Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Tài xế taxi bị đánh vì không chịu vượt đèn đỏ

Đêm 20-3, anh Đỗ Quốc Thái, tài xế taxi Mai Linh - Chi nhánh Cần Thơ, bị một hành khách tên Thắng đánh bằng dây thắt lưng vào đầu, tay và lưng, phải nhập viện.

Nguyên nhân anh Thái bị đánh vì không chịu vượt đèn đỏ theo yêu cầu của vị khách này. Thông tin ban đầu cho biết người khách trên tên là Thắng, cán bộ Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang.
 
Trao đổi với Báo Pháp Luật TPHCM, lãnh đạo Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đã được Công an TP Cần Thơ thông tin vụ việc và đang xem xét, xác minh để làm rõ.
 
Theo tường trình của tài xế Thái, lúc lên xe ông Thắng nồng nặc mùi rượu. Trên đường đi, hai lần xe gặp đèn đỏ anh Thái dừng lại thì khách nói: “Cứ vượt đèn đỏ, có chuyện gì tao lo”. Hai lần anh Thái đều không thực hiện, người khách dọa lấy súng ra bắn. Lần thứ ba, xe gặp đèn đỏ tại nút giao IC3 - thuộc đường dẫn cầu Cần Thơ, người khách tiếp tục kêu anh Thái vượt qua. Khi anh Thái không nghe theo, khách từ băng ghế sau chồm lên siết cổ anh, tay còn lại chụp vô lăng xe.
 
Lập tức anh Thái tấp xe vào lề, yêu cầu khách xuống xe vì không thể phục vụ. Vừa nói dứt lời, khách hùng hổ rút dây thắt lưng quất liên tiếp vào người anh Thái. Thấy vậy người dân và lực lượng CSGT trạm cửa ô Hưng Phú (Công an TP Cần Thơ) đến can thiệp, báo tin cho Công an quận Cái Răng lập biên bản.
Theo GIA TUỆ (Pháp Luật TPHCM)

Đến hôm nay:

Tài xế Mai Linh hòa giải với thiếu tá Thắng

Thứ Hai, 28/03/2011 19:25

(NLĐO)- Ngày 28-3, tại Công an phường Hưng Thạnh (quận Cái Răng, TP Cần Thơ), thiếu tá Bùi Minh Thắng, Phó Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt - Công an tỉnh Hậu Giang, đã có buổi hòa giải với anh Đỗ Quốc Thái, tài xế taxi Mai Linh.

Theo tài xế Thái, do ông Thắng say rượu và anh nóng tính nên có xô xát qua lại. “Không ai bị thương tích nghiêm trọng nên chúng tôi muốn hòa giải để tiếp tục công việc”, anh Thái nói.
 
Anh Thái cũng cho biết chỉ bị xây xát nhẹ ngoài da nên không yêu cầu ông Thắng bồi thường tiền thuốc.
 
Tài xế Thái bị đánh ở đầu và lưng. Ảnh: Pháp Luật TPHCM
 
Riêng về việc thiếu tá Thắng dùng những lời lẽ thô tục và bắt anh Nguyễn Quốc Doanh - CSGT trạm Cửa Ô (TP Cần Thơ) - quỳ lạy, nếu không sẽ dùng súng bắn - cũng đã được những người có liên quan xác nhận với cơ quan điều tra.
 
Chiều 28- 3, đại tá Nguyễn Hoàng Diệu, Phó Giám đốc Công an tỉnh Hậu Giang, khẳng định: “Nếu có kết luận cụ thể thiếu tá Thắng làm sai thì xử lý đúng theo quy định của ngành. Chúng tôi sẽ kết thúc vụ việc trong tuần này”. 
 
Trước đó, ngày 27-3, Công an tỉnh Hậu Giang đã đề nghị Công an TP Cần Thơ trích xuất hình ảnh camera quay tại Trạm Cửa Ô đêm 20-3 để tìm chứng cứ nhưng không thành do hệ thống camera này... đang sửa chữa.
VPMT

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

Chuyện lạ kỳ: Hết mù, hết câm sau khi... "chết"

Câu chuyện hy hữu và kỳ lạ xảy ra đối với ông Nguyễn Văn Bé cư ngụ tại xóm Rạch Ruộng, tổ 19, ấp Long Châu, phường Tân Lộc, quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ cách nay 10 năm. Bị câm và mù, sau một trận đột quị, ông tự dưng sáng mắt và nói chuyện bình thường. Chuyện không mới nhưng lạ lẫm nên lời đồn thổi lan xa khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Người trần mắt thịt
Câu chuyện về ông Bé “câm” không ồn ào xốc nổi nhưng thỉnh thoảng lại rộ lên đồn đại rằng: Kiếp trước ông Bé là một tiên ông trên thiên đình. Một hôm, vô tình "tiên ông Bé" trông thấy Ngọc Hoàng léng phéng với cung nữ. Thay vì giữ bí mật điều đó, "tiên ông Bé" lại ngứa miệng kể lung tung khắp thiên đình. Ngọc Hoàng biết chuyện, tức giận đày ông Bé xuống trần gian bắt chịu tội câm, mù nửa kiếp người.
Trên chuyến phà Thốt Nốt - Tân Lộc vượt sông Hậu, khi được hỏi thăm, một cô bé bán vé số đã  liến thoắng nói: "Ở đây ai cũng biết ông Bé “câm”. Ổng vừa mù vừa câm từ lâu lắm, tự dưng té lăn ra chết, khi sống dậy ổng hết mù hết câm luôn. Dân ở xứ khác đồn ổng là người trên trời xuống, chứ dân ở đây chỉ biết ổng là người trần mắt thịt thôi".
Ngôi nhà tồi tàn của ông Bé không dễ tìm mặc dù chỉ cách bến phà Tân Lộc - Thốt Nốt non 4 cây số vì nó nằm nép sau một cụm dân cư nửa thôn, nửa thị của cái cù lao chơi vơi giữa sông hậu. Chủ nhà - ông Bé “câm” - tiếp khách bằng vẻ mặt đôn hậu và giọng nói chậm rãi hiền từ nhưng rành mạch ý tứ. Ông khẳng định ngay: "Không có chuyện thần thánh gì trong chứng bệnh của tôi cả. Tôi chỉ là người bình thường".
Ông Lê Văn Tằng (trái) và ông Bé.
Ông cho biết mình sinh năm 1949, là con cả trong gia đình thuần nông gồm 6 anh em. Năm 26 tuổi, ông lập gia thất rồi được cha mẹ cho một miếng đất cất nhà ở riêng và vài công ruộng. Tuy không cao to vạm vỡ nhưng sức khỏe ông hoàn toàn bình thường và đủ sức đảm đương công việc đồng áng. Công việc nhà nông không giàu có nhưng đủ để ông nuôi vợ.
Năm 27 tuổi (năm 1977), tai họa đã bất ngờ đổ ập xuống bản thân ông. Hôm đó, ông cùng với 2 người bạn trong xóm là ông Lê Văn Dẻ và Trần Văn Bơ đi cuốc cỏ mía thuê cho ông Hồ Văn Vốn. Suốt buổi sáng, ông làm việc bình thường, không có triệu chứng nào khiến ông cảm thấy sức khỏe mình có vấn đề. Sau khi nghỉ trưa, buổi làm việc chiều bắt đầu được 1 giờ, đang cuốc cỏ, bất ngờ ông cảm thấy trời đất mù mờ như có một tảng mây lớn sà xuống bao phủ khắp người.
Tưởng đó là thời tiết bất thường, ông gọi mọi người hỏi. Chưa nhận được câu trả lời của bạn thì "mây mù" tan biến. Ngay sau đó, ông ngã gục, bất tỉnh. Khi tỉnh dậy, ông đã thấy mình nằm trong Bệnh viện Thốt Nốt. Khi đó, ông cảm thấy cơ thể mình vẫn bình thường, không có cảm giác mệt mỏi của bệnh tật, tuy nhiên, ông nghe rất rõ mọi người hỏi han nhưng không thể trả lời, dù rất cố gắng.
Sau một tuần lễ theo dõi, các bác sĩ ở Bệnh viện Thốt Nốt không thể tìm ra nguyên nhân đành chuyển ông lên tuyến trên là Bệnh viện Cần Thơ. Tại đây 2 bác sĩ chuyên khoa thần kinh trực tiếp điều trị cho ông là bác sĩ Cát và bác sĩ Mậu. Bác sĩ Cát là một bác sĩ giỏi đã từng đi tu nghiệp ở Mỹ trước năm 1975, và bác sĩ Mậu là bác sĩ từng học ở Liên Xô cũ được điều chuyển công tác từ Hà Nội về Cần Thơ từ năm 1976.
Sau 2 năm theo dõi điều trị chứng câm cho ông, cả hai bác sĩ đành bó tay. Y chứng của ông chỉ ghi là: Triệu chứng đông máu thần kinh trung ương. Họ cho ông xuất viện với lời dặn mỗi tháng tái khám 1 lần. 2 năm trị bệnh, tài sản ông chẳng còn gì. Vì vậy, ông không thể tái khám theo lời dặn của bác sĩ mà chấp nhận kiếp sống khuyết tật. Khi muốn trò chuyện, ông phải dùng bút viết ra. Từ đó, lối xóm gọi ông bằng cái tên Bé “câm” cho đến tận bây giờ. Tuy câm, nhưng sức khỏe bình thường, nên ông làm thuê, cuốc mướn để nuôi vợ và trả nợ trị bệnh. Thời gian này, vợ ông sinh cho ông 3 đứa con trai hoàn toàn khỏe mạnh.
Thấy cảnh ông khổ, chính quyền địa phương đưa ông vào diện cứu trợ khuyết tật.
Trở lại với đời, trả nợ nghĩa nhân
20 năm sau cái ngày bị câm (năm 1997), một buổi đầu hôm, ông đi uống cà phê ở quán giải khát của ông Tư Lễnh đầu xóm về đến nhà thì cảm thấy trong người khó ở. Theo thói quen trị cảm ở miệt quê, ông ra dấu nhờ vợ cạo gió, thoa dầu nóng rồi nằm nghỉ ngơi. Một lúc sau ông cảm thấy mọi vật quay cuồng, tối sầm. Hoảng sợ, ông ngồi dậy quờ quạng rồi té sấp xuống đất bất tỉnh. Bà con chòm xóm cùng với vợ ông đưa ông đi bệnh viện cấp cứu. Sáng hôm sau ông hồi tỉnh nhưng đôi mắt thì mù hẳn. Nhãn cầu vẫn đen láy nhưng bất động. Một lần nữa các bác sĩ lại bó tay trước chứng bệnh của ông.
Do không có tiền nằm viện nên vợ ông đưa chồng về nhà chấp nhận kiếp sống vừa câm vừa mù. Từ đó, suốt ngày ông chỉ quanh quẩn trong nhà với cây gậy dò bước chân. Cuộc đời ông trở nên bế tắc. Nhiều lúc thấy vợ con khổ cực làm lụng nuôi mình, ông thương lắm. Và từ đó ông cố gắng tập đan lát để kiếm tiền phụ giúp vợ con.
Một đêm giữa năm 2001, tức là đã 24 năm chịu sống cảnh tật nguyền, ông đang ngồi trên giường thì té lăn quay xuống đất. Vợ ông hốt hoảng tri hô cầu cứu. Ông Lê Văn Tằng, là hàng xóm sát vách nhà ông, chạy sang. Ông Tằng kể: "Khi tôi qua đến nơi thì thấy ông Bé nằm ngay đơ dưới đất, phổi ngưng thở, tim ngưng đập, mạch không còn. Thấy nó đã chết, tôi bảo vợ con nó thắp nhang và chuẩn bị lo hậu sự".
Ông Tằng và vài người hàng xóm khiêng ông Bé “câm” đặt lên giường để làm thủ tục cho người chết. Khói nhang giữ vong đang cháy nghi ngút, mọi người tất bật dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị lễ tang thì đột ngột ông Bé “câm” mở mắt ra, ngồi bật dậy, nhìn khắp lượt rồi cất tiếng hỏi: "Sao mọi người đông quá vậy?". Một số người yếu bóng vía bỏ chạy thục mạng. Bởi người ta đã quen với hình ảnh ông Bé câm lặng và mù lòa. Giờ thấy ông đang chết, sống dậy, cất tiếng và nhìn láo liêng, ai cũng hoảng.
Sau khi tỉnh trí, mọi người xúm lại hỏi han, ông Bé trò chuyện bình thường như chưa từng xảy ra chuyện bị câm suốt mấy chục năm qua. Ông nhìn thấy mọi vật rõ ràng. Ông cũng không cảm thấy mệt mỏi hay bất kỳ triệu chứng nào của bệnh tật.
Ông Bảy - nguyên là Tổ trưởng tổ dân phố 19 - và vợ là bà Hồng - hiện là cán sự phụ nữ tổ 19 - xác nhận: "Chúng tôi sống ở đây từ nhỏ, chứng kiến ông Bé bị khuyết tật suốt mấy chục năm nay. Chúng tôi đã đưa ông vào diện tật nguyền nghèo khó để chính quyền hỗ trợ nhưng sau khi ổng hết câm, hết mù đột ngột, chúng tôi phải đưa ổng ra khỏi danh sách tật nguyền của địa phương. Trong mục lý do đưa ra khỏi danh sách, chúng tôi không biết phải ghi làm sao, đành ghi chung chung là: Tự dưng hết tật nguyền".
10 năm nay, sau cái ngày hết tật nguyền "ngang xương", mắt ông Bé vẫn sáng và phát âm tốt như chưa từng bị bệnh. Nhớ lại những ngày bệnh tật không đủ tiền thuốc thang và phải nhờ bà con lối xóm giúp đỡ, ông quyết định đi học một khóa đông y rồi tham gia vào hội thuốc đông y từ thiện của địa phương để trả nợ nhân nghĩa với đời và tạ ơn cõi huyền linh.
Ông George Hudspeth.
Theo tạp chí The Sun, tháng 2/2011, ông George Hudspeth, người Northamptonshire, nước Anh, đột nhiên cảm thấy ánh sáng lờ mờ hiện ra và những hình ảnh xung quanh trở nên rõ nét sau khi ông hôn bức ảnh người vợ quá cố của mình.
Ông đã bị mù mắt suốt 10 năm và thường để một tấm ảnh của người vợ đã mất ở đầu giường để tưởng nhớ bà. Mỗi tối trước khi đi ngủ, ông luôn hôn tấm ảnh của vợ suốt từ tháng 11/2009, khi vợ ông mất.
Một ngày cuối tháng 2 vừa qua, sau khi làm công việc thường lệ là hôn bức ảnh và nghĩ về bà, ông bắt đầu cảm thấy mọi vật trở nên rõ ràng. Vào sáng hôm sau, mắt ông bỗng nhiên trở lại trạng thái khỏe mạnh và nhìn được bình thường.
Ông cho rằng, nhờ tình yêu của ông với người vợ quá cố mà mắt ông đã sáng lại sau 10 năm bị mù. Nhiều người nghĩ đây là một điều kỳ diệu không thể tin được. Tuy nhiên, ông George đi khám bác sĩ và được biết mắt ông hoàn toàn khỏe mạnh. Sau khi nhìn được mọi thứ, ông quyết định thức trắng một đêm để xem tivi và đọc sách.
Bé Cò.
Báo CAND đã từng đăng bài viết về cậu bé Đặng Văn Thủy thường được gọi là Cò, sinh ngày 10/1/2003, ở thôn Xuân Dục, xã Xuân Ninh (Quảng Ninh, Quảng Bình). Từ khi sinh ra đến năm 3 tuổi, Thủy hoàn toàn không biết nói, thậm chí còn bị điếc. Cả nhà ai cũng nghĩ Thủy giống bố là anh Đặng Văn Chung, bị câm từ nhỏ. Bỗng dưng khi được 3 tuổi, bé Cò cất tiếng nói đầu tiên, trọn vẹn một câu khi nhận gói quà của người cô từ miền Nam: "Quà của o gửi về". Cả nhà mừng rơi nước mắt.
Từ lúc bắt đầu biết nói, Cò còn làm nhiều người đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Cậu đếm từ 1 đến 100, rồi đếm ngược từ 100 đến 1 rành rọt. Ngoài ra, em còn có trí nhớ cực tốt, mua bảng chữ cái về, em chỉ đọc một lần là thuộc, có thể viết xuôi ngược đều được và còn ghép lại với nhau thành từ.
Cậu bé Đặng Văn Thủy được trao tặng bằng chứng nhận là "Thần đồng đất Việt" vào năm 2007.
(Theo ANTG)

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2011

Văn Cao với Thiên Thai



Sáng tác: Văn Cao 

Tiếng ai hát chiều nay vang lừng trên sóng
 
Nhớ Lưu Nguyễn ngày xưa lạc tới Đào Nguyên
 
Kìa đường lên tiên, kìa nguồn hương duyên
 
Theo gió tiếng đàn xao xuyến
 
Phím tơ lưu luyến, mấy cung u huyền
 
Mấy cung trìu mến như nước reo mạn thuyền
 

Âm ba thoáng rung cánh đào rơi
 
Nao nao bầu sương khói phủ quanh trời
 
Lênh đênh dưới hoa chiếc thuyền lan
 
Quê hương dần xa lấp núi ngàn
 
Bâng khuâng chèo khua nước Ngọc Tuyền
 
Ai hát trên bờ Đào Nguyên
 

Thiên Thai chốn đây Hoa Xuân chưa gặp Bướm trần gian
 
Có một mùa đào dòng ngày tháng chưa tàn qua một lần
 
Thiên Tiên chúng em xin dâng hai chàng trái đào thơm
 
Khúc nghê thường này đều cùng múa vui bầy tiên theo đàn
 

Đèn soi trăng êm nhạc lắng tiếng quyên đây đó nỗi lòng mong nhớ
 
Này khúc bồng lai là cả một thiên thu trong tiếng đàn chơi vơi
 
Đàn xui ai quên đời dương thế
 
Đàn non tiên đàn khao khát khúc tình duyên
 

Thiên Thai! Ánh trăng xanh mơ tan thành suối trần gian
 
Ái ân thiên tiên em ngờ phút mê cuồng có một lần
 

Gió hắt trầm tiếng ca tiếng phách ròn lắng xa
 
Nhắc chi ngày xưa đó đến se buồn lòng ta
 
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn quên trần hoàn
 
Cùng bầy tiên đàn ca bao năm
 
Nhớ quê chiều nào xa khơi
 
Chắc không đường về Tiên nữ ơi!
 
Đào Nguyên trước Lưu Nguyễn khi trở về
 
Tìm Đào Nguyên, Đào Nguyên nơi nao ?
 
Những khi chiều tà trăng lên
 
Tiếng ca còn rền trên cõi tiên.

Thứ Năm, 17 tháng 3, 2011

Không đội mũ bảo hiểm bị bắt và chết trong đồn công an...

(Trích trên BBC và các trang web Vietnam)
Chuyện người dân bị bắt vào đồn CA rồi chết vì sao đó không hiếm. Gần đây nhất :" Trung tá Nguyễn Văn Ninh, công an phường Thịnh Liệt (Hà Nội), đã bị khởi tố và bắt tạm giam để điều tra vì hành vi Cố ý gây thương tích, theo Điều 104 Bộ Luật Hình sự.
Ông Ninh bị gia đình ông Tùng tố giác đã cùng ba dân phòng hành hung ông Trịnh Xuân Tùng hôm 28/02 tại bến xe Giáp Bát, sau khi có cãi cộ về việc không đội mũ bảo hiểm.
Khi bị đưa về trụ sở công an làm việc, gia đình có xin phép đưa ông Tùng đi cấp cứu "nhưng công an không cho". Các bác sỹ sau đó chẩn đoán ông bị tổn thương hai đốt sống cổ gây liệt tứ chi và liệt cơ hô hấp gây tắc nghẽn đường phổi.
Ông đã được phẫu thuật ngày 01/03, nhưng tình trạng xấu đi và qua đời một tuần sau đó tại bệnh viện." 
Nổi cộm là vụ:
Nguyên thiếu úy làm chết người nhận án 7 năm tù
Ngày 1/3, TAND Bắc Giang đã tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thế Nghiệp (26 tuổi, nguyên thiếu úy công an huyện Tân Yên) 7 năm tù giam về tội "Làm chết người trong khi thi hành công vụ".
Sẽ công khai nguyên nhân ca tử vong tại trụ sở công an /Một thiếu úy bị điều tra làm chết người tại trụ sở công an
Nghiệp còn bị tòa án tuyên cấm đảm nhiệm các chức vụ trong ngành công an trong thời hạn 2 năm sau khi chấp hành xong hình phạt tù.
Theo cáo trạng, khoảng 18 giờ ngày 23/7/2010, anh Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, huyện Việt Yên) đi xe máy chở bạn gái đằng sau. Đến khu vực cây xăng ở thị trấn Cao Thượng, huyện Tân Yên, do không đội mũ bảo hiểm và không có đăng ký xe máy nên anh này đã bị cảnh sát đưa vào trụ sở Công an huyện lập biên bản vi phạm. Nghiệp, khi đó là thiếu uý công an được phân công làm nhiệm vụ.
Anh Khương không ký vào biên bản vi phạm mà năn nỉ Nghiệp bỏ qua lỗi vi phạm hoặc lập lỗi vi phạm nhẹ hơn nhưng Nghiệp không chấp nhận. Sau đó, Nghiệp khoác tay lên vai anh Khương đưa vào phòng làm việc của mình yêu cầu viết tường trình. Đến cửa phòng, thấy anh này chần chừ không muốn vào, Nghiệp dùng tay lôi vào rồi đẩy anh Khương ngồi xuống ghế tựa bằng gỗ.
Khi anh Khương phản ứng lại, Nghiệp giơ hai tay lên, bàn tay phải túm vào cằm, bàn tay trái xòe ra giơ cao ở phía sau đầu anh Khương và vỗ một lực theo chiều từ trên xuống dưới, từ sau ra trước vào đầu anh Khương...
Sau đó, Nghiệp tiếp tục dùng hai tay ghì ấn anh Khương ngồi xuống ghế, rồi đi rửa tay và sang phòng bên lấy giấy bút, yêu cầu anh Khương viết tường trình rồi bỏ ra ngoài sân.
Một lát sau, một cán bộ công an huyện vào phòng thấy anh Khương bất tỉnh trên ghế trong tư thế đầu ngoẹo sang một bên tựa lưng vào thành ghế. Khi vỗ vai gọi thì anh Khương trượt khỏi ghế, người mềm không có phản xạ gì và từ từ đổ xuống nền nhà.

Ngay sau đó, nạn nhân được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Tân Yên. Sau khi cấp cứu khoảng 30 phút không có kết quả, Bệnh viện xác định anh Khương đã chết.

Gia đình nạn nhân đòi biết sự thật dẫn đến:
6 người bị tạm giữ trong vụ đưa quan tài đến UBND tỉnh
Trong đám đông vây quanh trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang, một số người quá khích đã kéo đổ tường rào khu cổng phụ, ném đá vào lực lượng công an bảo vệ tại đây.
Chiều 26/7, Phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Bùi Văn Hải cho biết, chiều tối 23/7, cảnh sát giao thông Công an huyện Tân Yên phát hiện anh Nguyễn Văn Khương (21 tuổi, quê xã Hồng Thái) đi xe máy chở chị Phạm Thị Ngoãn (20 tuổi) có lỗi vi phạm an toàn giao thông.

Công an đưa phương tiện và người vi phạm vào trụ sở để lập biên bản xử lý. Khi ngồi trên ghế, anh Khương có biểu hiện sức khỏe không bình thường. Công an đã đưa anh đi cấp cứu ở Bệnh viện huyện Tân Yên. Đến nơi, anh Khương chết.
Công an và VKSND Bắc Giang đã tổ chức khám nghiệm hiện trường, tử thi. Rạng sáng 24/7, công an bàn giao tử thi cho gia đình anh Khương mai táng. Công an cùng VKS tỉnh đã trưng cầu giám định của cơ quan Pháp y Trung ương. Tối 24/7, Pháp y Trung ương khám nghiệm tử thi nhưng chưa có kết quả. Cơ quan công an giải thích gia đình để chờ.

Gia đình anh Khương tiếp tục đề nghị cơ quan công an cung cấp giấy tờ liên quan vụ việc. Sáng 25/7, đại diện công an tỉnh trao giấy tờ cho ông Nguyễn Văn Nhương, bố đẻ anh Khương, nhưng một số người gây sức ép để ông Nhương không nhận.

Theo ông Hải, đến 13h ngày 25/7, gia đình tổ chức đưa anh Khương đi an táng tại nghĩa trang địa phương. Khi đưa tang, một số người đã kích động đưa xe tang lên thẳng UBND tỉnh. Nhiều người tiếp tục tạo thành đám đông vây quanh trụ sở. Trong đám đông có những trường hợp kéo đổ tường rào khu cổng phụ và ném đá vào lực lượng công an bảo vệ tại đây, gây mất trật tự khu vực này.
Hiện, 6 người có hành vi kích động gây mất trật tự trị an đã bị cơ quan chức năng tạm giữ.
Cuối giờ chiều 25/7, lãnh đạo UBND tỉnh đã gặp gỡ, thuyết phục gia đình đồng ý đưa anh Khương về an táng ở nghĩa trang địa phương... Đám đông tụ tập tại khu vực trụ sở Ủy ban Nhân dân tỉnh giải tán, tình hình tại đây ổn định trở lại.
Và cuối cùng:
Xét xử vụ gây rối làm bị thương 20 cảnh sát
TAND thành phố Bắc Giang vừa mở phiên xét xử 10 người bị cáo trong vụ mang quan tài đến trụ sở UBND tỉnh Bắc Giang gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ.
6 người bị tạm giữ trong vụ đưa quan tài đến UBND tỉnhMột thiếu úy bị điều tra làm chết người tại trụ sở công an
Theo cáo trạng của VKSND thành phố Bắc Giang và diễn biến tại phiên tòa ngày 16/3, chiều 23/7/2010, anh Nguyễn Văn Khương đi xe máy vi phạm luật giao thông, bị Công an huyện Tân Yên giữ lại xử lý và tử vong tại đây.
Cho rằng chưa nhận được câu trả lời thỏa đáng của cơ quan chức năng tỉnh vềnguyên nhân cái chết của người thân, khoảng 13h ngày 25/7/2010, gia đình anh Khương cùng một số người họ hàng, thôn xóm đưa quan tài anh Khương đến UBND tỉnh, đề nghị lãnh đạo làm rõ nguyên nhân.
Khi đi đường, nhiều người dân hiếu kỳ tham gia tạo thành đám đông. Theo VKS, một số người đánh chiêng, đánh trống, la hét, chửi bới, chống đối các lực lượng làm nhiệm vụ, gây mất trật tự trị an. Tới trụ sở UBND tỉnh một số người đu bám, xô đổ hàng rào sắt, đập phá, ném gạch, đá...

Các cơ quan tố tụng cho biết, trong vụ việc trên 20 công an bị thương tích từ 2% đến 25%. Một số ôtô cảnh sát, xe máy của cá nhân và tài sản của UBND tỉnh bị hư hỏng, tổng trị giá thiệt hại hơn 120 triệu đồng.

Sau khi nghị án, HĐXX tuyên phạt Lê Quốc Huy 4 năm tù về tội gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. 6 người khác bị kết tội chống người thi hành cộng vụ gồm: Ngô Đức Khánh (2 năm tù), Lành Văn Thoại (2 năm tù), Hoàng Văn Sức (1 năm 6 tháng tù treo), Vũ Văn Tuấn (2 năm tù treo), Thân Quang Trung (2 năm 2 tháng tù treo), Nguyễn Hữu Luận (2 năm tù). Ba bị cáo còn lại cùng nhận 2 năm tù treo do gây rối trật tự công cộng là Nguyễn Xuân Hồng, Nguyễn Văn Sĩ và Thân Văn Thắng.

Tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai báo; cho rằng do quá khích, không làm chủ được bản thân; tỏ ra ăn năn, hối lỗi...

Ngoài 10 trường hợp nói trên, cơ quan điều tra làm rõ 15 người khác có hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chống người thi hành công vụ. Tuy nhiên, phần lớn những người này là thân nhân, họ hàng với gia đình anh Khương vì bức xúc nên vi phạm pháp luật, hành vi ít nghiêm trọng... không cần thiết phải xử lý hình sự nên cơ quan điều tra xử phạt hành chính.
--------------------------------------------------
Thử hỏi nếu không có vụ việc CA đánh chết người thì dân bắc giang hơi đâu phạm luật như 10 người vừa bị sử trên đây????
Hu hu: làm chết người phạt 7 năm tù
10  người đi đòi công lý bị phạt tổng cộng: 11 năm 6 tháng Giam và 10. năm 2 tháng treo. 

Thứ Tư, 16 tháng 3, 2011

Bạn đọc Dân trí cảm phục tinh thần Nhật Bản

(Dân trí) - Trước những tổn thất vô cùng lớn lao do thiên tai gây ra, hàng ngàn bạn đọc Dân trí không giấu nổi cảm xúc, gửi hàng vạn phản hồi về tòa soạn với sự ngưỡng mộ và khâm phục tinh thần người Nhật trước thảm họa mà người dân nơi đây đang phải gánh chịu.

Mọi người xếp hàng trước cửa một siêu thị ở Sendai, phía đông bắc Nhật Bản.
Vũ Hoàng Việt (Hanoi@hanoimedical.com.vn ):
Nước Nhật sẽ phát triển mạnh mẽ hơn!!! Vâng đó là một điều gần như chắc chắn cho dù thảm họa kép tấn công đất nước và người dân Nhật Bản cho tới giờ vẫn là không thể tượng tượng nổi.
Bản thân tôi đã rất hờ hững khi bỏ qua dòng tin chiều thứ sáu ngày 11 tháng 3 về động đất tại Nhật, vì cho rằng "Nước Nhật lúc nào mà chẳng động đất"! Tuy nhiên tôi đã rất hối hận khi tận tới nửa đêm mới xem tin trên NHK và nhận ra đó là một thảm họa rất lớn rất kinh hoàng!!! Cảm xúc mất mát và lo lắng thật lớn như chính với những người thân yêu của mình vậy!
Nhưng có than khóc, ủy mị, kể lể… cũng khó làm thay đổi được gì. Đó cũng không phải là cốt cách của nước Nhật và người dân Nhật Bản. Điều này chúng ta đã thấy qua  những hành xử, phản ứng từ chính khách đến những người dân thường Nhật Bản trong thảm họa này.
Từng cộng tác ít nhất là 5 năm với các đối tác Nhật Bản, cho tới nay chúng tôi chưa bao giờ phải phàn nàn về họ, mà ngược lại chúng tôi học được ở họ rất nhiều. Kiến thức, sự khiêm nhường, tính cẩn trọng, lòng thành thật và nhiệt tâm,…và rất rất nhiều tính cách tốt. Đó chính là sức mạnh, sức bật nội tại để nhân dân và Chính phủ Nhật đưa nước mình vượt qua những tổn thất và thảm họa đau thương này để lại vươn lên mạnh mẽ hơn bao giờ hết!!!
Riêng tôi, xin có một lời cầu ước: Tôi ước người dân và đất nước Nhật không gặp phải bất kỳ thảm họa nào nữa vì thế là quá nhiều, quá nghiệt ngã với một dân tộc như vậy rồi!
Tr Mai (hoatulip_usd89@yahoo.com):
Tôi tin rằng một đất nước với nhân dân và tổ chức xã hội như Nhật Bản nhất định sẽ sớm khắc phục tai họa này dù cực kỳ khó khăn, gian khổ. Sự trợ giúp của chúng ta và của các nước khác sẽ giảm bớt một phần khó khăn mà nhân dân Nhật Bản đang phải đối phó và là nguồn động viên tinh thần nhân dân nước bạn vững bước vượt qua đau thương. Chúng ta không giúp được tiền của, vật chất thì giúp bằng tinh thần, động viên, bằng con người... cũng như khi đất nước ta thiên tai thì mọi người trong và ngoài nước đều chung tay san sẻ. “Niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được chia nửa”!
Mai Diệu Thủy (dieuthuy1805@yahoo.com):
Mấy ngày nay cứ mở máy ra là tôi lại tìm tin tức ở Nhật, ngày lại ngày lại thêm đau thương mất mát nhiều hơn, tôi thương quá đi mất. Không chỉ lo cho dân Việt Nam của mình ở nước Nhật, mà tôi còn đau lòng cho cả người dân Nhật. Biết làm sao bây giờ, tôi chỉ là một công dân bình thường, không giầu có nhưng giá như mà tôi có thể sang Nhật cũng giống ra Hà Nội hay vào Sài Gòn thì tôi cũng tình nguyện sẽ đi để chia sẻ một phần nào mất mát, đau thương ấy. Hãy cố lên nhé người Nhật thân yêu.
Hà Diễu (bonghongmuathutd@gmail.com):
Đó là một trong những nét văn hóa của người Nhật, chúng ta phải học hỏi nhiều từ người Nhật. Thật đáng khâm phục, dù khó khăn bao trùm nhưng họ vẫn bình tĩnh vuợt qua, tinh thần Nhật Bản thật đáng khâm phục. Việt Nam chúng ta cũng nên giúp đỡ các bạn Nhật về vật chất và tinh thần và động viên những người Việt ở Nhật nên bình tĩnh.
River Ngan (Ngan_river@yahoo.com):
Tôi hàng ngày theo dõi thông tin về trận động đất tại Nhật ngày 11 tháng 3. Lo lắng, bồn chồn. Vội gọi cho những người bạn Nhật thân thiết, nơi tôi đã từng đến học tập nhiều lần. Thật may họ vẫn bình an. Tôi mong gửi được chút quà nhỏ cho những em nhỏ tại Nhật. Tôi nhớ và nghĩ nhiều tới những tên gọi của những người bạn của tôi: Egawa, Tagawa, Sakamoto.... Tôi cầu mong các bạn bình an và may mắn. Cầu mong an lành đến với những người bạn của tôi và đến toàn thể nhân dân Nhật Bản, đất nước mà tôi đã gắn bó và dành nhiều tình cảm.
Amenosa (thangnguyen216pt@gmail.com):
Người Nhật là hình mẫu để cả thế giới phải noi theo về tinh thần đoàn kết dân tộc. Cầu mong người dân Nhật sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn này. Chúc tất cả nhân dân Nhật an lành!
Nguyễn Tuấn Phú (tuanphulinhdam@gmail.com):
Trông cảnh người Nhật xếp hàng, nhường nhau nhận đồ cứu trợ hay mua thực phẩm trong lúc thiên tai hoạn nạn mà kính trọng văn hóa của dân tộc Nhật - điều làm nên sức mạnh quật cường của dân tộc Nhật là ở điểm này. Ngược lại nghĩ mà xấu hổ khi hàng ngày phải chứng kiến cảnh chen lấn tham gia giao thông của người Việt Nam ta. Bao giờ người mình có được văn hóa ứng xử như người Nhật? Việt Nam phải bắt đầu từ đâu và ai là người phải lo lắng cho việc này nhỉ...
Fanchel (bluesky2993@yahoo.com.vn):
Người Nhật thực sự rất khác biệt đối với toàn bộ phần còn lại của thế giới, họ văn minh và đoàn kết, là tiêu chuẩn chung của những con người hiện đại trong tương lai. Nếu ai có xem các bản tin thời sự trên TV thì có thể thấy khi nhận được hàng trợ cấp thì họ luôn cúi đầu chào cảm ơn...Trong khi có mấy người nước ngoài cũng tới nhận hàng thì có vẻ như cho rằng đó là điều đương nhiên, không cần phải biểu hiện thái độ.
Trần Thị Thao (phuongthaovl@gmail.com):
Đã mấy ngày từ hôm 11/03 tới nay, đọc báo chí về sóng thần và về số người chết làm tôi thương cảm quá, ăn không ngon và chẳng có hứng thú làm việc hay làm bất kỳ điều gì. Cơ thể tự nhiên rã rời. Tôi chỉ mong một điều duy nhất là số người chết đừng tăng nữa, và thời gian trôi nhanh để những khoảnh khắc, những giây phút buồn đau và tuyệt vọng thế này trôi đi thật nhanh.
Khai Tâm (daothangvnn14@yahoo.com):
Thật quá đau lòng. Xin chia buồn đồng thời bày tỏ sự ngưỡng mộ tới nhân dân Nhật Bản về tình đoàn kết, sẻ chia.
Hoang (nguyenhiang_340@yahoo.com):
"Các siêu thị Nhật đã giảm giá mạnh và các chủ sở hữu máy bán hàng tự động đã mở các máy bán hàng, phân phát nước uống miễn phí cho các nhân viên cứu trợ, nhân viên khẩn cấp và những người tình nguyện tham gia trợ giúp trong thảm họa" - Câu này thực sự làm cho chúng ta phải suy nghĩ. Ý thức của người Nhật ngay cả lúc khó khăn nhất mà vẫn đáng quý trọng như vậy! Thật cảm phục!
Ha Noi 4 (truocdanhday_saunaychaibao@yahoo.com):
Nhìn cảnh tượng đó mà muốn khóc làm sao, đúng là tinh thần Nhật có khác. Dù khó khăn nguy hiểm đến đâu cũng rất bình tĩnh yêu thương đùm bọc nhau cùng vượt qua hoạn nạn. Thật ngưỡng mộ!
Thanh LD (thanhledinh81@gmail.com):
Xã hội văn minh! Tôi từng được đến Nhật và tôi biết tính cách và con người Nhật, họ đối xử với người nước ngoài bất kể là quốc gia nào, giàu nghèo ra sao đều như nhau. Họ tôn trọng và đối xử với người khác ân cần, nồng ấm và rất thật lòng, không phải cảm giác giả dối. Trên các phương tiện công cộng họ không nói chuyện to, không để chuông điện thoại kêu to, không nhìn chằm chằm vào người khác, nhường ghế cho những đối tượng ưu tiên...
Trong giao tiếp họ rất lịch sự, nói năng chừng mực, khiêm tốn, chăm chú và trật tự lắng nghe người khác. Khi chia tay ai đó người ta sẽ chờ bạn đi khuất mới vào nhà và không bao giờ tiếc lời cảm ơn cũng như những cái cúi đầu chào rất lịch sự...
Trong công việc thì họ chăm chỉ, cần mẫn, làm việc rất có khoa học, có kế hoạch rõ ràng, luôn tôn trọng đồng nghiệp và đối tác....Nói chung trong họ đã hình thành một ý thức, ý thức cá nhân và quan trọng hơn là ý thức dân tộc. Hãy xem họ bảo vệ môi trường sống, xây dựng nếp sống văn minh và ý thức cộng đồng.
Nói chung họ tuyệt lắm! Thật đáng ngưỡng mộ lắm! Và sau những tai họa này chúng ta sẽ lại được chứng kiến tại sao họ được tất cả các quốc gia trên thế giới khâm phục! Nhìn lại người Việt mình, thiết nghĩ ý thức phải được xây dựng từ nền giáo dục, từ sự gương mẫu của những người có chức trách và cần cả luật nữa... Hãy ủng hộ và cổ vũ người Nhật, đồng thời cố gắng sửa mình!
Lê Văn Tấn (chongchngbien_89@yahoo.com):
Các bạn hãy cố lên. Mọi người trên toàn thế giới đang cầu nguyện cho các bạn. Mình ước gì người dân trên toàn thế giới đoàn kết được như các bạn.
Trần Văn Đạm (trandm40@gmail.com):
 
Xin chia sẻ với Chính phủ và nhân dân Nhật bản đã và đang phải trải qua thảm họa động đất, sóng thần khủng khiếp vừa qua với nỗi đau đớn mất mát về người quá lớn. Thiệt hại về tài sản, sự hủy hoại về môi trường quá khủng khiếp.
Là một người dân Việt Nam nghỉ hưu, tôi không biết làm gì để giúp các bạn. Chỉ xin bày tỏ, chia sẻ với các bạn trước thảm cảnh này. Đồng thời cũng hết sức khâm phục các bạn về sự kiên cường, bình tĩnh trước nguy nan do thiên tai gây ra. Đặc biệt hơn cả là tinh thần đoàn kết, chịu đựng, sẻ chia, nhường nhịn lẫn nhau của người Nhật thì quá tuyệt vời. Nó đã trở thành tấm gương mẫu mực cho nhân dân các nước, nhân dân Việt Nam chúng tôi học tập.
Truyền thống nhân ái của người Việt Nam chúng tôi cũng có từ ngàn xưa, nhưng cũng chưa đồng đều, phổ biến, trở thành một nét đẹp văn hóa đặc trưng như các bạn. Xin bày tỏ sự ngưỡng mộ, khâm phục và mong nhân dân Nhật Bản sớm vượt qua thử thách khốc liệt này, cũng như nhân dân Việt Nam chúng tôi đã từng vượt qua mấy cuộc chiến tranh ác liệt giành và giữ gìn nền độc lập của nước nhà. Xin được chia buồn sâu sắc tới các gia đình nạn nhân cùng Chính phủ và toàn thể nhân dân Nhật Bản kiên cường.
 
Quốc Thái (yeunguoitoiyeu_hp@yahoo.com):
Mình mong đất nước Nhật sớm vượt qua khó khăn này. Mình rất ngưỡng mộ tinh thần và tính cộng đồng của người Nhật. Dù khó khăn nhưng họ luôn biết vượt qua, đáng cho các dân tộc khác noi theo!
Minh Huệ (pixiedust_iris@yahoo.com):
Đất nước Nhật Bản và con người Nhật Bản ơi hãy cố lên, cả thế giới đang hướng về các bạn!
Ba (balvpro@gmail.com):
Tại Nhật Bản hiện hữu một nền văn minh lớn mà cả thể giới cần học tập. Thật vô cùng khâm phục các bạn.
Hương (girlghetyeu_hp@yahoo.com):
Tôi yêu đất nước và con người Nhật Bản. Tôi khâm phục và rất mến mộ họ. Cầu mong thảm họa nhanh chóng qua đi, trả lại sự bình yên cho Nhật Bản. Hi vọng Nhật Bản sẽ sớm trở lại là một siêu cường quốc của thế giới.
Bạch Thị Huyền (huyendung79@gmai.com):
Thật buồn về tất cả những gì đất nước và con người Nhật Bản đang phải chịu đựng bởi trận động đất và sóng thần vừa qua. Cầu mong mọi người sẽ vượt qua và sớm khắc phục những khó khăn trước mắt để trở lại cuộc sống bình thường. Tôi yêu Nhật Bản.
Ngọc Nước (ngocnuoc@gmail.com):
Tôi thật sự xúc động trước cảnh thảm họa thiên tai đã gây cho nước Nhật Bản, nhưng tôi cũng thật sự ngàn ngàn lần khâm phục xứ sở của hoa anh đào có một ý chí kiên cường, lòng nhân ái và đoàn kết. Toàn thế giới cần học tập, một bức tranh nước Nhật bình yên, thanh lịch, mến khách... Hãy cố gắng lên các bạn nhé!
Hoa.nguyenquoc (quochoa620@yahoo.com):
Trong khó khăn, bản lĩnh và văn hóa Nhật sáng ngời lên, làm cho loài người phải cảm phục. Người Việt Nam chúng ta hãy học tập người Nhật: Lãnh đạo học lãnh đạo Nhật, người dân học người dân Nhật. Văn hóa 2 nước rất gần gũi, mong ước người Việt ta cũng sẽ có được bản lĩnh như người Nhật.
Vũ Văn Tiến (tổng hợp)

Thứ Năm, 10 tháng 3, 2011

Hiệu trưởng mua dâm Sầm Đức Xương được giảm án

(PLO)- Chiều 10-3-2011, Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương 9 năm tù về tội mua dâm người vị thành niên. Phiên tòa cũng nhắc đến một số đối tượng có hành vi như bị cáo Xương, tuy nhiên người thì không xác định lai lịch, người thì đã được tách ra điều tra bổ sung ở một vụ án riêng lẻ.


Từ sáng sớm, hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã bị cảnh sát giao thông lập hàng rào phong tỏa khiến người dân không thể đi qua. Ngay cả những người có ý định vào làm việc với tòa cũng bị chặn.
Cảnh sát tư pháp cùng chó nghiệp vụ chặn cổng tòa án. Ảnh: THANH LƯU
Hàng chục phóng viên các cơ quan báo chí có mặt với để theo dõi thông tin về vụ án này từ bên ngoài phiên xử cũng bị ngăn cản vào tòa. Mặc dù xuất trình đầy đủ giấy tờ nhưng nhóm phóng viên đã bị một số người mặc thường phục, tự nhận mình là người bảo vệ an ninh trật tự chặn lại từ đầu đường. Khi được hỏi, những người này không xưng danh tính, chức vụ và không đưa ra lý do nào chính đáng. Khi bị chất vấn, một người trong số này nói: “Tôi không cần biết luật báo chí”.
Phóng viên, luật sư không được vào trong phiên tòa mà không nhận được lời giải thích nào. Ảnh: THANH LƯU
Sau một lúc cự cãi, những người này đành nhượng bộ cho nhóm phóng viên vào đoạn đường trước cổng tòa. Tuy nhiên, cánh cổng lại bị khóa kín với một nhóm cảnh sát tư pháp phía trong đứng bảo vệ và có cả chó nghiệp vụ.
Nhóm phóng viên đề nghị cho gặp người có thẩm quyền để làm việc thì một người trong khuôn viên tòa cho biết là bảo vệ nói: “Chánh án đi vắng, còn tòa hôm nay không làm việc”. Vì thế các phóng viên buộc phải đứng ở ngoài đường, không được vào trong khuôn viên tòa và cũng không gặp được bất kỳ người có thẩm quyền nào.
Người dân không được đi ngang qua con đường trước tòa án. Ảnh: THANH LƯU
Luật sư Trần Đình Triển (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), người bào chữa cho bị cáo Thúy trong những phiên tòa trước đó cũng không được vào làm việc mặc dù đã xuất trình giấy giới thiệu.
Trao đổi với báo chí, luật sư Triển cho rằng theo luật việc cấm đường phải có lệnh của cơ quan chức năng, trong khi vụ án này chỉ gói gọn thẩm quyền trong bốn bức tường của tòa án. Việc những người mặc thường phục ngăn cản luật sư và báo chí tác nghiệp mà không xuất trình bất kỳ giấy tờ nào cũng là điều rất vô lý.
Cảnh sát giao thông lập hàng rào chặn hai đầu đường dẫn vào Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang. Ảnh: THANH LƯU
“Đây chỉ là một vụ xử kín mà cấm cả báo chí, luật sư lẫn người dân vào tòa thì không thể nào hiểu nổi. Trong khi đây là vụ án rất được dư luận quan tâm” - luật sư Triển bức xúc nói.

Trước đó, ngày 6-11-2009, trong phiên xử sơ thẩm lần đầu, TAND huyện Vị Xuyên tuyên phạt bị cáo Xương 10 năm 6 tháng tù, bị cáo Nguyễn Thị Hằng 6 năm tù, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy 5 năm tù.
Sau bản án, các bị cáo đã kháng án. Tại phiên phúc thẩm mở tháng 2/2010, Hằng và Thúy bất ngờ đưa ra những tình tiết mới gây chấn động. Với tình tiết này và nhiều phát hiện vi phạm tố tụng khác, cấp phúc thẩm tuyên hủy án, yêu cầu điều tra lại từ đầu.

* Chiều 10-3-2011: Tòa án nhân dân tỉnh Hà Giang đã tuyên phạt bị cáo Sầm Đức Xương (nguyên hiệu trưởng Trường THPT Việt Lâm, huyện Vị Xuyên, Hà Giang) 9 năm tù về tội mua dâm người vị thành niên. Bị cáo Nguyễn Thị Hằng (cựu học sinh Trường THPT Việt Lâm) bị phạt 36 tháng tù và bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thúy (cựu học sinh Trường THPT Việt Lâm) bị phạt 30 tháng tù (cả hai đều đuợc cho hưởng án treo) về tội môi giới mại dâm. Cả hai bị cáo Hằng và Thúy được trả tự do ngay tại tòa.
Theo Hội đồng xét xử, trong suốt phiên tòa hôm nay (10-3-2011), bị cáo Xương một mực cho rằng mình bị oan, bị người khác hãm hại. Xương cho rằng mình mắc bệnh tiểu đường từ lâu nên không có khả năng quan hệ tình dục.
Tuy nhiên theo tòa, kết luận giám định Xương bị bệnh có trước khi vụ án xảy ra nên việc Xương nại ra là không có cơ sở. Thêm vào đó, lời khai của hai bị cáo Hằng, Thúy và các nhân chứng… cùng các tình tiết khác trong hồ sơ đủ cơ sở kết luận Xương phạm tội. Theo đó, Xương đã hàng chục lần mua dâm người chưa thành niên, thậm chí nhiều lần ngay tại phòng hiệu trưởng.
Hai bị cáo Hằng và Thúy thì thành khẩn nhận tội nên đã được tòa tuyên mức án nhẹ hơn lần xét xử trước.
Phiên tòa cũng nhắc đến một số đối tượng có hành vi như bị cáo Xương, tuy nhiên người thì không xác định lai lịch, người thì đã được tách ra điều tra bổ sung ở một vụ án riêng lẻ.
Chúng tôi sẽ tếp tục thông tin nếu có các sự kiện mới liên quan đến vụ án trên.
Dưới đây là một số hình ảnh lúc tuyên án:
Ba bị cáo trước vành móng ngựa, bị cáo nam là Sầm Đức Xương. Ảnh: THANH LƯU
Hàng trăm người dân chầu chực từ sáng đến chiều để được vào phòng xử nghe tòa tuyên án. Ảnh: THANH LƯU
THANH LƯU

Thứ Ba, 8 tháng 3, 2011

ASEAN cần đoàn kết bảo vệ chủ quyền biển đảo

Các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền với Trung quốc trên biển đông sẽ làm gì khi lời phát biểu của Thiếu tướng La Viện từ Học viện Kỹ thuật Quốc phòng Trung Quốc thành hiện thực?
---------------------------------------------------------------
'TQ cần tăng cường sức mạnh trên biển'
Ngay trước kỳ họp của Đại hội Đại biểu Nhân dân Trung Quốc, có kêu gọi từ chính giới nước này về nhu cầu tăng cường sức mạnh hải quân nhằm khẳng định chủ quyền biển.
Tờ Đại Công Báo xuất bản bằng tiếng Trung tại Hong Kong cuối tuần qua đăng phát biểu của Thiếu tướng La Viện từ Học viện Kỹ thuật Quốc phòng Trung Quốc nói Trung Quốc cần chú trọng "tăng cường sức mạnh trên biển".
...Thiếu tướng La Viện vạch ra các hoạt động cần làm, là tăng cường khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo, đưa quân đóng trên các đảo Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, tùy điều kiện mà xây dựng cơ sở quân sự, nhà giàn trên các đảo, thậm chí là khẳng định chủ quyền bằng cách dựng cột mốc, cột cờ...
Ông La cũng kêu gọi tăng cường các hoạt động tuần tra trên biển.
Tuy ông thiếu tướng không liệt kê tên các hòn đảo mà Trung Quốc cần "khẳng định chủ quyền", nhưng giới quan sát nói nước này đang tranh chấp nhiều đảo đá và rạn san hô trong Biển Đông với Việt Nam, Malaysia và Philippines.
Mới đây, các quốc gia liên quan trong khu vực đều đã lên tiếng phản đối việc Trung Quốc diễn tập quân sự hay tăng cường tàu tuần tra tại Biển Đông.
Thế nhưng phát biểu mới của đại biểu Quốc hội Trung Quốc cho thấy rõ hơn đường hướng của hải quân Trung Quốc.
Bên cạnh đó, Tướng La Viện cũng nhấn mạnh sự cần thiết phải đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật hải quân, trong có chế tạo tàu sân bay và sản xuất chiến đấu cơ tàng hình phục vụ hải quân.

Chi phí hải quân

Nhà giàn của Trung Quốc tại Biển Đông
Trung Quốc sẽ xây thêm nhiều cơ sở để khẳng định chủ quyền
... Thủ tướng Ôn Gia Bảo tuyên bố Trung Quốc sẽ "tiếp tục xây dựng quân đội hùng mạnh".
Báo chí nước ngoài cho rằng Hải quân Trung Quốc được Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cho binh chủng là "ưu tiên hàng đầu" của quá trình hiện đại hóa quân đội.
Hiện Trung Quốc đã nâng cấp các khu trục hạm và tuần dương hạm cũng như các chiến thuyền công kích và cũng có kế hoạch hạ thủy hàng không mẫu hạm đầu tiên vào năm nay, sớm hơn dự đoán của Hoa Kỳ.
Trung Quốc cũng có thể sẽ lên kế hoạch mua hai tàu sân bay tầm trung, 60 nghìn tấn theo mô hình tàu hạng Kuznetsov của Nga, mỗi chiếc trị giá trên 2 tỷ đô la.
Ngoài ra Trung Quốc đang xây tầu ngầm phóng được hỏa tiễn đạn đạo hạng Tấn (Jin-class), có thể bắn được tên lửa hạt nhân và có căn cứ ở đảo Hải Nam.
....Ba thập niên nay, ngân sách quốc phòng Trung Quốc mỗi năm càng lớn, kéo theo các bước phát triển vũ bão trong công nghệ quốc phòng.
Tháng 1/2011, Trung Quốc cho ra mắt Bấmmáy bay tàng hình đầu tiên của mình, khiến Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước trong khu vực nâng cao cảnh giác.
Quan ngại lớn nhất có lẽ là khả năng Bắc Kinh có thể sử dụng sức mạnh quân sự ở nước ngoài.
Ngoại trưởng Nhật Bản Seiji Maehara nhận xét sau khi ngân sách quốc phòng 2011 được Trung Quốc công bố, rằng đây là tỷ lệ chi tiêu rất lớn.
"Chúng tôi không thể không lo ngại về cách thức sử dụng ngân sách này."
Dư luận phần đông đều cho rằng con số chi tiêu thực sự còn cao hơn ngân sách thông báo rất nhiều..
Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa thành lập năm 1927, hiện đã có quân số lớn nhất thế giới, chừng 2,3 triệu.
Quá trình hiện đại hóa quân đội được Trung Quốc bắt đầu đẩy mạnh từ sau cuộc chiến biên giới với Việt Nam năm 1979 và do tác động của các cuộc chiến 'công nghệ cao' ở vùng Vịnh Ba Tư mà Hoa Kỳ và liên quân tiến hành.

Bốn tàu ngầm của Trung Quốc trong một lần trình diễn
Nguồn: trích BBCvietnamese.com