là tôi vẫn biết đó là những điều bịa tạc giả dối.
Ngay từ lúc lọt lòng, mình đã dạy thế hệ sau sự giả dối rồi…Vậy thì còn biết trách ai đây ?…

Kiến thức 1 học sinh (có thể là cá biệt) ở thủ đô Hà nôi, trung tâm văn hóa cả nước.

Đăng lại từ Blog Nguyễn Xuân Diện.

THƯ GIÃN CUỐI TUẦN: CÙNG CÂU CÁ VỚI BẠN HỌC SINH LỚP 11


Nhân chiều thu cuối tuần, mời chư vị đi câu cá cùng một em học sinh lớp 11 ở Quận Đống Đa, Hà Nội:

 


Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

Sai thì sửa. Quanh co chỉ làm vấn đề thêm rối.

Người dân Việt hôm nay không phải là người dân làng Vũ Đại, Ông Trần gia Thái ĐPTTHHN càng không thể là anh Chí mà muốn nói gì thì nói. 
Chuyện anh Chí chửi cà làng Vũ đại chứ có chửi đích danh ai đâu mà đôi co với thằng Chí Phèo để thiệt thân, vì thế cả làng đều im tiếng, đấy là chuyện của  thời đế quốc sài lang. Thời nay, Đảng lãnh đạo NHÂN DÂN làm chủ quyết không để ai xúc phạm đến mình. Những kẻ nói năng văng mạng như anh Chí, nhẹ thì đi tập trung phục hồi nhân phẩm, nặng thì áp dụng điều này điều kia của pháp luật cho đi cải tạo.
Về vụ kiện ĐPTTHHN của những yêu nước biểu tình chống TQ gây hấnngày 21/10, Thẩm phán Nguyễn Văn Thắng đại diện Tòa án Nhân dân Quận Đống Đa đã trả lại đơn kiện cho những người từng tham gia biểu tình chống Trung Quốc Những người này cáo buộc đã bị Đài Truyền hình Hà Nội gọi là ‘phần tử phản động’ trong một phóng sự hồi tháng Tám lên án phong trào biểu tình chống các hành động của Trung Quốc trên Biển Đông.
Trong thông báo trả lại đơn khởi kiện do Thẩm phán Thắng ký, Tòa án Quận Đống Đa cho biết nguyên nhân họ không thụ lý vụ kiện vì đây là trường hợp bên nguyên ‘không có quyền khởi kiện’.
Bản thông báo giải thích là ‘việc Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội đưa tin, bình luận về một số cuộc biểu tình có thật trên địa bàn thủ đô là thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của thành phố’.
Tòa án Quận Đống Đa cũng thừa nhận là Đài Truyền hình Hà Nội ‘đưa tin về sự việc có hình ảnh các ông [nguyên đơn]’.
Tuy nhiên việc đưa hình ảnh này ‘không nêu cụ thể đích danh ai, không xuyên tạc cũng không có lời bình, nhận xét có nội dung vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm và gây thiệt hại đến cá nhân nào’.
Xem ra ông thẩm phán này đã dựa vào “luật dân dã làng Vũ đại” của nhà văn Nam Cao.
Người dân chúng tôi hằng ngày quay cuồng lo kiếm bát cơm manh áo chưa tùng đọc bất cứ điều luật nào hôm nay mới biết người dân mình “không có quyền khởi kiện” vì bên bị “thực hiện chức năng cơ quan ngôn luận của thành phố’.” Và “‘không nêu cụ thể đích danh ai… và gây thiệt hại đến cá nhân nào’”. Lập luận này đúng giọng dân làng Vũ đại. Điều cũ rích của xã hội trong tác phẩm văn học của nhà văn Nam cao bị cách mạng đạp đổ trong dĩ vãng nay bất ngờ hiện lên tươi mới như chưa từng mất đi.
(những đoạn chữ nghiêng được trích trên BBC Vietnamese.)

Món quà tâm huyết của trí thức Việt dâng lên tổ quốc.


TS. Lê Văn ÚtTiến sĩ Toán học, Phần Lan

S. Lê Văn Út

Tạp chí lừng danh Nature tát một cú trời giáng vào mặt các học giả TQ về vụ đường lưỡi bò lấp liếm

*************************
*************************************
*************************

Tạp chí lừng danh Nature tát một cú trời giáng vào mặt các học giả TQ về vụ đường lưỡi bò lấp liếm

Như đã nêu, bằng vũ khí khoa học, các học giả Việt đã phản đối quyết liệtđường lưỡi bò phi pháp mà TQ đang cố tình áp đặt trên biển Đông, chiếm hơn 80% diện tích khu vực này. Việc làm này đã xâm phạm nghiêm trọng vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam và các nước trong khu vực.
TQ đã thực hiện nhiều thủ đoạn tuyên truyền kiểu “mưa dầm thấm lâu” để ru ngủ thế giới rằng vùng biển nằm trong đường lưỡi bò phi pháp là của họ. Một trong các thủ đoạn đó là thủ đoạn nhồi sọ và ép buộc các nhà khoa học đáng thương của họ phải thực hiện hành vi phản khoa học: khi công bố các bài báo khoa học có dính tới bản đồ TQ thì phải nhét cái đường lưỡi bò phi pháp vào. Dẫu biết đây là việc làm phản khoa học, nhưng các nhà khoa học đáng thương của họ không biết phải làm sao nên đã nhắm mắt làm liều, vì nếu không thực hiện thủ đoạn phản khoa học của lãnh đạo TQ thì cuộc sống của họ sẽ bị đe dọa về mọi mặt. Chính vì thế mà trong thời gian gần đây, nhiều bài báo khoa học từ TQ trên các tạp chí khoa học quốc tế đã xuất hiện bản đồ TQ với cái đường lưỡi bò phi pháp.
Với tình yêu non sông sâu nặng, với tình thần “có gì đánh đó”, những người con đất Việt ở khắp nơi trên thế giới đã không làm ngơ trước hành động (gián tiếp) xâm lược của TQ đối với biển đảo thiêng liêng của tổ quốc. Giới tri thức Việt đã tập hợp viết thư phản đối các tạp chí khoa học có đăng bài của các tác giả TQ có bản đồ TQ với cái lưỡi bò phi pháp.
Đây có thể nói là một quá trình gian nan. Ngay cả các ban biên tập các tạp chí khi nhận được thư phản đối từ các tri thức Việt, họ cũng không hiểu “chuyện gì đã xảy ra”. Vài biên tập viên của các tạp chí còn “tố” ngược lại các học giả Việt: các anh nói chuyện chính trị, chúng tôi không bàn chính trị! Một biên tập viên người Canada của tạp chí Climate Change đã sỉ nhục khéo tôi vì tôi đã “tố cáo” họ liên tiếp 2 lần.
Tuy nhiên, quá trình đấu tranh của các tri thức Việt cũng đã có nhiều kết quả thú vị. Hai kết quả quan trọng bước đầu là:
  1. Tổng biên tập tạp chí Waste Management, TS. Raffaello Cossu – giáo sư ĐH Padova – một thành phố cổ kính của nước Ý, đã nhận thức được việc đăng bản đồ TQ có đường lưỡi bò là một sai lầm và ông đã quyết định: sẽ cho đăng bài đính chính.
  2. Trong thư phản hồi cho tổng biên tập tạp chí Climate Change, Xuemei Shao thuộc Viện khoa học địa lý và tài nguyên thiên nhiên ở Bắc Kinh đã nhục nhã thú nhận “việc nhét đường lưỡi bò vào bản đồ là do yêu cầu của chính phủ TQ” (có thể hiểu: chính phủ TQ buộc chúng tôi làm thế, chứ bản thân chúng tôi thật ra cũng biết là nó phản khoa học, không nhét đường lưỡi bò vào thì chúng tôi khó sống!).
Hai chi tiết thú vị này đã hun đúc tinh thần đấu tranh xóa đường lưỡi bò của các tri thức Việt, nhưng quan trọng hơn là tri thức Việt đã nhận thức đầy đủ về tính phi pháp và phản khoa học của đường lưỡi bò.
Vừa qua, tạp chí nổi tiếng Science (2010 impact factor là 31.377, xếp thứ 11 trong 7170 tạp chí ISI, xem phần phụ lục) đã ra một thông báo sau khi nhận được sự phản đối liên tục của tri thức Việt. Thông báo ghi: độc giả có thể đã hiểu sai, Science không đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền, tạp chí sẽ kiểm tra lại quy trình nhận bài liên quan bản đồ để tránh dính các vụ tranh chấp. Tuy Science không nói thẳng: sai, sửa lại và sẽ không đăng đường lưỡi bò, nhưng người viết tin tưởng rằng Science sẽ không đăng bài có bản đồ dính đường lưỡi bò phi pháp đến từ anh bạn bành trướng TQ. Tôi đoán rằng Science đã biết sai nhưng cố tình lấp liếm là do tính tự cao, nhưng trong khoa học thì đó là một sai lầm.
Và hôm nay, tôi xin phép được “mãn nguyện” vì một tạp chí lừng danh khác, không kém gì Science, là Nature đã lên tiếng chính thức, thẳng thắn về tính phi pháp và phản khoa học về cái đường lưỡi bò trong bản đồ của TQ thông qua hai bài viết: một thông báo của ban biên tập và một bản tin. Và coi như hy vọng tuyên truyền đường lưỡi bò của TQ thông qua các tạp chí khoa học đã tiêu tan thành mây khói.
Trước khi điểm dịch vài chi tiết quan trọng mà Nature đã nêu, xin có đôi nét về tạp chí này. Nature là một tạp chí tổng quát, có thể nhận đăng bài trong tất cả các lĩnh vực. Và tạp chí này chỉ nhận đăng những kết quả mang tính khám phá, những phát minh lớn. Những người có bài đăng trên tạp chí này, cũng như Science, thường có cơ hội nhận được giải thưởng cao trong khoa học (ngày hôm qua tôi được biết Viện Hàn Lâm Phần Lan đã yêu trong hội đồng khoa học của họ làm một so sánh về số lượng bài đăng của Phần Lan trên hai tạp chí Science và Nature với các nước trong khu vực Bắc Âu). Chỉ số trích dẫn, impact factor, của Nature hiện tại là 36.104, xếp thứ 6 trong 7170 tạp chí của ISI (cao hơn Science 5 bậc). Xin xem thêm phần phụ lục.
Như đã nói, Nature đã đăng hai bài lên án và tẩy chay cái đường lưỡi bò phi pháp:
(1) Bài dạng tin tức: David Cyranoski, Angry words over East Asian seas,Nature 478, 293-294 (2011), 19 October 2011.

*
(2) Thông báo của ban biên tập: Editorial, Uncharted territoryNature 478, 285 (20 October 2011)
*
Trong bài thứ nhất, phóng viên David Cyranoski của Nature, hiện phụ trách khu vực Châu Á – Thái Bình Dương,
viết:
  1. Các cuộc đụng độ, tranh chấp trên biển không dính dáng gì đến khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và các tạp chí khoa học TQ đang bị kéo vào việc tranh chấp lãnh thổ giữa TQ và các nước trong khu vực.
  1.  Trong khi các vụ chạm trán giữa các tàu thăm dò đang gây căng thẳng trong khu vực thì chính phủ TQ lại đang bị tố cáo về việc dùng các công trình nghiên cứu của các nhà khoa học của họ để tiếp sức cho việc tuyên bố chủ quyền của nước này.
  2. Vụ tranh chấp biển đảo đang tràn lên các tạp chí khoa học. Nhiều ý kiến phê bình cho rằng các nhà nghiên cứu của TQ đang cố tình giúp nước họ chiếm trọn biển Nam Trung Hoa bằng việc sử dụng các bản đồ có đường biên mở rộng ra biển. Ví dụ, trong bài “Piao, S. et al. Nature 467, 43-51 (2010)”, có cái bản đồ của TQ bao gồm hầu hết phần biển Nam Trung Hoa như đã là một phần của TQ từ trước.
  3. Hành động có phần lấp liếm của Science: khẳng định không đứng về bên nào, không nhận sai nhưng hứa sẽ xem lại quy trình xét duyệt để không dính dáng tới các vụ tranh chấp lãnh thổ.
  4. Ông Michael Oppenheimer, ĐH Princeton và là tổng biên tập tạp chí Climate Change, đã vô tâm với phản đối của các tri thức Việt. Lời lẽ nhẫn tâm của Oppenheimer: “đó không phải là vấn đề mà một tạp chí như của chúng tôi muốn đếm xỉa tới”.
  5. Trích lời của hai giáo sư bên Úc, Tuấn Nguyễn và Tuấn Phạm: khẳng tính phi pháp của đường lưỡi bò và thái độ vô trách nhiệm của các tạp chí khoa học như Science và Climate Change.
  6. Chế giễu các nhà khoa học của TQ đã nhét đường lưỡi bò vào bản đồ của TQ, cũng như sự thừa nhận nhục nhã là do bị chính phủ TQ ép buộc hay lấp liếm rằng “phải theo luật của TQ”.
Bài báo của phóng viên David Cyranoski có thể nói như là một cái tát tay vào mặt các học giả TQ và các biên tập viên của các tạp chí đã xem nhẹ việc phản đối của các tri thức Việt. Qua đây, một lần nữa, chúng ta có thể thấy được sự khôn ngoan và tinh thần khoa học của TS. Cossu, tổng biên tập tạp chí Waste Management.
Trong thông báo của ban biên tập, bài thứ 2, ban biên tập của Nature khẳng định:
  1. Các quan chức TQ lúc nào cũng nói khu vực biển Đông hay biển Nam Trung Hoa là của TQ và cái bản đồ TQ có đường chín đoạn cũng nằm trong mục tiêu này. Tuy nhiên chưa có một công ước quốc tế nào khẳng định vấn đề này.
  2. Việc các nhà khoa học TQ đưa bản đồ có đường chín đoạn vào các công bố khoa học là một hành vi phản khoa học. Đây là một động cơ chính trị dưới sự chỉ đạo của chính phủ TQ.
  3. Trong nhiều trường hợp, cái bản đồ có đường chín đoạn không liên quan gì đến nội dung khoa học của các bài báo.
  4. Các tác giả khi đăng bài trên Nature phải tránh nhồi nhét các vấn đề chính trị vào đó.
  5. Tác giả phải tránh đưa các bản đồ dính đến các vùng còn trong tình trạng tranh chấp vào các ấn phẩm khoa học. Nếu tác giả không tránh được điều này thì tác giả phải ghi rõ “khu vực đang tranh chấp”. Đối với các bài trên Nature, ban biên tập của Nature sẽ dùng quyền của mình để làm thế nếu tác giả vi phạm.
 Và chúng ta có thể xem hành động của Nature:
Cũng xin lưu ý thêm, Nature có đề cập đến một chi tiết kỳ quái liên quan đến sự can thiệp của chính phủ TQ vào các ấn phẩm khoa học: Ann-Shyn Chiang, giám đốc Trung tâm nghiên cứu về não thuộc ĐHQG Tsing  Hua ở Đài Loan, đã kinh ngạc với đề nghị của Yi Rao, một nhà thần kinh học thuộc ĐH Bắc Kinh, một người mà anh đã viết chung một bài báo khoa học. Rao đề nghị Chiang ghi địa chỉ cơ quan của anh trong bài báo là “Đài Loan, Trung Quốc” – cái tên mà Bắc Kinh thích. Chiang bảo Rao hoặc là ghi “Đài Loan” hay Đài Loan ROC (ROC – Republic of China), hoặc bỏ tên anh ra khỏi bài viết.
Tóm lại:
  1.  Nature đã lên án và có hành động cụ thể về việc làm phản khoa học của TQ, chính phủ và các nhà khoa học của họ, về việc nhét cái đường lưỡi bò phi pháp vào các ấn phẩm khoa học.
  2. Nature cũng đã “đá giò lái” các tạp chí và cá biên tập viên đã có thái độ vô trách nhiệm với việc phản đối của các tri thức Việt. Đau nhiều nhất là tạp chí Science, một đối thủ của Nature nhưng có vẻ “kém” hơn tí xíu; Climate Change cũng cùng chung cố phận.
  3. Nature đã khẳng định (không phải lấp liếm): không chấp nhận các bản đồ dính cách vùng đang trong vòng tranh chấp xuất hiện trên tạp chí của họ. Nếu có thì phải có ghi chú: vùng đang tranh chấp. Và nếu tác giả không thực hiện điều đó chính ban biên tập sẽ dùng quyền của họ để thực hiện nguyên tắc này.
  4. Việc đấu tranh của các tri thức Việt vừa qua nhìn chung đã thắng lợi. Thắng lợi này là một món quà rất ý nghĩa cho tổ quốc Việt Nam thân yêu.
  5. Tuy nhiên, một cuộc chiến mới cũng đã bắt đầu – tri thức Việt đang đấu với gã khổng lồ Gu-gồ để buộc gã phải xóa ngay cái đường 10 đoạn trong phiên bản tiếng Hoa của bản đồ TQ trên Google chiếm trọn biển Đông.
Với kết quả tốt đẹp từ Nature, cũng là một cái tát trời giáng vào mặt các học giả TQ về vụ đường lưỡi bò lấp liếm, chúng ta có thể tư tin hơn trong các cuộc chiến tiếp theo nhằm xoá sạch cái đường lưỡi bò phi pháp mà TQ đang cố tình áp đặt lên biển Đông hay biển Nam Trung Hoa.
Xin chân thành cảm ơn và khâm phục tinh thần khoa học, tính bền bĩ và tình yêu quê hương sâu nặng của các tri thức Việt. Chúng ta đôi lúc cũng có những bất đồng nhưng tấm lòng với quê hương, với nước Việt thương yêu đã kết dính chúng ta lại với nhau.
Cũng xin cảm ơn một thân hữu đã sớm đưa tin về kết quả chiến thắng từ Nature.
———
TS Lê Văn Út, ĐH Oulu, Phần Lan
url: http://cc.oulu.fi/~levanut/; http://utvle.wordpress.com/