Thứ Tư, 31 tháng 8, 2011

Những dòng sông cùng chảy

Trong nhận thức chung của người xem chương trình thời sự của đài phát thanh và truyền hình Hà nội : Tối ngày 22 tháng 8 năm 2011 thì những người xuất hiện trong đám biểu tình đương nhiên là những phần tử không tốt đẹp gì (mục đích tuyên truyền của nhà đài Hà nội) đâu cần phải bình luận hay chỉ đích danh một ai trong cả trăm người biểu tình.
Đúng như ông bi thư Phạm quang nghị nhận định có thể "đã non nớt". 
Khốn nỗi, nhận khuyết điểm là điều quá khó đối với nhà nước ta từ xưa đến nay, chi bằng "phủi", tuy chẳng ra gì nhưng động tác phủi cũng còn hơn là lờ lớ lơ. Hoan nghênh nhà đài.




317. Thư của Nhà văn Nguyên Ngọc gửi Bí thư Hà 
Nội Phạm Quang Nghị


Posted by basamnews on 31.08.2011
Đây là bức thư của tôi gửi ông Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, chiều 25-8-2011.
Định là thư ngỏ, nhưng tôi chưa công bố ngay, mà gửi trước cho vài người bạn qua email để tham khảo ý kiến.
Không biết qua đường nào, ông Phạm Quang Nghị đã biết được thư này và tối 25-8 đã đến nhà tôi, trong khi tôi đi vắng. Sáng 26-8 ông ấy đã gọi điện thoại cho tôi, nói rằng có thể Đài Phát thanh-Truyền hình Hà Nội “đã non nớt” trong khi phát phóng sự (về những người biểu tình).
Từ đó đến nay, tôi chưa công bố bức thư này để chờ xem Đài PT-TH Hà Nội trả lời ra sao về việc làm sai trái của họ.
Nay đã có trả lời phủi tay và vô liêm sỉ của ông Trần Gia Thái, tôi quyết định đưa bức thư ra trước công luận.
Nguyên Ngọc
 ———
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Ngày 25-8-2011
Kính gửi ông Phạm Quang Nghị,
Bí thư Thành ủy Đảng Cộng Sản Việt Nam thành phố Hà Nội,
Tôi viết thư này cho ông vì ông là Bí thư Thành ủy Đảng Cộng sản Việt Nam của thành phố Hà Nội, là người lãnh đạo cao nhất của thành phố này, đương nhiên chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của các tổ chức và cơ quan dưới quyền lãnh đạo của ông, không chỉ là tổ chức Đảng mà cả tổ chức và cơ quan chính quyền theo cơ chế ở nước ta hiện nay.
Tối ngày 22 tháng 8 năm 2011, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, trong chương trình thời sự hằng ngày của mình từ 18 giờ 30 đến 19 giờ, đã cho phát một phóng sự về những cuộc biểu tình và những người biểu tình ở Hà Nội trong thời gian vừa qua, mà chính ông Nguyễn Đức Nhanh, Giám đốc Công an thành phố, đã trịnh trọng tuyên bố trong một cuộc họp báo trước đó là biểu tình yêu nước chống Trung Quốc gây hấn, đe dọa nghiêm trọng nền độc lập của Tổ quốc Việt Nam. Vậy mà đến tối 22 tháng 8, đài phát thanh và truyền hình Hà Nội đã quay ngược hoàn toàn, coi các cuộc biểu tình và những người biểu tình ấy là phản động, và trong khi nói như vậy đã đồng thời đưa rõ hình ảnh ba người là giáo sư Nguyễn Huệ Chi, tiến sĩ Nguyễn Văn Khải và tôi.
Thưa ông,
Tôi năm nay đã 80 tuổi. Cho đến nay, trong suốt cuộc đời 80 năm qua của tôi, chưa có ai dám vu khống và xúc phạm tôi nặng nề như đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, một cơ quan đặt dưới dưới sự lãnh đạo của Thành ủy Hà Nội, đứng đầu là ông. Ở nước ta, như chắc chắn ông biết, gọi một người là phản động cũng tức là kết tội người ấy là một tên phản quốc. Đối với tôi, đây là một sự lăng nhục cực kỳ nghiêm trọng, nhất quyết không thể tha thứ.
Đài này còn sử dụng một thủ đoạn ti tiện mà tôi nghĩ ở tuổi ông hẳn có thể ông cũng từng được biết, vào thời cải cách ruộng đất và Nhân văn Giai phẩm, dùng những người không được bất cứ ai cử ra nhưng lại được coi là đại biểu của “quần chúng nhân dân” lớn tiếng vu khống và chửi bới chúng tôi trên một phương tiện truyền thông chính thức của Đảng bộ và Chính quyền Hà Nội.
Tôi xin hỏi:
1 – Thành ủy Hà Nội, đứng đầu là ông, có chủ trương và chỉ đạo việc thực hiện chương trình sai pháp luật và cực kỳ vô văn hóa này của đài phát thanh và truyền hình Hà Nội không?
2 – Nếu không có chủ trương và chỉ đạo đó, mà đây chỉ là hành động “tự phát” của đài phát thanh và truyền hình Hà Nội, thì ai chịu trách nhiệm về việc làm sai trái nghiêm trọng này? Thành ủy Hà Nội sẽ xử lý những người đó như thế nào?
Bởi vì sự xúc phạm của đài Hà Nội là công khai, với toàn dân, với cả nước, cả thế giới, nên bức thư này của tôi là thư ngỏ, và tôi yêu cầu câu trả lời của ông cũng phải công khai.
Tôi và tất cả những người có lương tri yêu cầu và chờ đợi câu trả lời đó.
Trân trọng,
Nguyên Ngọc






HTV rút kinh nghiệm với phóng viên làm tin về biểu tình

Đài PT -TH Hà Nội có công văn trả lời các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân DIện, Nguyễn Quang A... yêu cầu ông Tổng giám đốc Đài xin lỗi, cải chính một số nội dung đã phát sóng trong chương trình thời sự 18h30 ngày 22/8. 

Ngày 29/8/2011, Đài PT - TH Hà Nội đã nhận được bức thư đề ngày 26/8/2011 của các ông Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Xuân DIện, Nguyễn Quang A và các ông bà khác yêu cầu ông Tổng Giám đốc Đài xin lỗi, cải chính một số nội dung đã phát sóng trong chương trình thời sự 18h30 ngày 22/8.
Hôm nay (31/8),, Đài PT -TH Hà Nội đã có công văn trả lời. Toàn văn như sau:


(theo website Đài PT - TH Hà Nội)

Nguyên tắc nhượng bộ là nguyên tắc gì vậy ta?

Cam kết Tàu
Nguyễn Quang Lập

Mình rất thích định nghĩa ngụy quyền của bác Huỳnh Ngọc Chênh trong bài ” Một ngụy quyền nữa ra đi“: “Ngụy Quyền mà tôi muốn nói tức là những nhà cầm quyền độc tài nhưng núp dưới danh nghĩa dân chủ để lừa đảo nhân dân. Họ là nhà cầm quyền ngụy dân chủ, cướp chính quyên bằng bạo lực, hoặc mỵ dân để được bầu lên rồi sau khi nắm quyền lực lại lén lút chuyển qua chế độ độc tài nên gọi là ngụy quyền. Nó khác với những nhà cầm quyền dân chủ thật sự do nhân dân bầu lên thông qua bầu cử tự do.”
Ấy là ý bác Chênh nói về chính quyền Muammar Gaddafi của Libya, người ta bảo đó là chính quyền độc tài, chính quyền điên rồ, chính quyền sa đọa, bác Chênh bảo đó là chính quyền ngụy, trúng ngay y chóc. Bác Chênh còn nói thêm cho rõ: ” Phần lớn những nhà cầm quyền ở Tây Á và Bắc phi là ngụy quyền. Đã là ngụy quyền thì không thể nào tồn tại lâu dài, vì sự tồn tại của chúng dựa vào sự trấn áp nhân dân bằng những thủ đoạn vừa tàn bạo vừa đê hèn bất chấp luật pháp và đạo lý. Đến một mức nào đó thì bộ mặt thật của chúng không còn thể nào che đậy được nữa, bất bình lan rộng và nhân dân nổi lên.”
Đúng rồi, phàm là ngụy thì trước sau gì cũng bị lật tẩy, bị đào thải.  Nhưng trước khi bị lật tẩy, bị đào thải thì những ai lên tiếng bảo đó là ngụy rất dễ thân bại danh liệt, không vong mạng cũng tù tội , sợ lắm. Mình chỉ đủ gan cãi nhau với vợ chứ chẳng đủ gan cãi nhau với mấy cái ngụy to. Một là mình không  đủ trình độ, hai là mình sợ bị lùa vào lực lượng thù địch. Mình chỉ xin thưa mấy món ngụy biện, mà cũng chỉ dám cãi với ngụy biện của ông Tàu chứ các vàng cũng không dám cãi với ngụy biện của ông Ta.
Đọc bài  ‘Việt – Trung tuyệt đối không được sử dụng vũ lực‘ ,nghe tướng Nguyễn Chí Vịnh nói mình cứ lo lo, nghi nghi, chả biết hư thực thế nào.  Tướng Vịnh nói: “Có một thực tế là Trung Quốc cam kết không lấy đất, lấy biển của Việt Nam và Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền. Và Việt Nam cũng không bao giờ dựa vào bất kỳ một nước nào để chống Trung Quốc”.
Thiên hạ rất sợ món cam kết Tàu, vì đó là cam kết ngụy. Xưa nay có khi nào Tàu bảo sẽ lấy đất, lấy biển của Việt Nam đâu, họ toàn đòi cái của họ thôi. Họ bảo Hoàng Sa là của tao nhé. Bản Giốc là của tao nhé. Cái lưỡi bò to đùng trên Biển Đông cũng  của họ tao nhé. Tao đòi cái của tao, không thèm lấy đất lấy biển của chúng mày đâu nhé. Mai mốt họ đem quân tràn sang nước ta, thế nào họ cũng bảo tao dạy cho chúng mày mấy bài học, tát cho mày mấy tát, chứ không thèm xâm lược chúng mày đâu nhé.
Vì cái món cam kết Tàu cho nên mình rất sợ khi nghe tướng Vịnh nói “Việt Nam cũng không bao giờ nhượng bộ vô nguyên tắc về chủ quyền”. Cứ nghĩ chủ quyền của một dân tộc là bất khả xâm phạm, cũng có nghĩa là bất khả nhượng bộ, té ra không phải. Khi tướng Vịnh nói không nhượng bộ vô nguyên tắc thì người ta hiểu rằng ta sẽ ( hoặc đã) nhượng bộ có nguyên tắc  về chủ quyền?
 Có một nguyên tắc bảo vệ chủ quyền, đây là chân lý “không có gì quí hơn độc lập tự do” của Bác Hồ. TBT Nguyễn  Phú Trọng vừa tuyên bố: “Độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng“, ai cũng đinh ninh đó là nguyên tắc vàng bảo vệ chủ quyền của bất kì một dân tộc nào. Bây giờ mới biết còn có nguyên tắc nhượng bộ, nguyên tắc nhượng bộ là nguyên tắc gì vậy ta?
Chợt nhớ câu thơ của Đỗ Trung Quân: ” Rõ rồi nhé, rõ mồn một rồi nhé” , tự nhiên giật mình toát mồ hôi hột.
Sợ lắm sợ lắm.
NguồnQuê Choa

Thứ Ba, 30 tháng 8, 2011

Những tâm hồn "phản động" làm người đọc bỗng thấy mến yêu.



5 Comments
menam0 wrote today at 7:15 AM, edited today at 7:18 AM
DCVOnline - phỏng vấn

DCVOnline: Cuộc biểu tình - tuần hành chống Tàu hôm Chủ Nhật 21/08 tại Hà Nội có thể được xem là để lại khá nhiều ấn tượng tuy cũng bị đàn áp và giải tán nhanh chóng như 11 chủ nhật liên tiếp trước đó.

Có lẽ vì trước ngày 21/08 vài hôm, nhiều báo chí “lề phải” trong nước đã nói về một quyết định được cho là của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội buộc phải “chấm dứt biểu tình, tuần hành tự phát”. Dư luận gọi đây là “quyết định ma” vì người đọc không thể biết được số hiệu, ngày ký, người ký quyết định này.

Trong số những người bị bắt và được thả sau cùng, chiều ngày 25/08, có anh Nguyễn Văn Dũng.

Nguyễn Văn Dũng, sinh1977, có nickname là Aduku Adk trên facebook, hiện đang sống tại phường Thọ Sơn, thành phố Việt Trì, Phú Thọ. Trong cuộc biểu tình ngày 21/08 anh được nhiều người biết đến qua bức ảnh bị bắt lên xe bus của công an vẫn tiếp tục biểu tình trên xe.

DCVOnline đã có cuộc trao đổi với Dũng về việc anh đi biểu tình như sau…


DCVOnlineTừ hôm được thả về là chiều 25/8 đến nay, tình hình sức khỏe của bạn ra sao?

Nguyễn Văn Dũng: Sức khỏe mình trước và sau khi ở 4 buồng tạm giữ là giống nhau. Mặc dù chế độ của nhà lao chỉ có cơm với muối và rau muống luộc nhưng các bạn tù được gửi đồ ăn vào, họ san sẻ cho mình nên cũng tạm ổn

DCVOnlineCó những “hiện tượng lạ” nào xuất hiện trong đời sống của bạn kể từ sau chiều 25/8 đến nay không?

Nguyễn Văn Dũng: Sau khi mình về tới nhà thì chỉ có an ninh tới nhà ông trưởng phố hỏi là anh Dũng mấy hôm nay có ở nhà hay không thôi chứ họ cũng chẳng canh giữ gì mình cả.

DCVOnlineGia đình và những người thân xung quanh bạn nghĩ sao về việc bạn tham gia biểu tình và bị bắt giữ?

Nguyễn Văn Dũng: Gia đình và người thân không ủng hộ mình dấn thân vào phong trào yêu nước chống Trung Quốc. Nói chung là gia đình mình nói y như... mấy anh công an điều tra. T uy nhiên, mình cũng đã “đập tan các luận điệu sai trái”.

Gia đình mình bảo về lý thì con đúng, nhưng xin con hãy nghĩ tới cái giá phải trả cho bản thân mình và những hệ lụy, phiền phức cho gia đình và nhất là sự lo lắng rầu lòng của cha mẹ già.

Mình bảo rằng con là đứa sống tình cảm, con cũng rất đau lòng vì trách nhiệm làm con chưa hoàn thành, nhưng nếu con không dấn thân thì không đóng góp được gì cho đất nước trước dã tâm của bọn Tàu. Còn trong một xã hội như xã hội Việt Nam con rất hiểu cái giá phải trả cho lẽ phải

DCVOnlineCụ thể bạn đã “đập tan các luận điệu sai trái” bằng những cách như thế nào?

Nguyễn Văn Dũng: Thì cũng như mọi người thôi, công an bảo mình đi biểu tình là vi phạm pháp luật, cụ thể là vi phạm cái nghị định 38 gì đó về tụ tập đông người và cái thông báo của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội. Mình nói “cái 38 ko qui định về việc biểu tình, tôi đi biểu tình theo quyền hiến định, còn cái thông báo tôi nói là tôi có xem trên mạng nhưng vì nó không có số hiệu cũng chẳng có ai ký nên nó không có giá trị pháp lý và tôi coi đó là trò đùa của ai đó thôi.”

DCVOnlineBạn vừa cho biết bạn ở 4 buồng tạm giữ, nghĩa là mỗi ngày ở 1 buồng? Chuyện gì đã xảy ra cho bạn trong những ngày bạn bị tạm giữ?

Nguyễn Văn Dũng: Ngày 21 mình ở buồng tạm giữ hình sự của công an quận Hoàn Kiếm
Ngày 22 ở một phòng trên tầng 2 của Hỏa Lò
Ngày 23 24 ở một phòng tầng 1
Ngày 25 thì chuyển sang một phòng khác trước khi được thả độ 1 tiếng

Trong buồng tạm giữ của công an quận Hoàn Kiếm họ yêu cầu mình cởi hết quần áo để kiểm tra. Trước đó họ đã cầm của mình những tài sản và giấy tờ sau:

- Điện thoại (giật từ tay tôi lúc sáng tại đồn công an số 1 Mỹ Đình)
- Áo đỏ (và “tặng” tôi một cái áo xám có in chữ Hà Nội - tính giữ làm kỷ niệm mà quên mất ở Hỏa Lò)…

DCVOnlineCông an giật điện thoại bạn? nghĩa là họ đã đề nghị bạn đưa điện thoại để họ kiểm tra nhưng bạn ko chấp hành?

Nguyễn Văn Dũng: Đúng vậy, tôi không đồng ý giao điện thoại của mình cho họ thế là mấy người họ lao vào giữ tay tôi và giật điện thoại.

DCVOnlineTiếp tục…

Nguyễn Văn Dũng: - Tờ khẩu hiệu tôi viết lúc ở trên xe buýt: “Phản đối xé cờ Tổ quốc và bản đồ VN”
- Giấy phép lái xe
- Kính cận (tôi cận 3 diops)

Hiện giờ họ mới trả mỗi kính.

Trong Hỏa Lò tôi được đeo kính, còn ở buồng tạm giữ quận Hoàn Kiếm thì không.

Về việc làm việc với các cán bộ điều tra:

Tại công an quận Hoàn Kiếm, có tới ba cán bộ điều tra thay nhau làm việc với tôi trong 2 hôm 21 và 22, tất cả đều hỏi về quá trình từ khi tôi rời nhà cho tới khi bị bắt lên xe buýt. Họ đòi ghi biên bản lời khai, tôi bảo rằng nếu biên bản làm việc thì tôi sẽ ký, nhưng nếu các anh chị cần các câu trả lời để báo cáo lên sếp của anh chị thì tôi sẽ trả lời các câu hỏi. Tôi nghĩ họ chỉ là người thừa hành, cũng nên thông cảm tạo điều kiện cho họ trong phạm vi không ảnh hưởng tới mình

Họ cũng hỏi là thế nếu bây giờ nhà nước cần anh ra Trường Sa anh có đi không. Tôi nói nếu Tổ quốc cần tôi xin sẵn sàng, kể cả ra Hoàng Sa cũng chơi. Tôi đùa là năm 79 tôi xin đi nhập ngũ nhưng ko được chấp nhận, họ tròn mắt bảo năm 79 anh mới 2 tuổi. Tôi bảo họ nghe chuyện Thánh Gióng chưa, và tất cả cùng cười vui vẻ.

Tại Hỏa Lò thì chỉ có một cán bộ điều tra làm việc với tôi đúng một lần. Cán bộ này hỏi về các mối quen biết của tôi ở Hà Nội sau các lần biểu tình. Tôi trả lời là tôi ngồi với nhiều người cafe hay bia bọt sau khi kết thúc biểu tình, toàn người mới quen nên tôi ko nhớ lắm. Anh ta hỏi thế tiền cafe bia ở đâu ra tôi bảo ở Cam-pu-chia ra và đôi khi là một vài người giành nhau giả tiền như văn hóa quán xá Việt Nam vẫn thường như vậy.

DCVOnlineKhoan đã, tiền café bia bọt ở Cam-pu-chia ra nghĩa là thế nào?

Nguyễn Văn Dũng: À, đó là tiếng lóng của Việt Nam, có nghĩa là mỗi người đóng một ít vào khoản chi chung ấy mà.

DCVOnlineRa thế,…

Nguyễn Văn Dũng: Về việc ở trong Hỏa Lò, tôi nói với cán bộ trại giam rằng việc tôi làm ở Bờ Hồ sẽ có các cơ quan khác kết luận, còn tôi ở trong Hỏa Lò tôi sẽ thực hiện nội quy và sống hòa đồng với anh em cùng phòng. Tôi nghĩ rằng có thể sẽ bị những người nắm quyền đem ra tòa chỉ vì tôi yêu nước, thế nên tôi xác định tinh thần là sẽ đi tù chí ít cũng vài tháng nên tôi chẳng quan tâm đến ngày tháng và ăn no ngủ kỹ, hưởng được cái gì cứ hưởng. Chứ sau này họ kết án thì sẽ có nhiều khổ sở chờ đợi ở phía trước.

Tôi biết ở mấy phòng tạm giữ ít người thế này còn thoải mái chứ khi chuyển thành tù giam ở các phòng đông thì luật của tù với tù rất khắc nghiệt.

Tuy chỉ ở cùng với các bạn tù 1 hoặc 2 ngày nhưng tôi tôn trọng và anh em cũng thương nhau vì cùng cảnh lao tù. Việc đầu tiên tôi làm sau khi đến nơi gửi xe máy lấy xe ra là đi đến một số nhà của anh em trong tù báo tin nhắn của anh em với gia đình.

Còn chuyện nữa, đó là cán bộ điều tra có hỏi là có ai lôi kéo anh đi biểu tình chống Trung Quốc không. Tôi bảo là tôi đi lần này là lần thứ 6 rồi và chỉ đi theo tiếng gọi của Tổ quốc thôi, kể cả chả ai đi biểu tình chống Trung Quốc thì nếu tôi xét thấy Tổ quốc cần thì tôi sẽ đi biểu tình chống Trung Quốc 1 mình.

Chuyện thứ 2 là cán bộ điều tra hỏi email của tôi, tôi nói đó là tài sản cá nhân nên tôi không giao nộp. Cán bộ bảo ko cần cung cấp mật khẩu chỉ cần cung cấp tên email thôi, tôi cũng nói ko. Cán bộ bảo đây là quy định, tôi bảo tôi không biết đến quy định này và email là cái thuộc về sự riêng tư của tôi thì có đem tôi đi xử bắn tôi cũng không cung cấp. Tôi nói nếu quả thật có cái quy định bắt tôi phải cung cấp email thì tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước việc không tuân thủ quy định đó.

Đối với tôi, pháp luật là một chuyện, còn nghĩa khí anh em xã hội cũng rất quan trọng, tôi bảo vệ sự riêng tư về email của tôi cũng là để bảo vệ sự riêng tư của các anh em đã từng trao đổi email với tôi. Tôi thấy tôi không phạm một tội gì hết, tôi xin giữ quan điểm này đến cùng.

Khi pháp luật là họ, họ là pháp luật thì tôi chỉ còn niềm tin vào lẽ phải rồi sẽ chiến thắng dù cho có phải trả giá.


Nguyễn Văn Dũng, Phương Bích và Bùi Hằng
Nguồn: danlambaovn.blogspot.com
DCVOnlineTrong thời gian tạm giam giữ, nói chung bạn có bị những hành vi khủng bố tinh thần hay thể xác nào không?

Nguyễn Văn Dũng: Tôi không bị khủng bố nào đáng kể, bởi vì tôi rất vui vẻ với tất cả mọi người. Tôi chỉ kiên quyết phản đối những gì tôi cho là họ sai mà tôi không chấp nhận được thôi, nhưng khi họ cưỡng chế tôi không chống cự gì.

Ví dụ như có một cán bộ điều tra trẻ chỉ tay vào mặt tôi, tôi bảo anh không có quyền đó thì anh ta bảo anh ta chỉ đùa chút thôi. Nói chung tôi không quan tâm tiểu tiết lắm, tôi chỉ quan tâm một điều quan trọng nhất là mình không phạm bất cứ một tội gì và các hành động sai trái của cơ quan chức năng sẽ tố cáo chính họ, họ không lo thì thôi tôi lo làm gì.

DCVOnlineNghĩa là hoàn toàn không có những hành vi đe dọa hay khủng bố nào nhắm vào bạn trong thời gian đấy?

Nguyễn Văn Dũng: Không hề.

Hiện giờ tôi muốn đòi lại các tài sản mà họ đang cầm của tôi. Chuyện này tôi sẽ rất kiên quyết nhưng cũng từ tốn và chả phải vội gì, cứ để xem họ xử sự tiếp theo thế nào. Tôi xem họ có thích diễn trò nữa không khi lừa tôi suốt về mấy cái đồ lặt vặt ấy.

Mới đầu họ ghi biên bản tạm giữ điện thoại, áo, khẩu hiệu rồi khi tôi yêu cầu đưa tôi một bản thì họ nói để họ đi photo rồi lặn luôn trong khi những người khác đều được giữ một bản.

DCVOnlineTheo bạn thì tại sao lại như thế?

Nguyễn Văn Dũng: Có lẽ tại trong phần ghi về các đồ vật công an tạm giữ tôi có nói về lý do tôi viết khẩu hiệu là để phản đối hành động xúc phạm quốc kỳ của lực lượng chức năng.

Trước khi tôi vào nhà tạm giữ tôi cũng yêu cầu họ làm giấy về việc giữ bằng lái xe của tôi, họ bảo thôi cứ vào đi sáng mai khắc trả lại bằng lái xe. Sáng ra họ chỉ trả mỗi cái kính. Toàn bọn trẻ con, chán!

DCVOnlineBạn đã quan sát được những gì trong trại giam Hỏa Lò từ vài ngày bị tạm giam vừa qua?

Nguyễn Văn Dũng: Tôi thực sự ko muốn trả lời câu hỏi này.

DCVOnlineBạn sẽ tiếp tục biểu tình với cùng một mục đích như lần vừa qua chứ?

Nguyễn Văn Dũng: Tất nhiên, khi Trung Quốc lại leo thang gây hấn với mức độ càng ngày càng trắng trợn hơn thì mình nghĩ không chỉ mình mình mà sẽ còn những người dân khác sẽ xuống đường thôi. Sự cấm đoán dọa dẫm sẽ chỉ cản được sự phẫn nộ trong một thòi gian, tức nước vỡ bờ mà.

Với dã tâm của bọn Tàu thì đương nhiên chúng sẽ ngày càng ngang ngược, thế thì dân càng phẫn nộ. Làm sao cản được mãi lòng yêu nước trước họa xâm lăng chứ

DCVOnlineBạn đánh giá sao về việc chủ nhật vừa qua (28/08) đã không có những cuộc biểu tình tuần hành ở Hà Nội lẫn Sài Gòn như trong 11 tuần liên tiếp trước đó?

Nguyễn Văn Dũng: Ngày 25/8 thì mình mới ra trại nên ko nắm rõ tình hình lắm. Nhưng ngay từ khi ở trong trại mình đã nghĩ chắc là phong trào sau khi bị đàn áp sẽ tạm lắng một thời gian.

Riêng về ngày 28/8 thì mình nghĩ nếu Trung Quốc không có vi phạm mới đặc biệt nghiêm trọng nào thì cũng nên tạm nghỉ biểu tình để mừng quốc khánh 2/9. Mình nghĩ nếu biểu tình bị đàn áp cấm cản thì tạm thời nhân dân sẽ sáng tạo các hình thức khác để thể hiện lòng yêu nước và tinh thần chống Tàu và khi Trung Quốc ngày càng quá đà thì dân sẽ lại biểu tình thôi.

DCVOnlineKhi mới bị bắt bạn có sợ hãi không?

Nguyễn Văn Dũng: Sợ chứ, nhưng chỉ một chút thôi và sau đấy mình thấy có trách nhiệm phải vượt qua sợ hãi.

DCVOnlineVậy bạn đã đối phó với nỗi sợ hãi như thế nào?

Nguyễn Văn Dũng: Mình nghĩ đến trách nhiệm với Tổ quốc trước họa xâm lăng thì nỗi hãi sẽ tan thành mây khói!

DCVOnlineXin cảm ơn và chúc bạn luôn giữ vững tinh thần kiên định của mình

© DCVOnline
monglehoa wrote today at 7:45 AM
Anh chàng này hay quá .
aquapham wrote today at 7:48 AM
Em này hôm đầu tiên mềnh đi xem biểu tình và cũng bị tóm lên xe bus mềnh có gặp trên xe bus.
menam0 wrote today at 1:40 PM
monglehoa said
Anh chàng này hay quá . 
Chú lính chì dũng cảm đó bác :P
becailam wrote today at 1:59 PM
Phục ghê! đúng tên nha DŨNG


Nguồn: Mẹ Nấm's Blog

Vì sao người ta " tụ tập "


Nhớ lại đêm 17.2.79

Quân Trung Quốc đánh Việt Nam năm 1979
Cuộc chiến 1979 diễn ra ngắn ngủi nhưng đẫm máu
Tháng 9 năm 1977, tôi được lãnh đạo Bộ Ngoại giao Việt Nam cử sang làm Bí thư thứ nhất tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bắc Kinh, chuyên làm công tác nghiên cứu.
Quan hệ hai nước Việt Trung, từ lúc tôi ở trong nước đã xấu, lúc này càng xấu đi từng ngày.
Dòng "nạn kiều" dưới sự kích động của nhà đương cục Trung Quốc vẫn lũ lượt kéo nhau rời khỏi Việt Nam, một phần về Trung Quốc một phần đi sang các nước khác.
Lấy lý do cần có tiền để "nuôi nạn kiều", ngày 13/5/1978 lần đầu tiên nhà cầm quyền Trung Quốc tuyên bố cắt một phần viện trợ không hoàn lại đã ký cho Việt Nam và rút một bộ phận chuyên gia về nước.
Không lâu sau đó, ngày 3/7/1978 chính phủ Trung Quốc tuyên bố cắt hết viện trợ và rút hết chuyên gia đang làm việc tại Việt Nam về nước.
Xung đột biên giới trên đất liền, nhất là tại điểm nối ray trên đường sắt liên vận Hà Nội-Bằng Tường ngày càng tăng (có lúc có nơi đã xảy ra đổ máu).
Chuẩn bị tình huống xấu
Tháng 7 năm 1978 chúng tôi được phổ biến Nghị Quyết TW 4, tinh thần là phải thấu suốt quan điểm nắm vững cả hai nhiệm vụ vừa xây dựng kinh tế vừa tăng cường lực lượng quốc phòng, chuẩn bị tốt và sẵn sàng chiến đấu.
Tháng 11 năm 1978 Việt Nam ký "hiệp ước hữu nghị và hợp tác" với Liên Xô.
Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói “bạo đồ” đầy giọng tức tối của ông ta (Đặng Tiểu Bình).
Đến tháng 12 năm 1978 mọi việc chuẩn bị cho tình huống xấu nhất trong đại sứ quán đã làm xong. Sứ quán nhận được máy phát điện chạy xăng (và đã cho chạy thử), gạo nước, thực phẩm khô đã được tích trữ đầy đủ, đại sứ quán mấy nước anh em thân thiết cũng nhận được các đề nghị cụ thể khi bất trắc xẩy ra...
Tôi được đồng chí đại sứ phân công đọc và lựa chọn các tài liệu lưu trữ quan trọng, cái phải gửi về nhà, cái có thể hủy,
Tháng 12 năm 1978 trong chuyến thăm mấy nước Đông Nam Á, trong một cuộc trả lời phỏng vấn, Đặng Tiểu Bình vừa hùng hổ vừa tức tối nói một câu không xứng đáng với tư cách của một người lãnh đạo một nước được coi là văn minh: "Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học".
Tôi không bao giờ có thể quên vẻ mặt lỗ mãng và lời nói "bạo đồ" đầy giọng tức tối của ông ta qua truyền hình trực tiếp và tiếng người phiên dịch sang tiếng Anh là "hooligan" - tức du côn, côn đồ.

Rồi ngày 22 tháng 12 năm 1978, Trung Quốc đơn phương ngừng vận chuyển hành khách xe lửa liên vận tới Việt Nam, rất nhiều cán bộ, sinh viên Việt Nam từ Liên Xô Đông Âu trở về bị đọng lại trong nhà khách sứ quán chờ đường hàng không và cuối cùng đến đầu tháng 1 năm 1979 đường bay Bắc Kinh Hà Nội cũng bị cắt.
Đầu tháng 1 năm 1979 quân đội Việt Nam bất ngờ phản công trên toàn tuyến biên giới Tây Nam, chỉ trong thời gian ngắn đã đập tan sức chống cự của bè lũ Polpot, tiến vào giải phóng Phom Penh. Đây cũng là điều mà Đặng Tiểu Bình không ngờ.
Lại một quả đắng khó nuốt nữa đối với nhà lãnh đạo Trung Quốc này.
'Không đánh nhau không xong'
Cuối tháng 1 năm 1979 Đặng Tiểu Bình thăm Mỹ, được Tổng thống Carter đón tiếp với nghi lễ rất cao, hai nước quyết định thiết lập quan hệ ngoại giao, và không biết còn bàn bạc gì nữa? Trên đường về nước Đặng Tiểu Bình ghé qua Nhật Bản.
Lính Trung Quốc bị bắt tại Phố Lu
Lính Trung Quốc bị bắt tại Phố Lu
Trước những tình hình trên, một số anh em nghiên cứu chúng tôi đã khẳng định khá sớm: hai nước anh em thân thiết như răng với môi này không đánh nhau một trận không xong!
Lý trí mách bảo như vậy, thậm chí còn mách bảo hơn nữa: Trung quốc đã từng gây cuộc chiến tranh biên giới với Ấn Độ và nhất là với Liên Xô và cả hai lần họ đều bất ngờ ra tay trước.
Thế nhưng về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Không nói tới những khoản viện trợ to lớn có hiệu quả, những tình cảm thân thiết như anh em trước đây, mà ngay trong những giờ phút căng thẳng này, tôi vẫn không thể quên được những việc làm tốt hay tỏ ra biết điều của một số cán bộ Trung Quốc:
Năm 1977, Nhà máy dệt Vĩnh Phúc do Trung Quốc viện trợ cho ta, sau một hồi chạy thử vẫn không hiện đúng màu nhuộm cần thiết, một kỹ sư Trung Quốc đã bí mật cung cấp cho ta bí quyết. Khi các chuyên gia Trung Quốc khác thấy kết quả đó, không biết do ai chỉ đạo, họ đã "xử lý" một cách tàn bạo, anh bị đánh tới chết.
Khi đoàn chuyên gia Trung Quốc thi công cầu Thăng Long bị cấp trên của họ điều về nước, một số đồng chí đã để lại khá nhiều bản vẽ, tài liệu kỹ thuật về chiếc cầu này cho ta. Tôi biết chiếc cầu Chương Dương do ta tự thiết kế thi công sau này đã dùng một số sắt thép do phía Trung Quốc đưa sang để dựng cầu Thăng Long.
Mặc dù khi truyền hình trực tiếp , Trung Quốc không thể cắt được câu nói lỗ mãng của Đặng Tiểu Bình: Việt Nam là côn đồ, nhưng báo chí chính thức ngày hôm sau của Trung Quốc đã cắt bỏ câu này khi đưa tin ( chỉ còn đăng câu "phải dạy cho Việt Nam bài học", nghĩa là đỡ tệ hơn).
Chúng tôi đã làm gì?
Trong bối cảnh trên, cuộc chiến tranh biên giới đẫm máu ngày 17/2/1979 do nhà cầm quyền Trung Quốc - mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình, phát động, về tổng thể không bất ngờ đối với chúng tôi, nhưng về thời gian cụ thể và nhất là về qui mô binh lực mà Trung Quốc sử dụng thì quả là không tính tới.
Sau này những day dứt về dự báo không chính xác trên đã có phần giảm bớt, khi được biết có một số cán bộ trung cấp và một số đơn vị quân đội Trung Quốc chỉ sau khi đã tiến vào lãnh thổ nước ta rồi họ mới biết là phải đi đánh Việt Nam.
10 giờ tối ngày 17/2/79( tức 9 giờ tối Việt Nam) tôi bật đài nghe tin của đài tiếng nói Việt Nam, không thấy có tin quan trọng nào liên quan đến hai nước, tôi chuyển đài khác nghe tin.
Khoảng 10 giờ 30 phút đồng chí Trần Trung, tham tán đại biện lâm thời( thời gian này đại sứ Nguyễn Trọng Vĩnh về Việt Nam họp) đến đập mạnh vào cửa phòng tôi: Dy, lên phòng hạnh phúc họp ngay, Trung Quốc đánh ta rồi!
Về mặt tình cảm (bây giờ nhìn lại thì còn có cả sự ngây thơ, cả tin nữa) vẫn hy vọng dù chỉ là chút ít thôi: quan hệ Việt Trung đã từng gắn bó, sâu nặng như vậy, họ không thể một sớm một chiều trở mặt được.
Ít phút sau, một số đồng chí có trách nhiệm đã có mặt đông đủ. Đồng chí Trần Trung phổ biến tình hình nhà vừa thông báo: sáng sớm ngày 17/2, bọn bành trướng Trung Quốc đã tấn công trên toàn tuyến biên giới trên đất liền ( 6 tỉnh của Việt Nam lúc đó) với qui mô 20 sư đoàn bộ binh.
Hai sư đoàn chủ lực của ta cùng với bộ đội địa phương và anh chị em dân quân du kích đang anh dũng chống trả.
"Nhiệm vụ của chúng ta bây giờ là dịch ngay bản Tuyên Bố của chính phủ ta ra 3 tiếng Trung, Anh, Pháp để phục vụ cho cuộc họp báo quốc tế sẽ phải tổ chức và để thông bào càng rộng càng tốt cho một số nhân dân Trung Quốc biết rõ sự thực."
Bộ phận dịch tiếng Trung, dưới sự chỉ huy của anh Thái Hoàng-Bí thư thứ nhất, gồm hai đồng chí Hoàng Như Lý, bí thư thứ ba và Chu Công Phùng cán bộ phòng chính trị, đã dịch văn bản một cách "ngon lành"; đồng chí Lê Công Phụng, bí thư thứ ba phụ trách phần dịch tiếng Anh cũng không vất vả gì; riêng phần tiếng Pháp, đồng chí Minh, phiên dịch tiếng Pháp do mới ra trường không lâu, nên có đôi lúc tỏ ra luống cuống.
Guồng máy dịch, in roneo, soát, sửa lại bản in nhanh chóng chạy đều, mọi người làm việc không biết mệt với lòng căm giận bọn bành trướng.
Thi thoảng mấy câu chửi bọn chúng như kìm nén không nổi lại khe khẽ bật ra từ vài đồng chí. Không căm tức uất hận sao được?
Khi chúng tôi hoàn thành công việc thì trời đã hửng sáng (đài BBC sau đó đã đưa tin, tối ngày 17/2/1979 toàn Đại sứ quán Việt Nam để sáng đèn).
Những người ngoài 40, 50 chúng tôi sau một đêm vất vả không ngủ vẫn tỏ ra bình thường nhưng riêng hai đồng chí Phùng và Minh đang tuổi ăn tuổi ngủ, tuy được đồng chí Đặng Hữu-Bí thư thứ nhất, tiếp sâm, nhưng vẻ mặt sau một đêm căng thẳng đã lộ nét mệt mỏi. Thương cảm vô cùng.
Tuy vậy, chúng tôi đã nhanh chóng bước vào ngày làm việc mới với tất cả sức mạnh tinh thần và lòng căm thù bọn bành trướng bá quyền, nước lớn.
Quá khứ 30 năm
Cuộc chiến tranh do nhà cầm quyền Bắc Kinh mà người chủ xướng là Đặng Tiểu Bình gây ra, kết thúc đã 30 năm.
Sau khi bình thường hóa, quan hệ hai nước nhìn chung phát triển khá tốt.
Nghĩa trang tử sĩ Trung Quốc
Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị thì mới có thể lành hẳn.
Tuy nhiên cần nhấn mạnh một điều, vì nghĩa lớn, chúng ta đã thực hiện đúng lời cam kết: không nhắc lại chuyện cũ. Nhưng ở phía bên kia, một số kẻ không biết điều, vẫn thường xuyên, xuyên tạc sự thật lịch sử, rêu rao, tự cho là đã "giành thắng lợi", là "chính nghĩa", là "Việt Nam bài Hoa, Việt Nam chống Hoa, Việt Nam "xua đuổi nạn kiều", Việt Nam xâm lược Cămpuchia" v.v..
Cho đến hôm nay, một số cuốn sách lịch sử, sách nghiên cứu, không ít bài thơ, truyện, ký...vẫn nhai lại những luận điệu trên dù hai nước đã bình thường hóa quan hệ được gần hai chục năm.
Tôi nghỉ hưu đã được hơn mười năm nhưng do vẫn tiếp tục nghiên cứu về Trung Quốc, nên thỉnh thoảng vẫn có dịp gặp các bạn cũ công tác tại Bộ Ngoại Giao Trung Quốc trước đây cũng như nhiều học giả Trung Quốc.
Không dưới một lần tôi đã thân tình và nghiêm túc nhắc họ: nếu các bạn chỉ nhận phần đúng trong những việc xảy ra trong thời gian trước đây, đổ hết lỗi cho cho người khác thì quan hệ Việt Trung dù ai đó có dùng những chữ vàng để tô vẽ cũng không thể nào xóa bỏ được những vết hằn lịch sử do người lãnh đạo của các bạn gây ra, quan hệ hai nước không thể nào thực sự phát triển tốt đẹp được, vì những hoài nghi lớn của nhân dân hai bên chưa được giải tỏa?
Mong rằng một số nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay nên nhớ chuyện sau: nếu không biết lời dặn của Chủ tịch Mao với đoàn cố vấn Trung Quốc khi sang giúp Việt nam thời kỳ chống Pháp: ‘Tổ tiên chúng ta trước đây đã làm một số việc không phải với nhân dân Việt Nam, các anh sang giúp nước bạn lần này là để trả nợ cho cha ông'; và nếu không thấy trong chuyến thăm Việt Nam lần đầu tiên sau khi hòa bình lập lại ở miền Bắc, Thủ tướng Chu đã tới dâng hương tại đền thờ Hai Bà, thì chắc chắn những người Việt Nam thời đó không dễ quên được chuyện cũ để nhanh chóng hòa hiếu với Trung Quốc như sau đó đâu?
Vết thương chung phải do cả hai bên cùng đồng tâm, thành ý chữa trị thì mới có thể lành hẳn.
Chúng ta không nói lại chuyện cũ là vì nghĩa lớn, chứ không phải vì chúng ta không có lý, không phải vì người Việt Nam sợ hãi hay chóng quên.
Đây là ý kiến riêng của tác giả, đang sống ở Hà Nội. Quý vị có chia sẻ hoặc đóng góp, xin gửi về vietnamese@bbc.co.uk hoặc sử dụng hộp tiện ích bên tay phải.

Xung đột 1979 là trách nhiệm của ai?

Quân Trung Quốc đánh Lạng Sơn năm 1979
Quân Trung Quốc đánh Lạng Sơn năm 1979
Năm tôi lên chín, Trung Quốc tấn công Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc.
Yếu tố chính trị trực tiếp nào đưa đến cuộc chiến năm 1979? Có phải là xu hướng "ly khai" của cộng đồng Hoa kiều phía Nam khi đòi giữ ngoại tịch và chối bỏ quốc tịch Việt Nam vào nửa cuối thập niên 70?
Hay là chính sách bài trừ tư bản mà cộng đồng Hoa kiều bị ảnh hưởng nhiều nhất? Hay đó là câu trả lời cho cuộc chiến của Việt Nam với Cambodia nhằm trừ khử Khme Đỏ, khi đó đang được Trung Quốc đỡ đầu?
Phải chăng Trung Quốc gây chiến để dằn mặt khi Việt Nam đang giao hảo chặt chẽ với Liên Xô và mở rộng ảnh hưởng tới Lào và Cambodia? Hay để Trung Quốc lấy điểm với Mỹ vì lúc đó chiến tranh lạnh vẫn đang căng thẳng?
Hay nó đơn thuần để giải quyết những xung đột nội bộ Trung Quốc để lại từ thời kì Tứ Nhân Bang ? Tất cả những khả năng trên các sử gia phương Tây cho tới nay vẫn chưa ai có số liệu thật đầy đủ và thuyết phục.
Vết thương khó lành
Nhưng cho dù với bất cứ lí do gì thì đây cũng là một cuộc chiến hết sức man rợ và vô nhân đạo, vì chưa đầy 30 ngày mà gần một trăm ngàn người (60-100 ngàn theo các số liệu khác nhau) của cả hai phía đã thương vong.
Chừng nào những ẩn số lịch sử về nguyên nhân cuộc chiến chưa được sáng tỏ trước cộng luận và lịch sử thế giới thì chừng đó nguy cơ để xảy ra những tranh chấp tương tự giữa Trung Quốc và các nước láng giềng còn có cơ hội tái diễn, đặc biệt khi nền chính trị tại quốc gia khổng lồ này còn dựa trên nền tảng độc tài toàn trị.
Mặc dù cuộc chiến đẫm máu chính thức diễn ra khá ngắn ngủi nhưng những đợt pháo kích dai dẳng dọc tuyến biên giới, kéo dài nhiều năm sau đó mới để lại những "vết thương" khó lành trong kí ức đương đại của dân chúng Việt Nam, đặc biệt là dân miền Bắc.
Làng tôi sống khi ấy gồm ba xóm, nay thuộc quận Ba Đình, vậy mà cũng có tới hai anh đi bộ đội bị pháo chết trên "chốt".
Từ "lên chốt" đã có lúc được nhiều thanh niên nhắc tới như "ác mộng". Dù mục tiêu chiến lược của việc tấn công Việt Nam vẫn còn nhiều uẩn khúc lịch sử nhưng về mặt nào đó Trung Quốc đã thành công trong việc gây nên một tâm lý lo lắng bất ổn, pha sự sợ hãi trong các thành phần dân chúng Việt Nam.
Điều Trung Quốc không lường hết là cuộc chiến 79 giống như một nhát cuốc tàn bạo, lật thẳng "tấm ván thiên" chôn nỗi căm thù sâu thẳm và âm ỷ của các dân tộc Việt với kẻ xâm lược ngàn năm từ phương Bắc.
Tuy nhiên điều Trung Quốc không lường hết là cuộc chiến 79 giống như một nhát cuốc tàn bạo, lật thẳng "tấm ván thiên" chôn nỗi căm thù sâu thẳm và âm ỷ của các dân tộc Việt với kẻ xâm lược ngàn năm từ phương Bắc.
Sự căm thù tưởng đã có lúc bị vùi lấp đi bởi "tấm tình đồng chí" môi hở răng lạnh, hay bởi những luận điệu tuyên truyền "Núi liền núi, sông liền sông" hữu hảo.
Xâm lăng 1979 đã đánh mạnh vào lòng tự hào của các dân tộc Việt, cái mà ở chừng mực nào đó đã giúp họ tồn tại anh dũng bên cạnh "đế quốc" Trung Hoa trong ngàn năm không bị đồng hóa, kể từ chiến thắng Bạch Đằng.
Mục đích Trung Quốc dạy cho Việt Nam một bài học bằng cuộc chiến 1979 có lẽ cũng man dại và phản tác dụng không khác gì việc trước đó quân đội Mỹ ném bom rải thảm nhằm đưa Hà Nội quay lại "thời kì đồ đá".
Về mặt lịch sử, chiến tranh 79 là một mũi tiêm chủng tái khởi động ý thức đề kháng mãnh liệt chống lại dã tâm tạo ảnh hưởng và "kiểm soát" của Trung Quốc với Việt Nam ở hiện tại và tương lai.
Với những kí ức và thông tin của riêng mình có được, tôi không hề nghĩ rằng cuộc chiến tranh 1979 chỉ dừng lại ở khẩu hiệu của Đặng là "dạy cho Việt Nam một bài học".
Cuộc chiến kéo dài
Cuộc chiến đã không thực sự kết thúc sau năm 1979. Hơn thế, nó là một tính toán lâu dài, thậm chí nó là một phần trong cả một chính sách lớn của Trung Quốc với Việt Nam mà hành động phát lộ đầu tiên là đánh chiếm Hoàng Sa năm 1974. Mặc dù trước đó lính Trung Quốc đã lấn chiếm bằng cách di dời cột mốc biên giới khi giúp chính quyền Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà làm đường.
Sự ngẫu nhiên của số phận và nghề nghiệp đã cho tôi thêm tư liệu và thông tin để nhìn nhận chi tiết mối quan hệ "vừa là đồng chí vừa là anh em" rất mai mỉa này.
Với quyết tâm tìm cho ra mối quan hệ của một số loài muỗi sốt rét chính ở Việt Nam và mối tương quan dẫn truyền của nó qua biên giới Việt-Trung, tôi đã đi hàng chục chuyến công tác tại dọc tuyến biên giới Việt Trung.
Ở nhiều nơi khi tôi đến, danh nghĩa là cuộc chiến đã qua 20 năm, ký ức về sự man rợ của cuộc chiến như vừa mới hôm qua. Lần đầu đến Hà Giang, ngồi cạnh bác lái già chạy xe Hà Giang-Vị Xuyên, ông kể. "Năm 79 nó sang, dân bên mình hoàn toàn bị bất ngờ, vì thế thiệt hại là vô kể.
''Nó rút đi đặt mìn giật sập bất cứ cái gì gọi là do tay con người tạo nên. Mìn nó còn gài lại vô số trong các khu dân cư, tỉnh lộ. Mà nào có yên, pháo nó còn "củng" sang đây liên tục tới năm 88-89.
''Thằng con tôi đi củi với hai thằng bé cùng lớp bị trúng mìn. Hai đứa chết, một đứa cụt hai chân, mù mắt". Phía Việt Nam đã hoàn toàn bị bất ngờ trong cuộc chiến 79.
''Khu vực "Hữu nghị Quan", dân các xã xung quanh kể lại là chiều hôm trước lính Tàu còn sang đá bóng với thanh niên địa phương và lính biên phòng Việt Nam. Tối hôm đó có chiếu bóng ngoài bãi, bọn lính Tàu còn sang chơi đầy, thế mà sáng hôm sau nó tấn công.''
Nhóm nghiên cứu của tôi đã "nằm" ở Cà Liểng, nơi có hẻm núi hẹp, độc đạo, mà xe tăng Trung Quốc đã vào Việt Nam ở ngả Cao Bằng. Một cô giáo bản, dân tộc Mèo "đen" sáng hôm đó chở ông bố xuống huyện khám bệnh.
Tự dưng thấy rất nhiều xe tăng với "bộ đội" ngồi trên ở phía sau tiến tới. Ông cụ giơ tay chào nhưng sau thấy xe tăng cứ tiến sát như muốn nghiến lên chiếc xe đạp, ông kêu ầm lên để các chú "bộ đội" nghe thấy.
Đột nhiên thằng ôn vật ngồi trên tháp pháo rút súng làm đánh đùng một cái vào đầu ông cụ.
Ông cụ lăn xuống chết tức khắc, cô con gái sợ quá quăng xe đạp lao vào rừng, chạy tắt xuống huyện đội. Lúc đó người ta mới ngã ngửa ra là Tàu đánh". Dân Thạch An, Cao Bằng mạnh ai nấy chạy, giạt hết lên núi.
Vào sâu trong rừng, người đồng bào sau đó tìm thấy những vạt rừng phủ kín quần áo, võng, bạt, vỏ đồ hộp và phân...của bọn lính sơn cước Tàu. Chúng đã ém quân từ khá lâu trước đó. Từ đỉnh núi đồng bào địa phương nhìn ngay xuống bản, thậm chí sân nhà mình. Nhiều người phải liều mạng lẻn về để lấy muối, lấy dao, quần áo...
Chiều đến họ thấy hàng chục thằng lính Tàu "vật nhau" với những chiếc xe đạp của dân bỏ lại.
Bọn lính này được tuyển mộ từ những vùng cực kì nghèo đói và lạc hậu của Hoa lục nên không biết ngay cả đi xe đạp.
Không ngạc nhiên rằng chúng hết sức tàn bạo và hung hãn. Đối với người dân tộc sống dọc các tỉnh biên giới phía Bắc, căn nhà và các vật dụng thiết thân như con dao, cái cối đá, ngọn đèn dầu là những vật vô cùng quí giá.
Nắm được tâm lí này, bọn lính Tàu được lệnh tàn phá mọi thứ dù là nhỏ nhất, trước khi rút đi.
Người dân các vùng từ Cao Bằng, Hà Giang, Lao Cai... đều kể cho tôi nghe những chi tiết khá tương tự rằng khi về lại nhà cũ, tất cả bị thiêu trụi. Những chiếc đèn dầu hỏa, vại dưa, chum nước, cối đá... đều bị đập vỡ, ngay cả những con dao bài giắt ở vách bếp cũng bị chặt vào nhau cho nát lưỡi dao, giếng nước bị sâp vì lựu đạn tống xuống.
Năm 1986, trong một chuyến thực tập hè ở Lương Sơn, Hòa Bình, tôi ở cùng những trung đoàn lính Việt nam đang tập đạn thật vì địa hình Lương Sơn tương tự Vị Xuyên, Hà Giang.
Sau một tháng họ sẽ đi Vị Xuyên. Những người lính trẻ âu lo vì những tin tức ác liệt từ Vị Xuyên và các điểm nóng khác vẫn truyền về trong suốt nhiều năm sau 1979.
Đầu năm 1988, Trung Quốc tấn công Trường Sa, 74 bộ đội Việt Nam đã bị thiệt mạng.
Năm 1995, theo anh bạn học làm kiểm dịch sinh vật, tôi lên cửa khẩu Chi Ma. Mặc dù hai nước lúc đó đã "bình thường hóa" và thông thương buôn bán nhưng những dãy đồi trùng điệp liền kề với cửa ải này vẫn dày đặc các trận địa mìn.
Xung đột lẻ tẻ trên đường biên vẫn liên tiếp xảy ra. Ban đêm, các cột mốc bị di dời vào đất Việt Nam như cơm bữa. Nhiều năm trở lại đây, trên biên giới bộ cột mốc vẫn bị di chuyển.
Trên biển, Trung Quốc nhiều lần dùng tàu chiến tấn công thuyền đánh cá và giết hại ngư dân Việt nam. Sự leo thang đã trắng trợn tới mức báo động khi Trung Quốc tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc huyện Tam Sa của Hải Nam cuối năm 2007, xua đuổi các công ty liên doanh thăm dò dầu khí ở vùng Nam Côn Sơn của Việt nam và vừa rồi quyết định đầu tư 29 tỷ đôla để khai thác dầu trong hải phận Việt Nam.
Tiền Việt Nam giả được in bằng những kỹ thuật tinh vi từ Trung Quốc, tràn ngập qua các ngả biên giới vào Việt Nam. In bạc giả là một loại tội phạm nghiêm trọng ở mọi quốc gia. Sản xuất tiền giả để tung vào quốc gia khác là vi phạm luật pháp và công ước quốc tế.
Chính quyền Trung Quốc hoàn toàn im lặng trước những hoạt động tội phạm quy mô lớn này. Rõ ràng sự tấn công Việt Nam bằng quân sự trên biển và đất liền, tấn công chính trị và ngoại giao, tấn công phá hoại kinh tế... kéo dài hàng chục năm sau cuộc chiến, qua nhiều đời Tổng bí thư của Trung Quốc ắt phải là mưu đồ làm cho nước láng giềng nhỏ bé phải "chảy máu" tới chết.
Người Mỹ từ lâu đã có trách nhiệm hỗ trợ rà gỡ bom mìn trong chiến tranh, sao tới nay người Trung Quốc vẫn tảng lờ những trận địa mìn nằm trên đất Việt?
Theo tính toán của Bộ Quốc Phòng Việt Nam, sẽ còn mất hàng chục năm nữa để giải phóng các trận địa mìn nằm trên đất Việt, dọc biên giới phía Bắc.
Những trái mìn Made in China đang nằm trên đất Việt chính là những bằng chứng hiển nhiên để mỗi người dân Việt nam có cơ hội để đánh giá sự thành thật, thiện chí theo phương châm "16 chữ vàng" từ phía nước láng giềng khổng lồ phía Bắc này.