Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

Tâm điểm dư luận

Diễn biến vụ Hiệu trưởng mua dâm nữ sinh tại Hà Giang: Sầm Đức Xương hoang dâm như thế nào?
Bị cáo Sầm đức Xương trong phiên tòa sơ thẩm.
* Nguyên chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, ông Nguyễn Trường Tô “vô can”?
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Hà Giang vừa hoàn tất kết luận điều tra (lần 2) vụ án đối tượng Sầm Đức Xương (nguyên Hiệu trưởng Trường THPT Việt Vinh, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang) và chuyển cơ quan công tố cùng cấp truy tố đối tượng này về tội mua dâm người chưa thành niên. Quá trình điều tra cho thấy đối tượng từng là thầy giáo này lại có thói hoang dâm đến vô độ, trong một thời gian dài liên tục quan hệ với nhiều "bạn tình" kiêm học trò và không quên "chi đậm" cho "đối tác" sau mỗi lần "mây mưa".









Hằng và Thúy tại TAND tỉnh Hà Giang ngày 27/1. Ảnh: Hoàng Anh
Liên tục tìm "hàng" mới
Theo điều tra của cơ quan chức năng, tính từ tháng 7/2008 đến khi bị bắt (tháng 9/2009), Sầm Đức Xương đã quan hệ tình dục với nữ sinh Nguyễn Thúy Hằng 6 lần, mỗi lần quan hệ Xương "bo" cho Hằng từ 500 nghìn đến 1 triệu đồng (tổng cộng số tiền lên tới 4,1 triệu đồng).
Thông qua Hằng, Xương còn quan hệ tình dục với các học sinh khác gồm: Nguyễn Thị Thanh Thúy (cũng là học sinh trường THPT Việt Hưng và là bị cáo trong vụ án trên), N.T.P (SN 1992), H.T.T (SN 1994). Với riêng Thúy, Xương đã quan hệ tổng cộng 3 lần và trả cho nữ sinh này 650.000 đồng.
Thông qua Thúy, Xương tiếp tục quan hệ với 3 nữ sinh khác, gồm: T.T.N (SN 1992), N.T.X (SN 1996), N.T.N (SN 1996). Ngoài ra, Xương còn quan hệ với một số nữ sinh không thông qua Hằng, Thúy, tất cả đều không phải chỉ một lần mà lặp đi lặp lại nhiều lần. Với "máu dê" sẵn có, Xương nhanh chóng dụ dỗ và biến Hằng và Thúy thành "má mì" chuyên săn tìm những cô gái trẻ còn trinh tiết trước để... dùng, sau thì "thết đãi" những vị khách quý của mình. Trong những lần quan hệ, Xương luôn đặt vấn đề nhờ tìm các nữ sinh còn trinh để mua và hứa "nếu người nào còn trinh, thầy trả từ 3 đến 4 triệu đồng".
Đặc biệt, trong tháng 10/2008, Sầm Đức Xương gọi điện bảo Hằng đón N.T.P và Nguyễn Thị Thanh Thúy xuống nhà nghỉ Thùy Linh (ở Tân Quang, Bắc Quang) để bán dâm cho hai người bạn của Xương. Hằng đã đi xe máy xuống đón N.T.P và Thúy. Hằng vào nói chuyện với lãnh đạo ngân hàng này, còn Thúy vào nói chuyện với người lái xe. N.T.P vào phòng gặp Xương, bị y đặt vấn đề mua dâm nhưng không được đồng ý. Dù vậy, Xương vẫn "chơi đẹp" bằng cách đưa cho N.T.P số tiền 2,5 triệu đồng. Tuy nhiên theo cáo trạng lần này cho biết, sau khi N.T.P vào phòng với ông Xương. 2 người bạn là Đ.X.H và N.V.H cũng lần lượt mỗi người vào một phòng rồi gọi Hằng và Thúy vào để... nói chuyện.
Trong những lần quan hệ với các nữ sinh trên, Xương cũng thường chi rất mạnh tay: thuê khách sạn ở thị xã Hà Giang, trả "công" cao từ 1 triệu đồng/ lần quan hệ và không quên "bo" cho những người môi giới nhằm thỏa mãn thú tính của mình.
Công an xác định Xương cũng nhiều lần sử dụng chính phòng làm việc của mình làm nơi "giao hoan" với các học sinh. Cả Hằng, Thúy hay N.T.P đều được đối tượng từng là thầy giáo này "đưa vào đời" trên chiếc giường tại căn phòng đó.
"Mẹo" mua nữ sinh bằng tiền
Bản cáo trạng của cơ quan công tố cũng cho thấy, những nữ sinh được Xương và những "má mì tuổi teen" dẫn dắt vào con đường bán dâm từng có những suy nghĩ cực kỳ... ngây thơ.
Nguyễn Thị Thanh Thúy là một minh chứng cho kết luận này. Tháng 9/2008, khi đang lo lắng về việc kết quả học tập bị giảm sút, Thúy đã tình cờ gặp Hằng và được gạ gẫm: "Đến gặp thầy Xương để quan hệ tình dục, vừa được tiền lại vừa được giúp đỡ trong học tập". Thúy ngay lập tức đã chấp nhận lời đề nghị này và sau đó dần trở thành một "đệ tử" của Sầm Đức Xương.
Có những lần khi "hàng mới" được "hàng cũ" đưa đến, Xương bắt "hàng cũ" đứng đợi ngay ngoài cửa phòng chờ mình hành lạc xong thì dắt nạn nhân về sau khi đã nhận tiền môi giới.
Đối tượng nguyên là thầy giáo này cũng có lúc tỏ ra khá "ga lăng", "dân chơi" khi sẵn sàng "chơi đẹp" với các nữ sinh bán dâm. Tháng 8/2009, Xương đến một nhà nghỉ trên địa bàn huyện Bắc Quang thuê phòng sẵn và gọi điện điều "hàng". Khi một nữ sinh bán dâm đến và phát hiện đối tượng này đang "đến tháng", Xương tiễn ra về và vẫn hào phóng chi cho nữ sinh bán dâm và đối tượng môi giới 1 triệu đồng.
Cơ quan chức năng Hà Giang nhận định, trước cơ quan điều tra, bị can Sầm Đức Xương đã khai báo quanh co, không chịu thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Tuy nhiên căn cứ lời khai của các bên liên quan và tài liệu thu thập được, công an đã có đủ chứng cứ chứng minh Xương đã nhiều lần thực hiện hành vi mua dâm người chưa thành niên từ tháng 7/2008 - 8/2009. Hành vi của Xương đã phạm vào tội mua dâm người chưa thành niên (Khoản 3 Điều 256 BLHS). Hành vi của Thúy và Hằng đã phạm vào tội môi giới mại dâm (Khoản 3 Điều 255 BLHS).
Cũng theo cơ quan chức năng, trong quá trình điều tra vụ án, một nữ sinh đã tố cáo Xương có hành vi cưỡng dâm nhưng quá trình điều tra, công an xét thấy việc tố cáo trên là không có căn cứ.
Với 4 nữ sinh khác có hành vi môi giới mại dâm, công an tỉnh Hà Giang nhận thấy không cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự do "khi thực hiện hành vi môi giới mại dâm, các đối tượng trên đều ở độ tuổi vị thành niên, trình độ nhận thức và am hiểu pháp luật còn rất hạn chế, có hoàn cảnh gia đình éo le, các tổ chức đoàn thể đều có đề nghị miễn truy cứu trách nhiệm hình sự".
Theo xác định của công an tỉnh Hà Giang, cơ quan này không đủ chứng cứ chứng minh 14 người là các quan chức, trong đó có các quan chức cấp cao của địa phương này có hành vi mua dâm người chưa thành niên nên không đủ cơ sở để xem xét trách nhiệm hình sự với những người này.
Cáo trạng mới, nội dung cũ?
Trước bản kết luận điều tra lần 2 của công an Hà Giang, Luật sư Trần Đình Triển, người được mời bào chữa cho đối tượng Thúy và Hằng cho biết ông không đồng tình với kết luận của cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang
Theo ông Triển, các cơ quan tố tụng đã không khách quan khi cho rằng chưa đủ căn cứ chứng minh những người bị tố cáo (trong đó có cả những quan chức cấp cao của tỉnh Hà Giang) có hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên nên chưa xem xét xử lý về trách nhiệm hình sự. ông Triển phân tích: "Ngay sau khi nhận được đơn tố cáo ngày 4/9/2009, thì ngày 5/9/2009, 2 bị can Hằng và Thuý đã bị bắt giam và ngày 7/9/2009 thì bị can Sầm Đức Xương bị bắt, trong khi đó còn một số đối tượng khác thực hiện hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật. Nếu biện lý do, không có hình ảnh làm chứng cứ chứng minh hành vi quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên của các đối tượng trên thì không thể truy cứu trách nhiệm hình sự là không thuyết phục, bởi lẽ ở đây không phải một cháu khai mà rất nhiều cháu đều có lời khai độc lập với nhau, đã có quan hệ tình dục với các đối tượng trên. Như vậy, có thể đủ căn cứ để khởi tố hình sự các đối tượng trên trước pháp luật".
Theo ông Triển: "Có nhiều dấu hiệu cho thấy các cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang đã bao che cho một số đối tượng quan hệ tình dục với trẻ vị thành niên trong vụ án này. Sau 1 năm vụ án bị TAND tỉnh Hà Giang tuyên huỷ bản án sơ thẩm để trả hồ sơ điều tra lại, thì kết luận điều tra lần này về cơ bản cũng không có gì thay đổi và cáo trạng gần như vẫn được giữ nguyên, không thay đổi tội danh, không khởi tố thêm bị can nào".
Luật sư cho biết, hiện tình trạng sức khoẻ của bị cáo Thuý rất kém. Bà Thơm, mẹ bị cáo Thuý mới được gặp bị cáo một lần sau khi đã có cáo trạng của VKS gửi TAND tỉnh Hà Giang. "Hiện Thuý rất gầy yếu và xanh xao. Khi gặp mẹ, Thuý đã không ngừng khóc lóc. Khi bà Thơm hỏi tại sao trong khi cơ quan công an đang tiến hành điều tra, Thuý lại phải viết đơn từ chối luật sư bào chữa thì Thuý chỉ cúi đầu".
Ông Triển cũng cho rằng, việc cơ quan tố tụng tỉnh Hà Giang tiến hành các bước tố tụng trong vụ án này là không khách quan, vì trong đó có liên quan đến một số quan chức cấp cao và cán bộ công an của tỉnh.                                                
NHÓM PHÓNG VIÊN
Nguồn: http://www.doisongphapluat.com.vn/Story.aspx?lang=vn&zoneparent=0&zone=50&ID=7784

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

Người nông dân không im lặng

Tình trạng tham nhũng tràn lan ở mọi cấp mọi ngành và đặc biệt ở khu vực nông thôn sự tham những của một bộ phận cán bộ địa phương đã ảnh hưởng trực tiếp thậm trí là nặng nề đến đời sống người dân nghèo đã buộc người nông dân vốn hiền lành cam chịu lại ít học, ít hiểu biết không còn lối thoát trước cái đói cái nghèo vây quanh họ, buộc họ phải đứng lên tranh đấu chống lại bọn tham nhũng giành lại công bằng cho chính mình khiến chúng ta phải cảnh tĩnh về một sự bất ổn trong xã hội tương lai nếu tham nhũng ở khu vực không được dẹp yên.  
LAX. xin trích đăng bài: người nông dân không im lặng trên báo Tuoitre.vn ngày:Chủ Nhật, 26/12/2010, 05:01 (GMT+7)
 ---------------------------------------------------------------------------------------

Trong căn nhà trống hoác, ông Lâm kiên trì viết đơn, tìm chứng cứ để đấu tranh chống tham nhũng - Ảnh: QUỐC VIỆT

Tiếp tôi ngay bên bờ ruộng với đôi tay vẫn còn lấm lem bùn lầy, người nông dân không im lặng Phùng Sĩ Lâm ở xã nghèo Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa trầm tư kể: “Họ bắn tin đe dọa sẽ diệt từng người dám tố cáo mà trong đó đầu danh sách là tôi. Lúc đầu tôi cũng lo. Nhưng rồi tôi nghĩ lại nếu sợ hãi mà rút lui giữa chừng thì mình cũng chết! Tôi có niềm tin rằng khi những nông dân chân đất ít học như tôi mà dám đứng lên vì lẽ phải thì chắc chắn cái thiện sẽ chiến thắng cái xấu thôi...”.
Mồ hôi, nước mắt ở quê nghèo
Trước khi về Thanh Hóa tìm Phùng Sĩ Lâm, tôi đã gặp những người cùng anh được mời đi dự hội nghị vinh danh chống tham nhũng ở Đà Nẵng. Bác Nguyễn Công Uẩn, người từng “lên bờ xuống ruộng” vì đấu tranh chống tiêu cực ở Bắc Ninh, kể: “Cái nhà anh Lâm ấy được trung ương mời đi vinh danh mà chân tay vẫn còn đen sì sì bùn đất, nhưng tính cách mạnh mẽ lắm. Anh chẳng vòng vo cứ vỗ thẳng mặt, nói thẳng tên những kẻ tham nhũng, hại dân”.
"Hôm nay chúng tôi có thể thua, nhưng ngày mai chúng tôi sẽ thắng, và nếu không thì con cháu chúng tôi cũng sẽ thắng"
Phùng Sĩ Lâm
Từ Hà Nội, tôi đã gọi điện hẹn trước anh Lâm, nhưng khi về tận xã Hải Ninh, huyện Tĩnh Gia, vẫn rất khó khăn mới tìm được nhà. Vợ chồng anh đang cày cuốc ngoài ruộng, cô con gái làm công nhân ở tận Đồng Nai. Hàng xóm có người lại ngại chỉ đường.
Hình như họ chẳng muốn vạ lây cùng anh nông dân đã “chiến đấu” và gây thù chuốc oán với một loạt quan địa phương này. Cuối cùng, cũng có một bác lặng lẽ chịu chỉ đường nhưng kín đáo dặn dò: “Ai hỏi đừng nói tôi chỉ nhà anh Lâm nhé. Lắm kẻ không thích anh ta đâu”. Tiếp tôi ngay bờ ruộng, Lâm rơm rớm nước mắt xúc động khi nghe giọng miền Nam. Anh tâm sự muốn vào Nam thăm con gái lắm nhưng chưa xoay đủ tiền tàu xe để vào. Nhà nghèo quá, quanh quẩn chỉ trông vào mấy sào ruộng, xót con nhưng chẳng biết làm thế nào!
Lặng nhìn hình ảnh nông dân cần mẫn gập lưng làm việc, mồ hôi ròng ròng nhỏ giọt trên đồng, Lâm ưu tư tâm sự gia đình anh cũng chỉ là nhà nghèo trong rất nhiều nhà nghèo ở miền quê Thanh Hóa này. Hầu hết dân địa phương đều sống nhờ ruộng. Nhưng đất chật người đông, họ cố gắng, vất vả thế nào thì vẫn khó tránh khỏi cảnh nghèo. Trung bình mỗi sào ruộng ở đây chỉ thu hoạch được 1,5 tạ thóc cho vụ trúng. Trừ chi phí đầu tư canh tác và chục thứ thuế phí, lệ phí cho địa phương, may mắn lắm cũng chỉ còn khoảng 50kg thóc về nhà nông dân. Đó là chưa kể công sức, mồ hôi trực tiếp của nông dân đổ ra.
Có vun vén từng hạt thóc, họ cũng rất khó khăn trong trang trải cuộc sống, lo ăn học cho con cái. Nhiều bậc cha mẹ như anh Lâm phải bậm môi đến bật máu, nuốt nước mắt vào trong để con cái ly hương mưu sinh phương xa. “Từ một nông dân ít học, tôi buộc phải mở mồm, phải đấu tranh với cái xấu, cái sai cũng vì chuyện này. Người dân quê tôi kiếm miếng ăn cũng đã đẫm mồ hôi nhọc nhằn rồi, không thể chịu khổ hơn được nữa!”.
Lâm trầm ngâm kể mọi chuyện bắt đầu từ những sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai nông nghiệp của chính quyền địa phương. Ruộng đồng khan hiếm, thiếu hụt đến mức nông dân không dám lơi tay, cho đất nghỉ lúc nào. Trên một mảnh đất nhỏ, họ phải cần mẫn xoay xở ba tầng kinh tế với chuồng heo trên ao cá, rồi lại thêm giàn bí trên mái chuồng heo để kiếm thêm từng đồng lẻ.
Thế nhưng, từ chủ trương nặng tính hình thức xây dựng mới nhà văn hóa thôn, chính quyền xã Hải Ninh đã đồng loạt cho bán đất nông nghiệp sai thẩm quyền, sử dụng tiền sai mục đích và vi phạm trong quản lý đất đai, kinh tế, xây dựng cơ bản. Trong đó, cấp thôn cũng được xã “bật đèn xanh” để bán đất canh tác nông nghiệp, đất dự phòng và bán luôn cả nhà văn hóa thôn cũ để lấy tiền xây nhà văn hóa mới.
Đặc biệt, tiền thu từ hàng chục ngàn mét vuông đất bị bán đi chỉ nộp về ngân sách xã một ít, còn lại bị sử dụng sai mục đích. Nông dân nghèo Hải Ninh đã thiếu đất sản xuất lại càng thiếu hơn. Nhiều trai tráng tiếp tục rời quê kiếm sống tha phương! Trong khi đó, các cuộc họp địa phương vẫn liên tiếp yêu cầu nông dân đóng góp thêm tiền để xây dựng các công trình chưa thật sự cần thiết.
Tiếng dân sau lũy tre làng
Ăn bẩn đến thế là cùng
Có lần anh Lâm đã rớt nước mắt chứng kiến cảnh một nữ sinh không có cha mẹ, phải sống nương tựa vào người bà đã ngoài 80 tuổi bán khoai sắn. Gia cảnh quá khó khăn, em đành phải nghỉ học vào Nam làm công nhân. Nhưng khi xin giấy tạm vắng, cán bộ xã đã làm khó, bắt em phải vay mượn tiền đóng cho xã mới được ký. Họ ăn bẩn đến thế là cùng...
“Dân quê tôi sinh ra trên ruộng rồi đổ mồ hôi trên ruộng để kiếm miếng ăn. Những chuyện đổi thay từ đất đai chúng tôi đều cảm thấy như từ chính máu thịt mình!” - anh Lâm đau đáu tâm sự vụ việc khuất tất này kéo dài, nhiều nông dân bức xúc thể hiện rõ thái độ không đồng tình nhưng vẫn chìm trong bóng tối. Thậm chí, một số người dân còn bị cán bộ địa phương gây khó khăn, trở ngại vì thái độ bất hợp tác của họ với sự sai trái. Con em họ đi làm ăn xa rất khó khăn trong xin giấy tạm vắng. Nhiều trường hợp phải đóng tiền mới được ký.
Bức xúc, anh Lâm phản ứng quyết liệt, đòi phải minh bạch mọi chuyện đúng sai. Nhiều đêm anh thức trắng để suy nghĩ viết thư kiến nghị, tố cáo lên cấp trên. Sự việc đến tai những đối tượng liên đới, anh Lâm bị đe dọa “tiêu diệt từng người”.
Những lời hăm dọa không lay chuyển được người nông dân, họ quay sang tố cáo anh là thành phần gây rối nguy hiểm, làm mất ổn định ở địa phương. “Nhưng tôi đau lòng nhất là họ đã chửi tôi ngu dốt, không biết điều và thách thức làm được gì. Tôi trả lời thẳng họ rằng tôi có thể là nông dân ít học thật, nhưng tôi không tham nhũng một tấc đất của ai, không ăn trên mồ hôi nước mắt người nào và cũng không làm điều gì có tội với xóm làng mình”.
Phản ứng trực tiếp với địa phương đã không có kết quả mà còn bị hăm dọa, miệt thị, anh Lâm gửi đơn kiến nghị lên trên thì được trả lời đã chuyển vụ việc về địa phương giải quyết. Anh về làng, đề nghị bà con nông dân họp biểu quyết ý kiến. Những đối tượng liên đới biết tin tìm cách cản trở không cho cuộc họp diễn ra.
Họ bắn tin: “Thằng Lâm là thành phần gây rối, nguy hiểm, ai dây vào nó chỉ thiệt thân”. Nhưng cuối cùng, nông dân vẫn đến họp. Hầu hết ý kiến đều đồng tình kiến nghị lên cấp trên phải làm rõ những khuất tất trong quản lý, mua bán đất đai, thu chi tài chính và xây dựng công trình ở địa phương.
Ngồi làm thư ký ghi chép cuộc họp, anh Lâm đã xúc động không cầm được nước mắt khi nghe nông dân nghèo kể nỗi niềm của mình! Thậm chí khi biên bản cuộc họp đã hoàn thành, những đối tượng liên đới vẫn tìm đến từng nhà nông dân để vừa hăm dọa vừa năn nỉ xin xóa chữ ký đồng tình kiến nghị. Nhưng họ kiên quyết lắc đầu và nói thẳng: “Chúng tôi chỉ ủng hộ cái đúng”.
“Tôi chỉ làm những điều lương tâm thấy đúng”
Vụ việc lan dần ra thôn xóm. Anh Lâm từ một mình lặng lẽ đấu tranh chống tiêu cực đã được nhiều nông dân khác trực tiếp hoặc âm thầm ủng hộ. Họ đóng góp phí cho anh đi lại gửi thư kiến nghị và thu thập chứng cứ, tài liệu. Sự việc kéo dài suốt từ năm 2006 đến năm 2009 thì dần ra ánh sáng. Từ cơ sở các kiến nghị, tố cáo của nông dân, các cơ quan thanh tra, công an, viện kiểm sát vào cuộc.
Cuối cùng, lẽ phải và sự công bằng đã thuộc về những nông dân nghèo Hải Ninh. Cáo trạng của Viện KSND huyện Tĩnh Gia truy tố 13 cá nhân, gồm cả nguyên bí thư, nguyên chủ tịch UBND xã và nguyên sáu trưởng thôn xã Hải Ninh. Hội đồng xét xử tuyên nguyên chủ tịch UBND xã Lê Hữu Nho 36 tháng tù treo, bí thư chi bộ bị đình chỉ công tác và các đối tượng khác cũng bị án treo 18-36 tháng...
Buổi sáng hôm tòa xét xử, anh Lâm vẫn lặng lẽ vác cuốc ra đồng. Có người hỏi: “Sao không đến tòa xem kết cuộc đấu tranh của mình thế nào?”. Anh nhẹ nhàng trả lời: “Trách nhiệm công dân của tôi đã hoàn thành, giờ hãy để pháp luật xét xử công minh”.
Cuối năm 2009, được mời đi dự hội nghị vinh danh các cá nhân đấu tranh chống tham nhũng ở Đà Nẵng, có người đã hỏi nông dân Phùng Sĩ Lâm rằng sau cuộc đấu tranh này sẽ tiếp tục như thế nào? Anh bình thản xòe bàn tay đen đủi, cáu đen bùn đất rồi nhẹ nhàng trả lời: “Thì lại tiếp tục cày ruộng thôi. Tôi vẫn là nông dân mà. Tôi chỉ làm những điều gì lương tâm tôi thấy đúng cho mình và đồng bào mình thôi”.
QUỐC VIỆT

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Sự kiện quốc tế đáng chú ý năm 2010













 Động đất Haiti
Tháng 1/2010, thiên tai bất ngờ ập tới đảo quốc Haiti
 Bụi núi lửa phủ châu Âu Hàng trăm phi trường phải đóng cửa vì lệnh cấm bay khiến hàng triệu hành khách châu Âu và các nước khác bị gián đoạn, thậm chí gặp khốn khó về sinh hoạt, đi lại.
khi  Núi lửa Eyjafjallajoekull ở Iceland bùng phát 

Tàu Mavi Marmara
Thuyền cứu trợ Gaza bị tấn công
Cuối tháng 5, cuộc tập kích của Israel vào đoàn thuyền chở cứu trợ do các nhà hoạt động Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu, làm chết 10 người và bị thương nhiều người khác. Cuộc tấn công này đã làm bùng lên phản đối trên khắp thế giới.
Nhiều người, tại cả Israel lẫn thế giới, đều đồng ý là cho dù việc gửi đi đội tàu cứu trợ Gaza là đúng hay sai, chiến dịch ngăn chặn đội tàu này là rất sai 

World Cup ở Nam Phi
Cả thế giới đổ mắt vào Cộng hòa Nam Phi, nước châu Phi đầu tiên đăng cai giải bóng đá World Cup 2010.
Thế giới cũng hồi hộp cùng bạch tuộc Paul ở Đức trước các trận đua tài.
 
Diễn đàn Đông Nam Á Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng tỏ ra cứng rắn về đối ngoại, nhất là với các vùng lãnh hải lân bang mà họ cho là của mình, Hoa Kỳ đã tỏ thái độ bằng cách nêu ra nguyên tắc tự do hàng hải tại vùng biển Đông Nam Á.
Ngoại trưởng Hillary Clinton tới Việt Nam hai lần chỉ trong năm 2010
Phát biểu của Ngoại trưởng Hillary Clinton tại Hà Nội tháng 7/2010 tại diễn đàn khu vực cũng là dấu hiệu cho thấy chính sách ngoại giao liên kết đa phương của Việt Nam có tác dụng nhất định.


 Cứu sống thợ mỏ Chile
Tháng 8/2010, sự kiện 33 thợ mỏ ở gần thành phố Copiapo của Chile bị mắc kẹt tại độ sâu 700 mét
 Sang tháng 10, công việc khoan đường ống qua tầng đất đá cứu họ lên mới hoàn tất và hình ảnh từng người được kéo lên mặt đất, thoát chết trở về với thân nhân thực sự gây ra xúc động không chỉ ở Chile.
Biến động Đông Bắc Á
Mới 27 tuổi và chưa hề qua quân đội, Kim Jong-un đã được phong Đại tướng,  sau đó vụ  pháo kích vào đảo của Nam Hàn trong lúc miền Nam và Hoa Kỳ liên tục tập trận để phòng ngừa, cho thấy tình hình Đông Bắc Á tiếp tục căng thẳng.
Châu Âu cắt giảm chi tiêu Từ tháng 5, Liên hiệp Âu châu thông qua các biện pháp khẩn cấp trị giá 750 tỷ euro để ngăn cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp khỏi ảnh hưởng đến các nước khác trong khu vực dùng đồng euro
Sinh viên biểu tình chống tăng học phí đập và đổ sơn vào xe chở Thái tử Charles ở London
Nợ công quá cao khiến các chính phủ từ Tây Ban Nha, Anh, Ireland, Bồ Đào Nha, Pháp...đua nhau đưa ra các biện pháp cắt giảm chi tiêu khiến giới thợ thuyền, và cả sinh viên học sinh xuống đường. Tại Anh, đài BBC và cả Hoàng gia cũng phải cắt giảm ngân sách.

 Aung San Suu Kyi được tự do
Trong tháng 11 Miến Điện đã trả tự do cho lãnh đạo ủng hộ dân chủ là bà  Aung San Suu Kyi, tạo ra hy vọng có biến đổi tại quốc gia Đông Nam Á sống dưới chế độ quân nhân.


Hòa nhạc vinh danh Lưu Hiểu Ba tại Oslo
Tẩy chay Nobel cho Lưu Hiểu Ba Cây bút Mỹ, Thomas Friedman, cho rằng Trung Quốc đã ứng xử kém thông minh trong vụ cấp tập đả phá Na Uy và tẩy chay lễ trao giải Nobel Hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến Lưu Hiểu Ba, hiện ngồi tù tại Liêu Ninh. Trung Quốc trao giải thưởng Hòa bình Khổng tử trước đó để nhấn mạnh đến các giá trị riêng của mình, theo cách diễn giải của Đảng Cộng sản.

 
Chủ trang WikiLeaks, Julian Assange cầm tờ báo The Guardian khi được tạm tha chờ hầu tòa ở Anh 17/12/2010
Năm 2010 vì thế khép lại bằng sự chia rẽ và sự cạnh tranh về các giá trị, tư tưởng cùng lối sống trên toàn cầu. 
Năm 2011 tiếp nối bắt đầu bằng một câu chuyện không mang tính đơn lẻ mà như một chuỗi các góc nhìn 'phi chính thống': WikiLeaks.
Những tài liệu, phát biểu khác nhau từ giới ngoại giao quốc tế bị tiết lộ ra vừa gây phẫn nộ, lo ngại, vừa khiến không ít người thích thú và đặt lại câu hỏi về tự do thông tin, trách nhiệm của báo chí trong thời đại
Trich tren BBC.co.uk

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

Đi xe máy không đội mũ bảo hiểm bị công an đạp ngã.

Chuyện cảnh sát bắt người rồi người chết vì cái gì đó, cảnh sát mặc thường phục bắn vào đùi người vi phạm giao thông vân vân và vân vân không nhắc lại nữa.
Vụ : "Hàng trăm người dân bao vây công an phường " trên báo Thanh niên, chúng tôi băn khoăn:
Không rõ "thiếu úy công an phường sở tại ngồi sau xe máy hiệu Nouvo LX, BKS 16P7-4576 (không có gương chiếu hậu)" có phải cảnh sát giao thông không? và viên cảnh sát này có biết chính gã cúng đang phạm luật khi sử dụng xe (không có gương chiếu hậu) không? Và nếu viên cảnh sát sở tại này vì đi xe không gương chiếu hậu mà bị một cảnh sát giao thông chính hiệu đạp ngã (mong là chỉ ngã thôi đừng gẫy hay chấn thương cái gì đó) thì sao nhỉ thưa ông Trưởng công an phường Quán Trữ, trung tá Bùi Ngọc Thạch.
Nhân dân chúng tôi thừa hiểu không có lãnh đạo nào lại đi xui cán bộ chiến sĩ đạp vào người điều khiển phương tiện giao thông (từ dùng trong nguyên văn). Chưa cần áp sự việc vào luật nói chung đã thấy hành vi của viên thiếu úy công an sở tại trên là vô văn hóa rồi. Lãnh đạo công an sở tại trên đang nợ một lời xin lỗi nhân dân vì thiếu sót trong việc giáo dục rèn luyện đội ngũ công an sở tại để lọt lại những "con sâu bỏ rầu nồi canh"trong chính cái lực lượng được tuyển chọn giáo dục kỹ nhất tốt nhât. Mong quý vị nhận thấy trách nhiệm và đừng nghĩ là tôi không xui thì vô can. Thật đáng lo ngại khi người dân đồng lòng phản đối chúng ta, cũng thật xấu hổ phải dùng xe chuyên dụng để giải cứu lực lượng chuyên đi giải cứu và gìn giữ an ninh
(xin hỏi tác giả Phạm hải Sâm xe trong ảnh có phải xe chở tù nhân không?)
LAX.
-----------------------------------------------------------------

Theo thanhnien.com.vn/News/Pages/201052/20101221000652.aspx
khoảng 19 giờ ngày 19.12, tại đường Nghiêng (đoạn giáp đường Trường Chinh với đường Đất Đỏ, thuộc phường Quán Trữ, quận Kiến An) đã xảy ra một vụ va chạm giao thông.
Theo một số nhân chứng có mặt tại hiện trường, vào thời gian và địa điểm nói trên, họ thấy một đôi thanh niên nam nữ đi xe máy BKS 16 M4-1978 (người nữ không đội mũ bảo hiểm) bị một thiếu úy công an phường sở tại ngồi sau xe máy hiệu Nouvo LX, BKS 16P7-4576 (không có gương chiếu hậu) đuổi theo và dùng chân đạp vào nam thanh niên điều khiển xe máy khiến chiếc xe đổ xuống đường, nam thanh niên văng ra khỏi xe và bị trọng thương.
Nạn nhân được xác định là Đặng Vũ Vượng, SN 1989, trú tại đường Thiên Lôi, quận Lê Chân, Hải Phòng...
Vụ việc trở nên căng thẳng hơn khi có thêm 3 cán bộ, chiến sĩ Công an phường Quán Trữ xuất hiện định đưa chiếc xe Nouvo LX ra khỏi hiện trường. Quá bức xúc, hàng trăm người dân đã ùa đến kiên quyết giữ chiếc xe máy này lại và yêu cầu công an phường phải lập biên bản.
Thấy tình hình nghiêm trọng, số cán bộ chiến sĩ công an trên đã chạy vào một nhà dân ngay gần đó và chủ nhà đã phải khóa trái cửa lại. Đến  21 giờ 30 (hơn hai giờ đồng hồ từ khi bị dân bao vây), 5 cán bộ chiến sĩ trên mới được lực lượng Công an quận Kiến An dùng xe chuyên dụng “giải cứu”. Những người dân sau đó còn tiếp tục kéo đến trụ sở Công an phường Quán Trữ la ó, phản đối....
Theo chẩn đoán của bác sĩ, Vượng bị chấn thương hàm mặt và gãy tay trái. Ông Đặng Vũ Đức, bố đẻ của Vượng cho biết, ông đã gặp và được Trưởng công an phường Quán Trữ, trung tá Bùi Ngọc Thạch tiếp. “Ông Thạch giải thích với tôi rằng lãnh đạo công an phường không xui cán bộ chiến sĩ đạp vào người điều khiển phương tiện giao thông. Bây giờ cơ quan công an sẽ xem xét, bên nào sai bên ấy chịu, sai đến đâu sẽ xử lý đến đó. Vụ việc sẽ được Công an quận Kiến An xử lý”, ông Đức nói.

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Bắc Hàn nói sẽ không đánh trả

Tin tập trận trên truyền hình Nam Hàn
Nguy cơ Bắc Triều Tiên phản ứng khiến dân miền Nam lo lắng
Sinh mạng và Cuộc sống bình yên của người dân là vô cùng quý giá. Nó đáng quý hơn tất cả những gì trên thế gian này cộng lại, vì vậy không ai, kể cả chúa trời tự cho mình cái quyền xâm phạm đến cuộc sống và sinh mạng của con người dù họ là dân tộc nào, màu da nào, theo đạo nào, hay theo chủ nghĩa, đảng phái nào.
LAX.
---------------------------

Các nhân chứng nói mặt đất rung chuyển do sức đạn trong vòng 90 phút tập trận.
Người dân Nam Hàn lo sẽ có phản ứng quân sự từ miền Bắc, nhưng hãng tin KCNA thông báo quân đội không có kế hoạch đáp trả nào.
"Các lực lượng vũ trang cách mạng của Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên không cảm thấy cần phải đáp trả lại mọi khiêu khích quân sự hèn hạ," hãng tin KCNA trích lời lãnh đạo quân đội tối cao.
"Thế giới cần biết rõ ai mới là người thực sự luôn đi đầu gìn giữ hòa bình và ai thực sự là người khiêu khích cuộc chiến."
Phát ngôn nhân quân đội Nam Hàn Lee Bung-woo xác nhận là không có đạn bắn từ miền bắc.
Trich: 
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2010/12/101220_korea_reax.shtml

Bất chấp đe dọa chiến tranh, Hàn Quốc vẫn tập trận

 Nhà cầm quyền Bắc và Nam hàn hãy nghĩ đến sinh mạng của đồng bào mình, những phụ nữ, người già và trẻ nhỏ. Họ cần cuộc sống bình yên hạnh phúc bởi lẽ họ chỉ có một lần được sống trên thế gian này. Họ đâu cần các thứ chủ nghĩa của các người, tư bản hay CNXH hay gì gì đi nữa chúng tôi chẳng mảy may quan tâm, chúng tôi muốn được yên ổn sống, yêu thương, sinh con và chết trong bình yên như một lẽ thường tình của tạo hóa. Tất cả các người hãy cuốn xéo sang một thế giới khác mà bắn giết nhau bằng bom nguyên tử, vũ khí vi trùng. Hãy xéo đi nhân loại yêu hòa bình không cần các người. Ôi lũ quỷ.
LAX.
-------------------------------------------------------------------------------------
Quân đội Hàn Quốc cho biết họ sẽ tổ chức các bài tập bắn trong hôm nay (20/12) tại một đảo biên giới, nơi bị Triều Tiên nã pháo hồi tháng trước, bất chấp lời cảnh báo trả đũa từ Bình Nhưỡng.
Lính thủy đánh bộ Hàn Quốc tuần tra trên đảo Yeonpyeong ngày 19/12. (Ảnh: Reuters)
Lực lượng lính thủy đánh bộ sẽ tổ chức các cuộc tập bắn pháo trên đảo Yeonpyeong trong ngày thứ Hai và thời điểm chính xác sẽ do thời tiết quyết định, một sĩ quan tại Bộ Tổng Tham mưu Hàn Quốc nói.
Cuộc tập trận này lẽ ra đã diễn ra vào cuối tuần qua nhưng bị hoãn lại do thời tiết xấu.
Quân đội hàn Quốc sẽ "ngay lập tức và nghiêm túc" giải quyết bất kỳ một hành động khiêu khích có thể nào của Triều Tiên, nguồn tin trên khẳng định.....
Hôm qua (19/12), Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc đã họp khẩn nhưng không đạt được thỏa thuận nào nhằm giải quyết tình trạng căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên.  Sau 8 giờ hội đàm kín, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin, người triệu tập cuộc họp khẩn, nói với các phóng viên rằng "chúng tôi không thành công trong việc thu hẹp tất cả các khoảng cách".

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Triều Tiên cảnh báo chiến tranh hạt nhân với Hàn Quốc

 Hãy vứt đi hết thảy
những thứ chủ nghĩa mà các người đã nghĩ ra
hãy vứt đi tất cả
những thứ có thể giết người
để nhân loại được là chính mình 
trong hòa bình thân thiện 
LAX.
------------------------------------------------------------------------------------------
(Dân trí) - Triều Tiên hôm nay cảnh báo một cuộc chiến nữa nổ ra với Hàn Quốc sẽ có sự tham gia của vũ khí hạt nhân. Trong khi đó các nỗ lực ngoại giao đang được tiếp tục nhằm làm dịu căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên sau vụ đấu pháo hôm 23/11 vừa qua.
 >> Hàn Quốc vẫn tập trận, bất chấp cảnh báo của Triều Tiên
 >> Bình Nhưỡng cảnh báo tấn công nếu Seoul tiếp tục tập trận
 
Triều Tiên cảnh báo chiến tranh nổ ra trên Bán đảo Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian.

Uriminzokkiri, trang web chính thức của Triều Tiên, cho biết trong một bài bình luận ngày hôm nay rằng chiến tranh trên Bán đảo Triều Tiên chỉ là vấn đề thời gian.

“Do chính sách chiến tranh liều lĩnh của Hàn Quốc, vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên không còn là chiến tranh hay hòa bình, mà chỉ là khi nào chiến tranh sẽ xảy ra mà thôi”, trang web cho hay.

“Nếu chiến tranh nổ ra, nó sẽ dẫn đến một cuộc chiến hạt nhân và sẽ không chỉ giới hạn trên Bán đảo Triều Tiên”, trang web cho nhận định.

Trong một bình luận riêng rẽ khác, tờ Rodong Sinmun, hôm qua miêu tả Bán đảo Triều Tiên như là một nơi nguy hiểm nhất trên thế giới. Tờ báo một lần nữa tái kêu gọi một hiệp ước hòa bình chính thức với Washington và yêu cầu Mỹ rút 28.500 quân ra khỏi Hàn Quốc.

“Bán đảo Triều Tiên vẫn là một vùng tiềm ẩn nguy cơ xảy ra chiến tranh lớn nhất thế giới”, tờ báo nhận xét. “Điều này hoàn toàn là do Mỹ đã đeo đuổi chính sách hiếu chiến đối với Triều Tiên.”

Triều Tiên trước đây cũng đã đưa ra cảnh báo về một cuộc chiến tranh hạt nhân trong tương lai gần. Nhưng những căng thẳng quân sự đã tăng mạnh kể từ khi xảy ra vụ đấu pháo giữa hai miền Triều Tiên vào hôm 23/11, làm 2 binh sỹ và 2 thường dân Hàn Quốc thiệt mạng.

Việc Bình Nhưỡng tháng trước tiết lộ một nhà máy làm giàu urani, có thể là nhiên liệu để chế tạo bom hạt nhân, cũng làm gia tăng những lo ngại về an ninh trong khu vực.

Nhà chính trị có tiếng của Mỹ Bill Richardson hiện đang có chuyến thăm riêng tới Bình Nhưỡng, trong một nỗ lực làm giảm căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên.

Trong khi đó, trưởng đoàn đàm phán hạt nhân của Mỹ về giải giáp hạt nhân Triều Tiên, Sung Kim, dự kiến cũng sẽ có cuộc gặp tại Seoul với người đồng cấp Hàn Quốc Wi Sung-Lac.

Phan Anh
Theo Reuters

Hoàn tất cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ

 Đúng là Cù huy hà vũ  may mắn, các hành động được coi là "chống phá" nhà nước gây xôn xao trên mạng Internet của ông này mà công an ta lại không hề biết gì (còn người dân thì ai cũng biết) phải đợi đến  khi "Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội có công văn" Công an ta mới biết và vào cuộc. Vào cuộc rồi nhưng không chịu theo dõi Cù huy hà vũ (thật là thiếu trách nhiệm) lại phải đợi đến khi "công an phường 11, quận 6 (TPHCM) đã phát hiện tại phòng 101 khách sạn Mạch Lâm (số 28 đường số 10, phường 11, quận 6) có một đôi nam nữ là ông Cù Huy Hà Vũ và bà H.L.N.Q." lúc đó mới vào cuộc "thật sự".
Đúng là Vũ may mắn, nếu công an ta theo dõi chắc Cù huy hà vũ phải bị bắt lâu rồi. 
Trời đất, bây giờ nghe gì cũng phải xuy luận bởi người ta nói vậy mà không phải vậy. LAX.

 Chắp nối tin trên các báo: SGGP--> Tienphongonline-->Vietnamnet.
Thứ bảy, 06/11/2010, 02:41 (GMT+7) SGGP

Ông Cù Huy Hà Vũ bị tạm giữ vì quan hệ bất chính với phụ nữ
 (SGGP)Ngày 5-11, nguồn tin từ Cơ quan Công an phía Nam (Bộ Công an) cho biết, lúc 24 giờ đêm 4-11, qua công tác kiểm tra hành chính thường kỳ, Công an phường 11, quận 6 (TPHCM) đã phát hiện tại phòng 101 khách sạn Mạch Lâm (số 28 đường số 10, phường 11, quận 6) có một đôi nam nữ là ông Cù Huy Hà Vũ và bà H.L.N.Q. trong tư thế ăn mặc “nhạy cảm”. 
và :
Tienphongonline )

“Công an không theo dõi ông Vũ”
Theo ông Hoàng Kông Tư, trước đó Cơ quan ANĐT đã thông báo về việc Công an phường 11, quận 6, TPHCM kiểm tra hành chính, phát hiện ông Cù Huy Hà Vũ có hành vi quan hệ được cho là “dâm ô, truỵ lạc” tại khách sạn Mạch Lâm (TPHCM) đêm 4-11 với một phụ nữ. Hai người này được đưa về Công an phường 11 xử lý.
và :
- Viện Kiểm sát Nhân dân TP Hà Nội vừa hoàn tất cáo trạng truy tố ông Cù Huy Hà Vũ.

Cáo trạng được hoàn tất vào ngày 17/12. Theo đó, ông Cù Huy Hà Vũ (SN 1957, trú tại số 24, đường Điện Biên Phủ, phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) bị truy tố về tội "Tuyên truyền chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam", được quy định tại Điều 88, Khoản 1, Điểm c - Bộ luật Hình sự.

Ông Cù Huy Hà Vũ
Cáo trạng nêu rõ, tháng 10/2010, Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội có công văn gửi Công an TP Hà Nội đề nghị làm rõ việc cơ quan này phát hiện trên mạng Internet có một số bài trả lời phỏng vấn của người tự xưng danh là Cù Huy Hà Vũ có nội dung chống phá Nhà nước, đòi xóa bỏ Điều 4 - Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, xuyên tạc cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Sau khi vào cuộc điều tra, cơ quan công an làm rõ, khoảng thời gian từ năm 2009 đến tháng 10/2010, ông Vũ đã có nhiều bài viết, bài trả lời phỏng vấn đăng tải trên mạng Internet với nội dung xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, phỉ báng chính quyền và thể chế, bôi nhọ cuộc kháng chiến cứu nước của nhân dân Việt Nam. 

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Chủ WikiLeaks tự do ra khỏi nhà tù Anh

Julian Assange bước tự do ra khỏi Tòa án và nói với báo chí rằng ông sẽ "tiếp tục công việc của mình và tiếp tục khẳng định mình vô tội". 



Phát biểu trên bậc thềm của tòa án trước hàng chục phóng viên, Assange bày tỏ: "Thật tuyệt khi lại được cảm nhận không khí tươi mới của London". 

Chủ WikiLeaks cám ơn "tất cả mọi người trên thế giới đã tin tưởng" vào ông, cám ơn các luật sư đã thực hiện "cuộc chiến dũng cảm và thành công cơ bản", các thành viên của báo chí và hệ thống tư pháp Anh. 

"Nếu công lý không luôn là một kết quả thì ít nhất nó cũng chưa chết", Assange nói thêm. 

Assange đã trải qua 8 đêm ở nhà tù. Ông nói với báo chí rằng mình đã bị biệt giam sâu trong một nhà tù Victoria. "Trong thời gian tôi bị biệt giam tận đáy của một nhà tù Victoria, tôi có thời gian để suy ngẫm về những người trên thế giới cũng bị biệt giam, tạm giam, nhưng trong tình trạng còn gay go hơn nhiều so với tôi. Họ cũng cần sự quan tâm và ủng hộ của các bạn". 

"Và vì vậy, tôi hy vọng sẽ tiếp tục công việc của mình, tiếp tục chứng minh tôi vô tội trong vấn đề này và để phơi bày những chứng cứ từ những cáo buộc đó". 

Assange sẽ về ở tại một ngôi nhà trong trang viên thuộc vùng biên Norfolk-Suffolk củaVaughan Smith, một nhà báo và là chủ Câu lạc bộ Frontline ở London. Ngôi nhà 10 phòng ngủ này tọa lạc trên một mảnh đất rộng khoảng 240 hecta. 

Ông Smith nhận xét: "Ngôi nhà có nhiều ưu điểm. Tôi nghĩ các thẩm phán thấy có vài vấn đề với tình trạng thiếu đồn cảnh sát, nhưng cùng lúc đó, đây là nơi mà Julian có thể có được sự tĩnh lặng và an toàn". 

Assange đã đối mặt với nhiều lời đe dọa lấy mạng và đã dành cả tuần qua trong phòng biệt giam.

Vụ kiện chống lại chủ WikiLeaks ở Thụy Điển tập trung vào các mối quan hệ giữa ông với hai phụ nữ ở Stockholm khi ông này tới thăm thành phố hồi tháng 8. Assange bị cáo buộc đã cưỡng hiếp và quấy rối một phụ nữ, quấy rối và ép buộc bất chính một phụ nữ khác.

Tuy nhiên, những người ủng hộ công dân Australia 39 tuổi này cho rằng, việc điều tra hình sự và yêu cầu dẫn độ ông này là bất công và mang động cơ chính trị. 

Bên ngoài tòa án, Assange nói nhóm luật sư của ông sẽ công khai bằng chứng liên quan tới các cáo buộc "vì chúng tôi có rồi, chỉ là chưa đưa ra thôi".

Assange có nhiều kẻ thù trên thế giới khi trang web của ông đăng tải 250.000 bức điện tín ngoại giao Mỹ nhạy cảm. Những người ủng hộ ông coi nhân vật này là một trong những nhà vận động quan trọng nhất cho tự do thông tin và nhân quyền. 


Thanh Hảo

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Triều Tiên sẽ dùng hạt nhân tự vệ

 ----------------------------------------------------------------------------
  Có vẻ như TQ không còn đủ uy quyền đối với Bình nhưỡng.
(Những thông tin tối mật được WikiLeaks tiết lộ cho thấy, Bắc Kinh tỏ ra thất vọng với những hành động quân sự của “đứa trẻ hư hỏng” Triều Tiên.)
Tình hình bán đảo Triều tiên mỗi lúc một căng thẳng, là một trong những quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân, Triểu tiên có quân đội đông nhất thế giới (khoảng 1 triệu người) và cũng là một trong những nước nghèo nhất thế giới. 
XHCN không thể là một xã hội như bắc Triều tiên, một xã hội mà lãnh đạo kế tục cha truyền con nối, người dân sống trong một xã hội khép kín, vũ khí hủy diệt là quan tâm hàng đầu của nhà nước này nhằm cân bằng vị thế của họ trong các mâu thuẫn với thế giới bên ngoài Triều tiên. Họ(TT) làm xấu đi hình ảnh của CNXH cho dù hiện tại CNXH đã thất bại, tan rã , nhưng lí tưởng cao đẹp của CNXH sẽ còn mãi trong lòng nhân loại

-----------------------------------------------------------------------------
Ngoại trưởng Triều Tiên
Ngoại trưởng Triều Tiên Pak Ui Chun. Ảnh: DPA.

Bình Nhưỡng hôm qua tuyên bố sẽ thúc đẩy chính sách "quân sự trước tiên" và dùng hạt nhân để tự vệ trước liên quân Mỹ - Hàn.

"Chúng tôi một lần nữa quả quyết về sự đúng đắn khi lựa chọn chính sách songun (quân sự trước tiên) và củng cố khả năng phòng thủ dựa vào hạt nhân", AFP dẫn lời Ngoại trưởng Triều Tiên Pak Ui Chun cho hay.
Ông Pak cho biết sẽ tới Nga từ 12 đến 15/12 để bàn với người đồng nhiệm Nga Sergei Lavrov về các biện pháp nhằm giảm leo thang căng thẳng. Ngay sau lời bình luận của Pak, Bộ Ngoại giao Nga ra tuyên bố nói rằng tất cả các bên cần tránh manh động để không đẩy tình hình nghiêm trọng hơn.
"Chúng ta cần nghĩ việc tạo điều kiện để khởi động các cuộc hội đàm 6 bên. Điều quan trọng là có các bước đi để giảm căng thẳng. Tất cả các bên cần tránh những hành động có thể đẩy tình hình thêm nghiêm trọng", Grigory Logvinov, người phó phụ trách vấn đề Triều Tiên của Nga, nói.
Trong khi đó, Bình Nhưỡng khẳng định họ sẵn sàng đàm phán. "Thậm chí trong không khí căng thẳng như thế này, chúng tôi vẫn ủng hộ việc nối lại hội đàm 6 bên", Pak nói.
Động thái trên diễn ra giữa lúc các hoạt động ngoại giao đang sôi nổi ở hậu trường nhằm giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên sau cuộc pháo kích xuống đảo của Hàn Quốc hôm 23/11.
Trung Quốc đã cử quan chức ngoại giao cấp cao tới Bình Nhưỡng để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-Il. Báo giới Trung Quốc cho biết hai bên đã đạt được thỏa thuận về vấn đề Triều Tiên nhưng không nói rõ chi tiết.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ James Steinberg sẽ tới Bắc Kinh tuần tới để hối thúc Trung Quốc có hành động mạnh mẽ hơn với Triều Tiên.
Các cuộc hội đàm đa phương về vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên có sự tham dự của Nga, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Hàn Quốc và Triều Tiên. Bình Nhưỡng rút khỏi bàn đàm phán hồi tháng 4/2009 để phản đối việc bị Hội đồng Bảo an chỉ trích vì vụ phóng tên lửa của họ.
Ngọc Sơn
Nguồn:http://vnexpress.net/GL/The-gioi/2010/12/3BA24145

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Trung Quốc với giải Nobel


Giải Nobel làm Trung quốc tức giân và 
ông Lưu Hiểu Ba được biết đến nhiều hơn
 Chính phủ Trung Quốc đã một thời mong muốn có một giải Nobel cho các thành tựu của họ trong suốt những cuối năm 1980 và đầu năm 1990. Thời đó những người gốc Hoa trúng giải Nobel đã được đón chào nồng nhiệt tại quê hương tổ tiên của họ,
Giải Nobel Văn học năm 2001 được trao cho nhà văn Cao Hành Kiện (Gao Xingjian đang sống lưu vong). Ông đã viết về những mặt trái của xã hội Trung Quốc hiện đại. Nhà nước lên án tác phẩm ông là suy đồi. Họ có vẻ thất vọng với giải Nobel trao cho những tác giả khác chính kiến với nhà nước từ đó sự ủng hộ công khai cho giải thưởng Nobel giường như không được quan tâm nữa.
 Chớ trêu thay giải Nobel hòa bình năm nay lại được trao cho một tù nhân của chế độ ông Lưu hiểu Ba, "Cho đến nay, phản ứng của chính phủ Trung Quốc là la hét giận dữ và thiếu khoan dung."
"Nó được xem như một âm mưu của giới tinh hoa phương Tây để làm nhục và xấu hổ Trung Quốc và các nhà lãnh đạo hiện nay, thách thức sự tín nhiệm và quyền hạn của họ."
Phát ngôn viên Bộ ngoại giao Trung Quốc Khương Du tuyên bố tuần này rằng bất kỳ nước nào cử đại diện đến Oslo dự lễ trao giải Nobel Hòa bình cho ông Lưu Hiểu Ba đều là “thằng hề”.
Một phát ngôn kiểu nước lớn, người đọc cảm nhận được sự  bực bội và doa nạt cấm đoán thiên hạ đến dự giải bằng lời sỉ nhục rằng đến đó là những “thằng hề”.
Đúng là nóng giận mất khôn với những kẻ có chút sức mạnh nhưng luôn cho mình là nhất là trung tâm, cái gì khác với họ chỉ là hề..
Lời tuyên bố không khác Hề là mấy mà nhiều quốc gia vì sự tế nhị trong mối quan hệ với TQ hoặc có quan điểm  tương tự đã không đến dự. Và cũng không thiếu trường hợp sợ TQ một ông lớn với bản chất bành trướng thâm độc mà một số quốc gia có chung biên giới với TQ đã không giám trái lời.
(một số trích dẫn". " và hình ảnh cua BBC.

Bài toán trả món nợ 60 triệu $ vào ngày 20/12/2010 còn đề ngỏ

Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam, hay Vinashin, nói vào ngày 19 tháng 11 rằng họ có thể hoãn trả 60 triệu đôla, một phần của nợ gốc, cho khoản vay 600 triệu đôla, theo Karolyn Seet, nhà phân tích tài chính làm việc cho Moody’s ở Singapore cho hay.

Theo thông tấn xã DPA của Đức: các chủ nợ nước ngoài của Vinashin sẽ không đồng ý cho tập đoàn này hoãn trả khoản 60 triệu đôla vào ngày 20/12 tới, . Nếu đúng như vậy và không có giải pháp nào khác thì nhiều khả năng Vinashin sẽ bị coi là mất khả năng chi trả, nói cách khác là vỡ nợ.

Tại Hà Nội hôm thứ Tư  08/12 Bộ trưởng Võ Hồng Phúc nói với các nhà báo rằng Vinashin "sẽ phải tự trả nợ".
Tuy nhiên ông có nói: "Chính phủ sẽ tái cơ cấu các dự án của Vinashin và hỗ trợ Vinashin làm ăn có lãi để có thể tự trả nợ."
Ông Phúc không giải thích về quá trình "làm ăn có lãi", vốn đòi hỏi phải có thời gian, trong khi khoản nợ phải trả đã cận kề.
Vinashin Lấy đâu 60 triệu $để thanh toán cho chủ nợ vào ngày 20/12 ?????
Hãy đợi để xem một phép nhiệm màu có thể ......

Lenin năm 1923 – Sự thức tỉnh thiên tài

--------------------------------------------------------------------------------------------
Giáo sư Đặng Phong viết bài này để đánh dấu 140 năm ngày sinh Lenin (22/04/1870)
Bài báo được đăng trên BBC ngày thứ tư, 21 tháng 4, 201.
Đọc lại thấy rất gần gũi những vấn đề lớn của đất nước đang được nhân dân quan tâm trước thềm Đại hội Đảng XI
(GS Đặng Phong cũng đã qua đời ngày 20-8-2010 tại Hà Nội, sau nhiều tháng lâm trọng bệnh)
------------------------------------------------------------------------------------------
Lenin không phải là người đầu tiên đưa ra những ý tưởng về mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa. Trước ông đã có rất nhiều nhà tư tưởng lớn phác họa những đường nét cơ bản của mô hình này.
Nhưng nếu nói đến việc phát hiện ra những khuyết tật của nó và can đảm nhìn thẳng vào những khuyết tật đó thì người đầu tiên chính là Lenin. Sự nhạy bén, trung thực và can đảm của ông trong việc này vẫn là một tấm gương sáng ngời đối với sự nghiệp đổi mới của Việt Nam.
Năm 1917, Lenin đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng tháng Mười vĩ đại của giai cấp vô sản để xây dựng một nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới. Nhưng sau khi cách mạng thành công còn phải trải qua ba năm nội chiến ác liệt, chống can thiệp của bên ngoài.
Đến năm 1920, dưới sự lãnh đạo của Lenin, Liên Xô bước vào xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa mà chính Lenin là người thiết kế những nội dung cơ bản của mô hình kinh tế đó: Công nghiệp hóa và điện khí hóa, tập thể hóa nông nghiệp, kế hoạch hóa tập trung trên phạm vi toàn quốc và trên cơ sở chế độ sở hữu công cộng…
Nhưng chỉ ba năm sau, tức là khi công việc mới chỉ bắt đầu, chính người thiết kế mô hình đã sớm “ngửi” thấy những mùi vị bất ưng từ mô hình này. Kiến tạo một mô hình hoàn toàn mới đã là khó, nhưng phát hiện và dũng cảm thừa nhận những khuyết tật của mô hình đó có lẽ là cái gì khó hơn, vì nó đòi hỏi không những kiến thức và sự sáng suốt, mà cả sự dũng cảm phủ nhận chính mình một cách không dè dặt, không né tránh, không úp mở. Đó cũng là một khía cạnh nữa của thiên tài Lenin.
Đến nay thì chúng ta đã thấy quá rõ những quy luật tất yếu dẫn mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa cũ đến những ách tắc và thất bại: chế độ công hữu trên quy mô toàn trị ắt dẫn tới tình trạng thiếu trách nhiệm và không phát huy được những sáng kiến cá nhân. Chế độ kế hoạch hóa tập trung ắt dẫn tới những vênh váo, trục trặc mà không một ủy ban kế hoạch nhà nước vĩ đại nào có thể tránh được. Chế độ hợp tác hóa trong nông nghiệp không tránh khỏi làm nông dân bất mãn và nông nghiệp sa sút tới mức thảm hại… Cuối cùng, như chính Lenin đã nói, chế độ này chiến thắng chế độ kia là do tạo ra năng suất lao động cao hơn. Chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô đã sụp đổ không ngoài lý do đó.
Nhiều người nói Lenin đã tạo ra hệ thống đảng trị độc tài
Những nhận xét này đã được Lenin tỉnh ngộ và đưa ra từ cuối năm 1922, nhất là từ năm 1923 trong hàng loạt bài phát biểu khác nhau tại các hội nghị trung ương, đại hội Xô Viết, thư từ và các bài viết… Dưới đây chúng ta thử trích nguyên văn một số lời phát biểu của ông trên những lĩnh vực tiêu biểu:
- Về khả năng tiến nhanh lên chủ nghĩa cộng sản, năm 1921 ông đã từng nói: “Chính quyền Xô viết + Điện khí hóa toàn Nga = Chủ nghĩa cộng sản.
Đến cuối năm 1922 ông đã nhìn vấn đề thực tế hơn: “Trong khi đã làm xong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa rồi, chúng tôi vẫn không đánh giá cao những mầm mống cũng như những cơ sở của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa. Ngược lai, ngay từ hồi đó, chúng tôi cũng đã có ý thức rằng tốt hơn là nên trước hết hãy thực hiện chủ nghĩa tư bản nhà nước, để rồi sau đó đi đến chủ nghĩa xã hội.”[1]
Các nước còn lạc hậu như các nước ở phương Đông, nhưng lại là đa số, thì đa số đó lại cần phải có thời gian để trở thành văn minh. Và chúng ta nữa, chúng ta cũng chưa đủ văn minh để có thể trực tiếp chuyển lên chủ nghĩa xã hội, tuy chúng ta đã có được những tiền đề chính trị về mặt đó.”[2]
- Về tập thể hóa nông nghiệp và thái độ đối với nông dân,năm 1921 chính ông đã từng nói: Nền sản xuất hàng hóa nhỏ hàng ngày hàng giờ đẻ ra chủ nghĩa tư bản.” Nhưng đến cuối năm 1922 ông đã tỉnh ngộ và nói:
Không được làm cho nông dân đâm ra phẫn nộ bằng cách biến công cuộc hợp tác hóa thành một trò chơi ngu ngốc.”[3]
Xét cả về mặt lý luận lẫn về mặt thực tiến, trong điều kiện một nền kinh tế tiểu nông mà lại đem thực hiện ngay lập tức chủ nghĩa cộng sản toàn vẹn là hết sức sai lầm… Đối với tất cả các nước có nền kinh tế tiểu nông đều là như vậy.”[4]
Khi công việc mới chỉ bắt đầu, chính người thiết kế mô hình đã sớm “ngửi” thấy những mùi vị bất ưng từ mô hình này
Đặng Phong
Không thể đưa ngay vào nông thôn những tư tưởng cộng sản chủ nghĩa một cách vô điều kiện. Chừng nào chúng ta còn chưa có được một cơ sở vật chất ở nông thôn cho chủ nghĩa cộng sản, thì làm như thế có thể nói là một việc có hại, một việc nguy hiểm cho chủ nghĩa cộng sản.”[5]
Nếu nông dân cần được tự do buôn bán trong những điều kiện hiện tại và trong những phạm vi nhất định, thì chúng ta phải để cho họ được tự do buôn bán.”[6]
Về việc sử dụng lao động làm thuê trong nông nghiệp và về những điều kiện cho thuê ruộng đất, không nên dùng những thủ tục thái quá để hạn chế hai hiện tượng đó. Chỉ nên nghiên cứu những biện pháp thực tiễn cụ thể nhằm hạn chế những hành vi cực đoan và những việc thái quá, có hại theo hai hướng đó.”[7]
Không đạp tan cái cơ cấu kinh tế và xã hội cũ, tức là thương nghiệp, tiểu nông, tiểu thủ công nghiệp và chủ nghĩa tư bản, mà phải chấn hưng thương nghiệp, công nghiệp nhỏ và chủ nghĩa tư bản…Nhà nước điều tiết những thứ đó, nhưng chỉ trong chừng mực làm cho chúng được chấn hưng…”[8]
- Về thái độ của những người buôn bán, ông nói: “Bây giờ là thời gian hòa bình để làm những việc bình thường hàng ngày. Các đảng viên cộng sản phụ trách ở hàng đầu hãy lùi lại! Người buôn bán bình thường – tiến lên!”[9]
- Về bệnh chủ quan duy ý chí, muốn dùng phương pháp xung phong để chiến thắng chủ nghĩa tư bản, ông đã nói:
Nếu có thể dùng cách xung phong mà chiếm lĩnh được trận địa kinh tế của chủ nghĩa tư bản thì thật là dễ chịu hơn nhiều. Sai lầm hiện nay chính là ở chỗ chúng ta không muốn hiểu rằng nhất thiết phải hành động một cách khác.”[10]
Sống trong bầy lang sói thì phải gào thét lên như lang sói. Còn việc tiêu diệt bọn lang sói… thì chúng ta hãy nắm vững câu tục ngữ khôn ngoan của Nga đã: Đừng vội khoe khoang khi ra trận, hãy đợi đến khi thắng trận trở về…”[11]
- Đánh giá chủ nghĩa tư bản và bàn về thái độ đối với thành phần này trong chế độ Xô viết, ông đã có những các nhìn thực tế hơn nhiều so với trước:
Giám sát nghiêm ngặt sự hoạt động cảu các nhà công thương nghiệp tư doanh, nhưng không được làm trở ngại chút nào cho sự hoạt động của họ.”[12]
Bọn tư bản hoạt động theo lối kẻ cướp. Chúng thu được nhiều lời, nhưng chúng biết cách cung cấp cho dân chúng. Còn các anh, các anh có biết làm việc đó không? Không! Các anh đang thử thách những phương pháp mới: Lời lãi thì các anh không thu được. Nguyên lý của các anh là những nguyên lý cộng sản. Lý tưởng của các anh thì tuyệt diệu. Tóm lại, nếu cứ nghe như lời các anh nói thì các anh là những ông thánh con, và ngay khi còn đang sống các anh cũng đáng lên thiên đường rồi. Nhưng các anh có biết cách làm việc không?”[13]
- Dự báo về sự sụp đổ của Liên Xô nếu không quyết tâm sửa chữa những khuyết tật kể trên, ông đã nói:
Từ nay, hoặc là chúng ta chứng minh được rằng chúng ta có khả năng làm việc hoặc là chính quyền Xô viết không thể tồn tại được nữa. Nguy cơ lớn nhất là ở chỗ tất cả mọi người đã không nhận thấy được như thế.”[14]
Chúng ta chỉ như giọt nước trong đại dương, nên chỉ khi nào biểu hiện đúng ý niệm của nhân dân thì chúng ta mới quản lý được Nhà nước. Nếu không Đảng Cộng sản sẽ không lãnh đạo được giai cấp vô sản, giai cấp vô sản sẽ không lôi cuốn được quần chúng theo mình, và tất cả bộ máy sẽ tan rã.”[15]
Nhưng đến khi cần phải nhìn nhận lại tất cả và làm lại tất cả thì bệnh tật đã ngăn chặn ông trong việc tiến hành một cuộc cách mạng vĩ đại nữa: Sửa chữa để đổi mới. Ông tạ thế vào tháng 2 năm 1924. Những thế hệ sau Lenin hầu như không làm được bao nhiêu trên hướng đi này, thậm chí đã làm cho những căn bệnh của mô hình cũ ngày càng trầm trọng hơn.
Đối với mọi nhà lãnh đạo, ở mọi thời đại, sai lầm là điều khó tránh và không đáng trách nếu có đủ kiến thức và sự tỉnh táo để sớm phát hiện sai lầm và dũng cảm tìm tòi hướng đi mới. Đây chính là đức tính cần thiết hàng đầu của lãnh đạo và cũng là yếu tố quyết định sự phát triển của một đất nước. Xét theo khía cạnh đó thì tấm gương về sự nhạy bén, nhìn thẳng vào sự thật và nói thẳng sự thật vẫn soi sáng con đường đổi mới.

[1] Lê-nin toàn tập, “Báo cáo tại Đại hội lần thứ IV Quốc tế Cộng sản, ngày 13-11-1922”, Moskva: Nxb Tiến bộ, Bản tiếng Việt, 1978, tập 45, tr. 325-326.
[2] Lê-nin toàn tập, “Thà ít mà tốt”, tập 45, tr. 458.
[3] Lê-nin toàn tập, Thư gửi Molotov để chuyển cho toàn thể Bộ Chính trị, tập 45, tr. 53.
[4] Lê-nin toàn tập, “Bàn về đề cương ruộng đất”, tập 44, tr. 344.
[5] Lê-nin toàn tập, Những trang nhật ký ngày 2-1-1923, tập 45, tr. 419.
[6] Lê-nin toàn tập, “Báo cáo tại Đại hội XI – Đảng Cộng sản Nga”, tập 45, tr. 143.
[7]Lê-nin toàn tập, “Dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI về công tác nông thôn ngày 1-4-1922, tập 45, tr. 159-160.
[8] Lê-nin toàn tập, “Bàn về tác dụng của vàng”, tập 44, tr. 275.
[9] Lê-nin toàn tập, tập 45, tr. 463.
[10] Lê-nin toàn tập, “Diễn văn đọc tại Hội nghị lần thứ VII Đảng bộ Moskva ngày 29-10-1921”, tập 44, tr. 269.
[11] Như trên.
[12] Lê-nin toàn tập, “Báo cáo tại Đại hội lần thứ IX các Xô viết toàn Nga, tập 44, tr. 413.
[13] Lê-nin toàn tập, “Báo cáo tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Nga”, tập 45, tr. 95.
[14] “Bàn về tác dụng của vàng”, tr. 96.
[15] Lê-nin toàn tập, “Báo cáo tại Đại hội XI Đảng Cộng sản Nga”, tập 45, tr. 134.
Bài viết nêu quan điểm riêng của tác giả, một sử gia từ Viện Kinh tế Việt Nam, Hà Nội. Tác phẩm gần đây của ông bao gồm Tư duy kinh tế Việt Nam – Chặng đường gian nan và ngoạn mục 1975-1989, xuất bản năm 2008, và 'Phá rào’ trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới (2009).

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Nguyên Chủ tịch Quốc hội khuyến nghị đổi mới hệ thống chính trị

Ông Nguyễn Văn An, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức TƯ, Chủ tịch Quốc hội khóa XI tiếp tục chia sẻ góc nhìn của mình xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Ông bày tỏ mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để cả về kinh tế và chính trị để tạo tiền đề cho đất nước tiếp tục bứt phá mạnh mẽ trong tương lai.
LTS: Đảng Cộng sản Việt Nam có hạnh phúc to lớn mà không dễ chính đảng nào có được: đó là sự tin yêu, đùm bọc, hy sinh, che chở của nhân dân trong những năm tháng đấu tranh giành độc lập.
Trong hòa bình, dựng xây đất nước, có những lúc Đảng phạm những sai lầm, nhưng nhân dân vẫn đi theo Đảng, vẫn chung sức cùng Đảng sửa sai, mà sự nghiệp đổi mới thành công trong gần 25 năm qua là một minh chứng sinh động.
Hôm nay, trước thềm Đại hội 11, trước những vận hội mới mở ra với đất nước, người dân lại mang hết tâm huyết hiến kế để Đảng tiếp tục lãnh đạo đất nước làm nên những trang sử mới cho dân tộc Việt Nam. Trong tinh thần đó, Tuần Việt Nam giới thiệu bài trả lời phỏng vấn của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An, với mong muốn Đại hội 11 sẽ thực sự là những ngày hội lớn của toàn dân, sẽ thổi lên hào khí cho đất nước. Mời bạn đọc cùng tranh luận, hiến kế với Đảng.
Các dự thảo văn kiện của Đại hội Đảng XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân. Như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh: "Đây là một khâu rất quan trọng trong xây dựng Đảng về chính trị - vấn đề cốt tử của Đảng và là nhiệm vụ hàng đầu trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng". Bằng cách chân thành lắng nghe và tiếp thu thực chất những ý kiến đóng góp của dân, Đảng sẽ cộng hưởng được trí tuệ của toàn dân tộc để lãnh đạo đất nước vượt lên trong một thời đại rất nhiều cơ hội nhưng cũng vô vàn thách thức.
Trò chuyện với Tuần Việt Nam, ông Nguyễn Văn An (nguyên Ủy viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) đã chia sẻ nhiều ý kiến thẳng thắn xung quanh việc chuẩn bị cho Đại hội XI. Nhận mình là người sinh ra trong lòng chế độ, gắn bó máu thịt với chế độ, ông Nguyễn Văn An cho rằng cá nhân ông muốn nhân cơ hội này để nói những suy nghĩ của mình. Ông mong muốn thông qua cuộc trò chuyện này, chia sẻ những suy nghĩ, góc nhìn riêng của một đảng viên và một công dân bình thường với nguyện vọng để Đảng có chủ trương đổi mới toàn diện và triệt để hơn, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân hơn; để những giá trị cao đẹp của Nền Dân chủ Cộng hòa, của Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ngày càng được thể hiện trong cuộc sống sinh động như di nguyện của Bác Hồ.
Suốt cuộc trò chuyện, ông An nhiều lần nhấn mạnh, góc nhìn của ông đôi chỗ có thể "khó nghe" hoặc cần phải tranh luận thêm, nhưng với trách nhiệm Đảng viên, trách nhiệm công dân, ông cứ mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề trên tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, tôn trọng những ý kiến khác biệt mà Đảng luôn kêu gọi.
Ông luôn nhắc đi nhắc lại rằng, nhận thức là một quá trình. Nhận thức của ông cũng thay đổi theo đường lối đổi mới của Đảng và sự phát triển của thế giới. Ông cũng luôn khẳng định phần trách nhiệm của mình về những nhận thức và việc làm còn nhiều hạn chế và yếu kém của ông khi còn đương nhiệm.
Thưa ông Nguyễn Văn An, các văn kiện chuẩn bị trình Đại hội XI vừa được công bố rộng rãi để lấy ý kiến nhân dân, vừa rồi ông có tham gia ý kiến gì không?
Ông Nguyễn Văn An: Tôi đã có rất nhiều cơ hội tham gia ý kiến trực tiếp với một số hội nghị do Bộ Chính trị tổ chức, góp ý trực tiếp với nhiều đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và một số địa phương. Hôm nay với tư cách là một đảng viên, một công dân bình thường, tôi chỉ phát biểu vài vấn đề chung, vì văn kiện thì có nhiều vấn đề lớn rất quan trọng.
Trong rất nhiều vấn đề quan trọng đó, lần này tôi chỉ tập trung nhấn mạnh hai vấn đề có ý nghĩa lý luận - thực tiễn cốt yếu, đó là: Vấn đề sở hữu và thành phần kinh tế; vấn đề xây dựng Đảng, đặc biệt là dân chủ trong Đảng, trong xã hội, đoàn kết thống nhất trong Đảng.
Tuy nhiên, vấn đề là ở chỗ cách nhìn thế nào, cách nhận thức thế nào,... từ đó sẽ đi tới những ý kiến khác nhau, đó cũng là điều dễ hiểu. Nhất là lãnh đạo cấp cao của Đảng và Đại hội XI sẽ lắng nghe và chắt lọc như thế nào? Đó mới là khâu quyết định.
Dư luận trong Đảng và trong xã hội hiện đang có ít nhất hai khuynh hướng:
- Về cơ bản vẫn giữ cái khung các dự thảo văn kiện như hiện nay. Cụ thể, Cương lĩnh 2010 vẫn giữ khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, có bổ sung sửa đổi đôi chút, hoặc thêm bớt, hoặc đảo từ,... chủ yếu bây giờ là đi vào nhân sự thôi.
- Hoặc, Cương lĩnh 2010 phải vượt qua cái khung cơ bản của Cương lĩnh 91 như dự thảo, để xây dựng một Cương lĩnh 2010 mới đáp ứng yêu cầu của Cách mạng Việt Nam trong giai đoạn mới, giai đoạn đổi mới toàn diện, triệt để, cả kinh tế và chính trị, tức là hoàn thiện ở mức độ cao hơn, mức độ SỬA LỖI HỆ THỐNG.
Tôi mong muốn Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, mong muốn Đại hội XI chọn khuynh hướng thứ hai, khuynh hướng SỬA LỖI HỆ THỐNG, khuynh hướng đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị thì chúng ta mới khắc phục được lỗi hệ thống, vì chúng ta mắc lỗi hệ thống mà chúng ta chỉ chỉnh sửa theo khuynh hướng thứ nhất thì chúng ta không ra khỏi lỗi hệ thống được.
Đại hội XI chưa làm được như vậy thì đến đại hội XII, vì "ngày mai bắt đầu từ ngày hôm nay", và Đại hội XII bắt đầu từ Đại hội XI.
Nhiều nhà nghiên cứu lý luận khoa học đã đề cập đến lỗi hệ thống, song nó là cái gì thì chưa rõ. Ông có thể mô tả lỗi hệ thống một cách dễ hiểu nhất như thế nào?
Lỗi hệ thống là lỗi từ gốc đến ngọn, từ lý thuyết đến mô hình và đã được cuộc sống kiểm nghiệm là chưa phù hợp với thời đại ngày nay. Lâu nay chúng ta thường mới nói tới cái lỗi của mô hình thôi.
Có lẽ, lỗi hệ thống rõ ràng nhất, cụ thể nhất, toàn diện và triệt để nhất chủ yếu là từ khi chúng ta chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo mô hình của Cộng hòa Xô Viết - một mô hình rất xa lạ với những mô hình và lý thuyết phổ quát. Mà mô hình của Cộng hòa Xô Viết thì lại bắt nguồn từ những lý thuyết của chủ nghĩa Marx-Lenin.
Tôi chỉ là người làm thực tiễn nên chỉ có thể đề cập đến vấn đề này từ góc độ thực tiễn. Đề nghị Hội đồng lý luận Trung ương, các Trung tâm nghiên cứu Khoa học giúp Đảng và Nhà nước ta làm rõ vấn đề này.
Tôi chỉ đề cập vài vấn đề về kinh tế và chính trị mà tôi cho là đã rõ, nhiều người đã cảm nhận được từ thành quả của công cuộc đổi mới của nước ta do Đảng ta lãnh đạo, từ sự sụp đổ của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ), từ sự đánh giá về thời đại ngày ngay,...
Ông Nguyễn Văn An. Ảnh: Phạm Hải.
Từ chỗ đánh giá Cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành, chúng ta phải chuyển ngay sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa theo luận thuyết cách mạng không ngừng. Luận thuyết cách mạng không ngừng là đúng, còn cái sai là ở chỗ chúng ta đánh giá cách mạng dân tộc dân chủ đã hoàn thành tới mức phải chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Khi đó cũng có ý kiến cho rằng Cách mạng dân tộc dân chủ của ta chưa hoàn thành cơ bản, chúng ta mới làm được phần Cách mạng dân tộc, đánh đuổi thực dân, đế quốc, giành lại độc lập cho dân tộc; còn phần Cách mạng dân chủ thì mới làm được một phần, mới đánh đổ vua chúa phong kiến, còn rất nhiều nội dung của Cách mạng dân chủ chúng ta chưa làm được, đến tận ngày nay vẫn còn nhiều vấn đề về dân chủ chúng ta cũng chưa làm được.
Lâu nay chúng ta quan niệm bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội. Có những người nêu ý kiến liệu mệnh đề này có còn phù hợp với tình hình hiện nay và tới đây không?
Chúng ta chuyển ngay sang cách mạng xã hội chủ nghĩa là theo lý thuyết có tính tiền đề rằng, các nước kém phát triển có thể bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, nếu được sự giúp đỡ vô tư trên tinh thần anh em của những nước xã hội chủ nghĩa hùng cường.
Tiền đề quan trọng đó trước đây và hiện nay là chưa có thật. Có lẽ đây chính là cái gốc ban đầu dẫn đến cái LỖI HỆ THỐNG như tôi vừa nói. Cái lỗi này là do nhận thức không đúng về thời cơ Cách mạng.
Thời cơ chuyển từ Cách mạng dân tộc dân chủ sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa có một vấn đề bao trùm chưa phù hợp, đó là vấn đề dân chủ mà chúng ta chưa hoàn thành cơ bản trong Cách mạng dân tộc dân chủ. Dân chủ trong kinh tế, dân chủ trong chính trị, dân chủ trong văn hóa,... Mà dân chủ và phát triển là hai anh em song sinh. Nền dân chủ còn thấp thì nền kinh tế sẽ kém phát triển. Và, như vậy thì làm sao có xã hội xã hội chủ nghĩa - một xã hội đòi hỏi phải có nền dân chủ và nền kinh tế phát triển cao hơn các nước tư bản phát triển nhất hiện nay.
Điều ông vừa nói nên hiểu như thế nào? Và ông nghĩ như thế nào về quốc hiệu của Việt Nam trong giai đoạn đó?
Trong Cách mạng dân tộc dân chủ, Quốc hiệu của Việt Nam là: "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa" là rất đúng với bản chất, với nội dung của cuộc Cách mạng dân tộc dân chủ, phù hợp với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ mà nhân loại thừa nhận và hướng tới, lại vừa rất đúng với ngữ pháp Việt Nam. Khi chuyển sang Cách mạng xã hội chủ nghĩa, Quốc hiệu của Việt Nam lại đổi thành: "Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam", vừa chưa phù hợp về bản chất và hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa chưa thật rõ về nội dung, thực chất là chúng ta đã phải xác định lại nhiều lần mà vẫn chưa thật rõ, chỉ nói ngày càng rõ hơn mà thôi; mặt khác ngữ pháp lại không phải là ngữ pháp Việt Nam. Nó là ngữ pháp nước ngoài, không Tàu thì là Tây.
Nếu theo ngữ pháp Việt Nam thì phải viết là: "Việt Nam Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa" mới đúng. Ngữ pháp Việt Nam tính từ bao giờ cũng đi sau danh từ (ví dụ: Quả gấc đỏ, chứ không nói quả đỏ gấc).
Quốc hiệu Việt Nam vừa phải thể hiện chính xác hình thức chính thể của nhà nước ta, vừa phải đúng với ngữ pháp Việt Nam. Những người quan tâm đến sự lựa chọn chính xác chính thể; những người quan tâm đến sự trong sáng của tiếng Việt, những người có lòng tự trọng dân tộc đều băn khoăn đến Quốc hiệu hiện nay. Ngay Trung Quốc, Lào... họ cũng vẫn giữ Quốc hiệu cũ của họ là "Cộng hoà dân chủ nhân dân...", họ chưa đổi thành Quốc hiệu có tính từ XHCN.
Khi nói đến cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là vẫn nói đến dân chủ, nhưng tính dân chủ được hiểu nhẹ đi, tính chuyên chính vô sản được hiểu nổi trội hơn, có phần cực đoan hơn, thể hiện rõ nhất là thông qua cải tạo XHCN. Do đó mà nhiều người Việt Nam muốn trở lại với Quốc hiệu Việt Nam thời Cách mạng dân tộc dân chủ, tức là "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa", vừa đúng với bản chất và nội dung của hình thức chính thể của nước ta, vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, lại vừa đúng với ngữ pháp Việt Nam, là sửa cái lỗi hệ thống ban đầu của chúng ta. Nếu được trưng cầu dân ý, tôi tin chắc sẽ được sự đồng tình của tuyệt đại đa số nhân dân.
Bản chất của công cuộc đổi mới trên lĩnh vực kinh tế đó chính là dân chủ hóa trên lĩnh vực này có phải không?
Đúng vậy. Từ chỗ chủ yếu có hai thành phần kinh tế đến chỗ có nhiều thành phần kinh tế. Từ chỗ đảng viên, công chức nhà nước không được làm kinh tế đến chỗ đảng viên, công chức nhà nước được làm kinh tế theo pháp luật. Từ chỗ đất đai là thuộc sở hữu nhà nước đến chỗ người sử dụng đất đai đã được 5 quyền như người chủ sở hữu, tuy còn có điểm rất mù mờ....
Sở hữu tư nhân thực chất vẫn là vấn đề dân chủ tự do trên lĩnh vực kinh tế, trong mưu cầu hạnh phúc của mỗi người, nó là cội nguồn cảm hứng, là động lực to lớn cho sự phát triển. Kết quả của nó kỳ diệu như thế nào mọi người đã biết.
Vẫn biết rằng nó cũng đẻ ra những bất công mới, những mâu thuẫn mới đòi hỏi chúng ta phải nghiên cứu và điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn khách quan trong từng giai đoạn. Song đây là con đường dân chủ, con đường phát triển, con đường sống ngày càng hạnh phúc hơn.
Chúng ta cần sửa cái sai từ gốc này một cách toàn diện hơn, triệt để hơn như nhiều ý kiến đề xuất của quần chúng, của nhiều tổ chức và nhiều nhà khoa học, trí thức, nhân sĩ trong và ngoài nước.
Sở hữu tư nhân là động lực vô cùng to lớn, song không phải không cần đến sở hữu nhà nước. Nhưng sở hữu nhà nước không phải là mục đích, mà chỉ là phương tiện trong giai đoạn nào, thời điểm nào, trong lĩnh vực cụ thể nào, vì lợi ích đích thực của nhân dân và của nhà nước chứ không phải vì mục đích tự thân.
Vấn đề đất đai và một loạt tập đoàn kinh tế của nhà nước đang còn nhiều vấn đề bức xúc, kém hiệu quả, cần phải được nghiên cứu giải quyết. Nhiều vụ án bê bối về đất đai cũng như Vinashin chỉ là những bộc lộ điển hình. Nhiều tập đoàn tư nhân ở trong và ngoài nước cũng có hiện tượng phá sản, bê bối như thế, nhất là trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế. Kinh tế thị trường là như vậy. Nhưng đối với đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước ở Việt Nam lại có đặc điểm riêng của nó.
Vinashin đang là vấn đề nổi cộm, tranh cãi, nhiều ý kiến khác nhau. Phải chăng sự khác nhau mà người ta không muốn nói đến chính là có phần do lỗi hệ thống?
Tôi cũng nghĩ có phần sâu xa là như vậy. Tôi cho rằng Vinashin vừa là hậu quả của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, vừa có căn nguyên sâu xa bắt nguồn từ lỗi của hệ thống, lỗi từ gốc, từ chủ trương của Ban Chấp hành Trung ương và của Bộ Chính trị xuất phát từ quan điểm rằng: xã hội xã hội chủ nghĩa phải được xây dựng dựa trên "... chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu". Mô hình này lại xuất phát từ một lý thuyết cực đoan cho rằng: tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột.
Từ một lý thuyết cực đoan đi tới một mô hình kinh tế không có động lực mà thực tế cuộc sống đã bác bỏ. Chính phủ là người thực thi chủ trương đó của Đảng về mặt nhà nước. Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị có quyền lớn như vậy thì có phải chịu trách nhiệm gì không?
Với thể chế như hiện nay ở Việt Nam thì mọi thành công hay thất bại đều bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng. (Ông cười tủm tỉm, nói nhỏ rằng: Không nên nói "mất mùa là tại thiên tai, được mùa là tại thiên tài Đảng ta" - pv).
Đành rằng phải có trách nhiệm cá nhân trong quản trị hành chính và quản trị doanh nghiệp, phải xem xét cẩn trọng, có lý, có tình, không tranh công, đổ lỗi. Song phải rất chú ý đi sâu làm rõ cái lỗi của hệ thống, do sai sót của hệ thống làm trầm trọng thêm.
Có ý kiến cho rằng, nếu bỏ điều kiện "chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu" thì xã hội xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng sẽ chẳng khác gì các nước tư bản phát triển văn minh cả?
Rất nhiều người không đồng tình với quan điểm này. Nếu nước ta khác về đời sống vật chất và tinh thần cao hơn, văn minh hơn, tức là chất lượng cuộc sống cao hơn, nhất là dân chủ tự do cao hơn thì đồng ý. Còn nước ta phải công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu để khác với các nước tư bản phát triển thì lại là vấn đề sai từ gốc. Rất nhiều ý kiến đề nghị bỏ đoạn này trong Dự thảo Văn kiện Đại hội XI.
Vả lại, ngay ở các nước tư bản chủ nghĩa cũng có phần sở hữu nhà nước, quy mô lớn nhỏ là tùy lúc, tùy nơi, họ không coi đó là mục đích, mà chỉ coi là phương tiện; xuất phát điểm của họ là vì lợi ích, cái gì nhà nước làm tốt hơn (theo nghĩa tổng thể) hoặc tư nhân không làm thì nhà nước làm, cái gì tư nhân làm tốt hơn thì tư nhân làm. Họ không xuất phát từ lý thuyết coi tư hữu về tư liệu sản xuất là nguồn gốc của mọi sự bóc lột, họ xuất phát từ lợi ích, từ hiệu quả tổng hợp của nền kinh tế, có tính cả đến vấn đề quốc phòng và an ninh của quốc gia.
Ngay ở Việt Nam chúng ta, kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể theo kiểu cũ đã có vai trò và đóng góp to lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Đó là điều cần phải được khẳng định. Song sang thời bình như hiện nay thì chúng ta buộc phải đổi mới, đất nước đã chuyển sang nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa với nhiều thành phần kinh tế, không thể tiếp tục cách làm cũ, vì nó không có động lực. Đó cũng là điều đã được cuộc sống khẳng định.
Vấn đề chủ yếu của quản trị hành chính nhà nước là có chính sách kiểm soát, phân phối và phân phối lại lợi nhuận một cách hợp lý, chứ không phải là công hữu hóa tư liệu sản xuất chủ yếu. Do đó chúng ta phải dứt khoát từ bỏ lý thuyết và mô hình sai trái từ gốc này, vì hậu quả của nó gây ra như thế nào mọi người đều đã biết. Đó là con đường trở về thời kỳ thiếu thốn và đói khổ.
Tóm lại, vấn đề sở hữu, vấn đề cơ chế quản trị tài sản công (đất đai và các tập đoàn kinh tế nhà nước...) cần được xem xét giải quyết dứt khoát, cụ thể và triệt để. Tức là phải dân chủ hóa triệt để hơn nữa trong kinh tế, các cấp ủy Đảng không trực tiếp tham gia vào quá trình quản trị doanh nghiệp, luật pháp cần phải được sửa đổi, bổ sung theo hướng quản trị doanh nghiệp và quản trị hành chính nhà nước phải được thông suốt, tách bạch, trách nhiệm rõ ràng.
Trở lại với câu chuyện xây dựng Đảng, vừa rồi báo Nhân dân có loạt bài kể lại câu chuyện của Liên Xô cũ. Báo Nhân dân đặt ra câu hỏi: Vì sao một đảng hùng mạnh, đã lãnh đạo nhân dân Nga chiến thắng phát xít Đức trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại và cống hiến to lớn cho thắng lợi của thế giới trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, một đảng giành được thành tựu rực rỡ trong xây dựng CNXH lại đổ sụp nhanh đến vậy, sau 74 năm cầm quyền? Ông suy nghĩ thế nào về câu hỏi này?
Mời đọc thêm loạt bài trên báo Nhân dân:
>> Đảng cộng sản Liên Xô sụp đổ vì xa rời quần chúng
>> Đảng Cộng sản Liên Xô đổ vì sai lầm về cán bộ
>> Tầng lớp đặc quyền của Đảng Cộng sản Liên Xô
>> Bầu ra lãnh tụ giỏi mới giành được địa vị thống trị

Bài học của Liên Xô (cũ) vẫn còn nguyên giá trị. Từ đó mới thấy yêu cầu xây dựng Đảng, phát huy dân chủ trong Đảng và trong xã hội, đoàn kết trong Đảng và trong xã hội là vấn đề cốt tử của những vấn đề cốt yếu, vấn đề sống còn của Đảng và chế độ ta. Mọi thành công hay thất bại của Cách mạng Việt Nam đều từ đây mà ra. Không kẻ thù nào có thể phá được Đảng ta trừ chính những người cộng sản chúng ta.
Quan sát sự tan rã của một số Đảng cộng sản ở Liên Xô (cũ) và Đông Âu, thì thấy rằng, những người cộng sản phá Đảng không phải chỉ là những người cộng sản phản bội Đảng, những người cộng sản bị kẻ thù mua chuộc, bị diễn biến hòa bình,... Mà phần nhiều lại chính là những người cộng sản chân chính, những người cộng sản không muốn bảo vệ Đảng của mình nữa, vì thực tế Đảng của mình đã thoái hóa biến chất mất rồi, nhất là vì Đảng của mình đã phạm sai lầm có tính hệ thống mà không nhận ra được và không khắc phục được. Đảng đã trở thành lực lượng cản trợ dân chủ, tự do, cản trợ sự phát triển của xã hội. Đảng đã trở thành ông Vua tập thể, đã trở thành Đảng trị mất rồi.
Chúng ta rút được bài học gì từ sự sụp đổ của Đảng Cộng sản Liên Xô?
Hãy thử quan sát và phân tích sự giải tán của một Đảng tại quê hương của Cách mạng tháng Mười thì rõ. Tại sao một người đứng đầu Đảng và Nhà nước tuyên bố giải tán Đảng là Đảng đó bị giải tán ngay? Một người có làm được việc đó không? Hay người đó chỉ là người thay mặt cho số đông những người trong Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương, trong toàn Đảng, trong cả hệ thống chính trị? Đội ngũ trí thức đâu? Liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động đâu? Hệ thống thông tấn, báo chí đâu? Lực lượng vũ trang hùng hậu đâu mà không bảo vệ Đảng? Tại sao họ quay mặt đi? Hay là họ cũng đồng tình? Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, tại sao quần chúng không bảo vệ?
Nâng thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân. Vấn đề là lòng dân: Thuận lòng dân thì còn, trái lòng dân thì mất. Ý dân là ý trời.
Nhiều cơ quan thông tin đại chúng của chúng ta thường đưa tin chủ yếu là do nguyên nhân bị diễn biến hòa bình, một số cán bộ chủ chốt bị mua chuộc phản bội lại Đảng, dẫn tới cách mạng màu,... mà chưa đi sâu vào nội bộ Đảng, vào lỗi hệ thống của Đảng, vào sự thoái hóa biến chất trong Đảng, Nhà nước và Xã hội do lỗi hệ thống gây ra. Đảng đã trở thành lực lượng cản trở sự phát triển của xã hội, đã trở thành lực cản của sự phát triển tự do dân chủ của xã hội. Nói theo tinh thần của Marx thì cái gì cản trở sự phát triển là thối nát, là phản động. Chính những người cộng sản chân chính, chính liên minh giai cấp công nhân với nông dân và nhân dân lao động, chính độ ngũ trí thức cũng không muốn bảo vệ một Đảng đã thoái hóa biến chất như vậy. Đó mới là nguyên nhân chính, chứ không phải do kẻ thù của chủ nghĩa xã hội phá hoại là chính. Chính những người cộng sản chân chính cũng muốn giải tán Đảng đã biến chất để xây dựng Đảng mới, để sửa lỗi hệ thống, để làm lại từ đầu.
Và như chúng ta đã biết, nhân dân ở các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) đã phúc quyết Hiến pháp mới để xác lập chính thể mới phù hợp với thông lệ quốc tế nhằm sửa cái lỗi hệ thống của họ. Một bài học quá đắt giá trong lịch sử nhân loại. Chúng ta cần tỉnh giác để suy ngẫm, để chỉnh đốn Đảng ta như trong di chúc thiêng liêng của Bác Hồ đã ghi.
Ngược về quá khứ, Bác Hồ đã xây dựng nền tảng của hệ thống như thế nào?
Lúc chọn đường đi cho dân tộc, trong khi nhiều nước phương Tây chọn Quốc tế II thì Bác Hồ lại chọn Quốc tế III, vì Quốc tế II không ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa, Quốc tế III ủng hộ giải phóng dân tộc, giải phóng thuộc địa.
Bác Hồ là người tiếp thu các học thuyết, các chủ nghĩa tiên tiến của phương Tây, tiếp thu tinh hoa văn hóa phương Đông, Tư tưởng - Minh triết của Bác đã soi đường và thúc đẩy phong trào Cách mạng Việt Nam. Trong Bác Hồ chúng ta thấy có cả những phần tinh túy và phù hợp với Cách mạng Việt Nam của chủ nghĩa Marx-Lenin, của cách mạng tư sản phương Tây, có cả tư tưởng từ bi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, có cả tư tưởng bác ái của Đức chúa Zesu, có cả tư tưởng nhân nghĩa của Đức Khổng Tử, có cả Chủ nghĩa Tam dân của cụ Tôn Dật Tiên,... Bác kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các bậc cách mạng tiền bối của Việt Nam.
Bác Hồ chọn Quốc tế III là vì mục đích giải phóng dân tộc trước nhất, các vấn đề khác hạ hồi phân giải, vì dân tộc chưa được giải phóng thì vạn năm giai cấp cũng chưa được giải phóng. Đấy là sự lựa chọn sáng suốt mang tính lịch sử. Bác ở trong dòng thác đó song vẫn độc lập trong chừng mực có thể vì mục tiêu độc lập, tự do, hạnh phúc cho dân tộc trên nền dân chủ cộng hòa.
Do đó, khi xây dựng Đảng, tôi đề nghị trở về với Lý luận - Hành động, với Tư tưởng - Minh triết Hồ Chí Minh làm nền tảng và kim chỉ nam cho hành động của chúng ta. Tôi đề nghị chúng ta vẫn giữ học thuyết Marx-Lenin, nhưng chúng ta không chỉ biết và vận dụng duy nhất học thuyết Marx-Lenin, mà cần phải biết và vận dụng những học thuyết tinh hoa của nhân loại như chúng ta bắt đầu làm từ khi đổi mới. Từ đó Đảng ta mới phát huy được dân chủ, tự do trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội ta. Vì chỉ có dân chủ tự do mới có thể có điều kiện thật sự cho sự phát triển vững mạnh, mới có sức mạnh vô địch để vượt qua mọi khó khăn thử thách, bảo vệ được thành quả của Cách mạng và không ngừng đưa Cách mạng Việt Nam tiến lên phía trước cùng với bạn bè năm châu bốn biển.
Theo đánh giá của ông, người dân đã thực sự được làm chủ như mong nguyện của Bác Hồ chưa?
Theo luật pháp thì dân ta là người chủ đích thực của đất nước. Song đến nay dân ta mới được bầu và bãi miễn đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, bầu và bãi miễn Đại biểu Quốc hội, bầu và bãi miễn trưởng thôn. Chúng ta đều biết, chất lượng bầu cử còn thấp, còn việc bãi miễn thì hầu như chưa làm được bao nhiêu, nguyên nhân thì có nhiều.
Dân ta chưa được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia thông qua trưng cầu dân ý. Tuy Hiến pháp 1946 đã ghi song chưa thực hiện được vì chiến tranh đã xảy ra ngay sau đó. Đến các Hiến pháp sửa đổi sau này lại bỏ quyền đó của dân mà Quốc hội tự giao cho Quốc hội có quyền lập hiến và lập pháp.
Dân ta cũng chưa có quyền lựa chọn cương lĩnh phát triển đất nước và người đứng đầu đất nước thông qua tranh cử trong tổng tuyển cử. Các hình thức hoạt động tự nguyện của các cộng đồng, các tầng lớp nhân dân nhằm phát huy mọi nguồn lực và góp phần phản biện xã hội theo hướng xây dựng xã hội dân sự còn nghèo nàn và hạn chế. Nạn hành chính giấy tờ quan liệu, nhũng nhiễu còn khá nặng nề,...
Nghĩa là còn rất nhiều quyền dân chủ đương nhiên của một công dân của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà nay là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, mà nhân dân ta đến nay vẫn chưa được hưởng một cách trọn vẹn.
Đã có lần ông đã nói về sự phân quyền, vậy phân quyền trong thể chế Đảng lãnh đạo toàn diện nên được hiểu thế nào?
Hiến pháp và Pháp luật đã ghi rất rõ: Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, pháp luật là tối thượng. Song trong thực tiễn thì không ít trường hợp chỉ chị, nghị quyết của Đảng mới là tối thượng. Thực chất chúng ta có hai hệ thống quyền lực song song, đó là hệ thống của Đảng và hệ thống Nhà nước đi kèm theo là hai hệ thống tòa nhà của hai cơ quan đảng và nhà nước cồng kềnh chưa từng có. Đây là mô hình của cộng hòa Xô Viết. Thông lệ quốc tế không có như vậy.
Quốc hội là nhánh lập pháp có quyền lực cao nhất, song cũng còn nhiều hình thức, thực chất là Trung ương, Bộ Chính trị quyết.
Chính phủ là nhánh hành pháp song cũng rất yếu, chủ yếu là chấp hành chỉ thị nghị quyết của Đảng.
Chủ tịch nước từ chỗ tập trung thực quyền như khi Bác Hồ đảm nhận, ngày nay đã dần trở thành hình thức, nghi lễ. Quyền của nguyên thủ quốc gia bị phân tán ra làm ba nơi, ba người nắm giữ, đó là Tổng Bí thư thống lĩnh lực lượng vũ trang, Thủ tướng đứng đầu Chính phủ, Chủ tịch nước đại diện cho Nhà nước về đối nội và đối ngoại nhưng không thực quyền.
Tòa án là nhánh tư pháp lại càng yếu thế.
Cả ba nhánh quyền lực đều đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Ban lãnh đạo Đảng (Bộ Chính trị - Ban Chấp hành Trung ương).
Quyền lực nhà nước được phân công ra làm ba nhánh song lại thống nhất ở nơi Đảng. Vậy, Đảng trở thành ông vua tập thể rồi. Không phải dân chủ nữa mà là đảng chủ rồi. Mô hình của cộng hòa Xô Viết là như vậy. Đây là cái sai từ gốc về hệ thống tổ chức quyền lực gây nên lỗi của hệ thống cần phải được khắc phục theo quy luật phổ quát là phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch, thống nhất theo Hiến pháp và Pháp luật, tức là thống nhất ở nơi dân, (tam quyền phân lập).
Nếu chúng ta hiểu ba nhánh quyền lực nhà nước đều đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được thể chế hoá trong Hiến pháp và Pháp luật là đúng, còn nếu hiểu thống nhất trực tiếp ở ban lãnh đạo hoặc cá nhân lãnh đạo cụ thể nào đó thì lại là sai, lại là có vua cộng sản mất rồi, dân chỉ còn là người chủ hình thức, nhà nước trở thành công cụ của đảng chứ không phải công cụ của dân nữa rồi. Mọi chủ trương chính sách của đảng phải được cụ thể hoá bằng Hiếp pháp và Pháp luật. Chấp hành Hiến pháp và Pháp luật là chấp hành sự lãnh đạo của Đảng. Xã hội sẽ được nhà nước quản trị bằng pháp luật, chứ không quản trị bằng chỉ thị, nghị quyết trực tiếp của đảng. Pháp luật là tối thượng.
Một trong những biểu hiện dân chủ trong xã hội đó là việc chọn lựa cụ thể qua lá phiếu. Theo ông, lá phiếu của chúng ta hiện nay đã thể hiện được tính dân chủ của nó đến mức nào rồi?
Theo nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng thì ở Quốc hội, ở Hội đồng nhân dân, đảng viên phải bỏ phiếu theo nghị quyết, chỉ thị của Đảng, làm đúng như ở các nước có đa đảng tham chính. Như vậy có đúng với bản chất của Đảng và Nhà nước ta không? Đảng của dân, Nhà nước cũng của dân cơ mà?
Ở Việt Nam, Đảng ta không phải tranh giành lá phiếu với đảng nào cả mà chỉ là lá phiếu của những đảng viên, của những người đại biểu nhân dân tán thành hay không tán thành một điểm nào hay cả chủ trương, chính sách nào đó của Ban lãnh đạo Đảng, có khi chỉ là ý kiến của một người có trọng trách trong Đảng, (không được nhầm lẫn với Đảng nói chung).
Ở nước có đa đảng tham chính, khi tranh cử nguyên thủ quốc gia, đảng nào chuẩn bị đưa người ra tranh cử phải có quy trình tranh cử trong nội bộ đảng để chọn người xuất sắc của đảng mình ra tranh cử với đảng khác. Người ra tranh cử phải có cương lĩnh tranh cử, cử tri sẽ căn cứ vào cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh đó của các đảng để lựa chọn cương lĩnh và người đứng đầu đất nước, khi đó cương lĩnh của đảng thắng cử sẽ trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước, người đứng đầu đảng thắng cử sẽ trở thành nguyên thủ quốc gia. Còn khi bỏ phiếu về vấn đề quan trọng nào đó thì thông thường các Đảng họ quy định đảng viên của Đảng đó phải bỏ phiếu theo lập trường của Đảng đó. Vì đây là các Đảng tranh giành lá phiếu với nhau, tranh giành lợi ích cho Đảng mình.
Nếu ta làm như các Đảng ở các nước có đa Đảng tham chính thì chẳng hóa ra Đảng ta tranh giành lá phiếu với dân à? Mà điều đó là điều không thể hiểu được, vì nó trái với bản chất của Đảng, rằng Đảng ta không có lợi ích nào khác ngoài lợi ích của nhân dân. Đảng lãnh đạo chứ không quyết thay nhân dân.
Trong thực tiễn đã có rất nhiều trường hợp đảng viên trong Quốc hội, kể cả ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương, cán bộ cao trung cấp của Đảng đã bỏ phiếu thuận theo lòng dân, không theo chỉ thị nghị quyết của Bộ chính trị, của Ban chấp hành TƯ và đã được Đảng và Nhà nước chấp nhận, nhân dân đồng tình và hoan nghênh. Đó là điều Đảng ta cần và phải làm khác với các đảng ở các nước có nhiều đảng tham chính để phát huy dân chủ thật sự trong đảng, trong xã hội.
Chỉ có một Đảng duy nhất tham chính, theo ông chúng ta nên làm thế nào để có dân chủ thực chất?
Nếu chúng ta chỉ đưa ra một cương lĩnh, một người ra ứng cử như một đảng của các nước có đa đảng tham chính, thì sẽ không có tranh cử, dân sẽ không có cơ hội lựa chọn cương lĩnh và nguyên thủ. Làm như lâu nay thì chưa thật dân chủ trong Đảng, cũng chưa thật dân chủ trong dân, còn mang nhiều tính hình thức, thụ động, dân ít quan tâm.
Như tôi đã nói trong một cuộc trò chuyện với Tuần Việt Nam hồi năm ngoái, dân chủ là phải có tranh cử, phải công khai minh bạch,.. để có sự lựa chọn trong Đảng và trong xã hội, sẽ thu hút được sự quan tâm xây dựng nhà nước của đông đảo nhân dân. Dân chủ không đồng nhất với đa Đảng. Mất dân chủ không đồng nhất với một Đảng. Dân chủ là dân phải được lựa chọn cả cương lĩnh, cả nhân sự, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Khi nào có sự lựa chọn dân chủ thật sự như vậy là có dân chủ thực sự trong xã hội.
Trong Đảng ta có thể có nhiều đồng chí đưa ra những cương lĩnh tranh cử khác nhau, dăm ba cương lĩnh chẳng hạn, sau đó trong Đảng lựa chọn ra hai ba cương lĩnh tranh cử để đưa ra dân lựa chọn, như sự tranh cử trong nội bộ một Đảng của các nước có đa đảng tham chính. Như vậy, dân sẽ có cơ hội lựa chọn cương lĩnh tranh cử và người đứng đầu cương lĩnh để trở thành cương lĩnh phát triển của đất nước và nguyên thủ quốc gia trong một nhiệm kỳ xác định.
Dân chủ trong Đảng gắn với dân chủ trong dân, trong xã hội sẽ tạo ra sự đồng thuận giữa Đảng và Nhà nước và Nhân dân. Ý Đảng lòng dân là một. Khối đại đoàn kết sẽ được củng cố và tăng cường trong thực tiễn. Dân chủ có lãnh đạo đúng đắn, không ai làm thay ai, đó chính là nguồn sức mạnh vô địch cho sự sáng tạo và phát triển, là sự sống còn của Đảng và chế độ.
Như tôi đã nói trong các câu trả lời ở trên, vấn đề dân chủ và trách nhiệm trong quản trị hành chính của nhà nước ta còn nhiều vấn đề tồn tại lớn cần phải được nghiên cứu giải quyết, nhất là về vai trò lãnh đạo của Đảng, để phát huy đầy đủ sức mạnh của bộ máy quản trị hành chính nhà nước, phát huy đầy đủ sức mạnh của nhân dân - người chủ đích thực của đất nước.
Trong bài viết mới đây nhất, ông có cho rằng đã đến lúc phải xây dựng luật về Đảng?
Đúng. Trước đây, khi Đảng chưa cầm quyền, khi Đảng còn đấu tranh giành chính quyền về tay nhân dân thì Đảng hoạt động ngoài vòng pháp luật, chống lại pháp luật của chính quyền thực dân phong kiến.
Ngày nay Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền rồi, thì không được làm như trước nữa, mà phải tuân thủ Hiến pháp và pháp luật và hoạt động theo luật về Đảng. Song tiếc rằng đến nay Đảng ta vẫn chưa có luật về Đảng. Do vậy không tránh khỏi một số trường hợp Đảng vẫn đứng trên Nhà nước, đứng trên pháp luật. Người ta gọi như vậy là Đảng trị. Chúng ta đã khắc phục được nhiều rồi, song vẫn còn những thói quen về cách làm việc cũ, như khi Đảng chưa cầm quyền, khi chính quyền Nhà nước còn non trẻ.
Ngày nay nhà nước ta đã trưởng thành, đã là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng ta là Đảng cầm quyền đã được ghi trong Hiến pháp, song chưa được cụ thể hóa thành luật, Quốc hội phải sớm ban hành luật về Đảng, khi đó Đảng sẽ không còn bao biện, làm thay Nhà nước, Đảng cũng sẽ không buông lỏng lãnh đạo. Đảng sẽ hoạt động lãnh đạo hợp Hiến và hợp pháp.
Xin được hỏi câu cuối, theo ông tư tưởng chủ đạo để hoàn thiện các văn kiện trình Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI là gì?
Đó là Tư tưởng - Minh triết Hồ Chí Minh, là Lý luận - Hành động Hồ Chí Minh đã được thể hiện trong Tuyên ngôn độc lập 2/9/1945, trong Hiến pháp năm 1946, trong di chúc thiêng liêng của Bác..., trong lời nói và việc làm của Bác. Cụ thể là:
1- Quán triệt tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc;
2- Bảo đảm phát huy tự do dân chủ, dân là người chủ đích thực của đất nước, dân phải được phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia;
3- Xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN vững mạnh, pháp luật là tối thượng, quyền lực nhà nước là của dân, thống nhất ở nơi dân, thể hiện trong Hiến pháp và Pháp luật theo mô hình phổ quát phân chia ba nhánh quyền lực nhà nước một cách rạch ròi, minh bạch (tam quyền phân lập).
4- Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội Việt Nam nhưng không được tự cho mình là đương nhiên, mãi mãi, mà Đảng phải giành quyền lãnh đạo thông qua tranh cử trong Đảng và ngoài Xã hội. Đảng phải hoạt động hợp pháp, theo Luật về Đảng do Quốc hội ban hành.
*
**
Với Đại hội VI, Đảng ta đã vượt lên chính mình, thông minh và dũng cảm mở đột phá khẩu để thoát ra khỏi lỗi hệ thống.
Từ đó tới nay chúng ta đã đi được quãng đường khá dài, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, với xu thế không thể đảo ngược.
Hy vọng rằng, với Đại hội XI, XII, đảng ta sẽ tiếp tục vượt lên chính mình để thoát khỏi lỗi hệ thống một cách triệt để và hoàn toàn.
*
* *
Khi nói Đảng bao biện làm thay Nhà nước thì có vẻ nhẹ nhàng như không có vấn đề gì nghiêm trọng cả, nó đã hình thành thói quen, chai lỳ, bình thường. Song khi chúng ta dùng ngôn ngữ của Nhà nước pháp quyền, ngôn ngữ của pháp luật thì lại là vấn đề có ý nghĩa về bản chất của Nhà nước pháp quyền rồi. Khi chúng ta so việc làm đó với hiến pháp và pháp luật, so với cương lĩnh và điều lệ Đảng thì hành động bao biện làm thay lại là hành động vi phạm Hiến pháp, vi phạm pháp luật của Nhà nước, vi phạm cả Cương lĩnh và Điều lệ của Đảng. Thế thì lại là vấn đề quá to rồi, quá nghiêm trọng rồi.
Khi nói Đảng buông lỏng lãnh đạo thì có vẻ như Đảng đứng ngoài Nhà nước mà thật ra Đảng ta là Đảng cầm quyền, chỉ có người đứng đầu cấp ủy các cấp, từ Tổng bí thư đến Bí thư cấp ủy các cấp hành chính thường không tham gia ứng cử chức danh đứng đầu cơ quan hành pháp nhà nước cùng cấp, nên đôi khi gây ấn tượng như vậy, nhất là khi có ý kiến khác nhau giữa đồng chí Bí thư với đồng chí Phó bí thư - Chủ tịch Ủy ban cùng cấp.
Nơi nào đồng chí Bí thư cấp ủy mạnh, nổi trội hơn thì thường có hiện tượng đồng chí Bí thư bao biện làm thay Chủ tịch. Ngược lại, nơi nào đồng chí Chủ tịch Ủy ban mạnh, nổi trội hơn thì dễ có cảm giác Đảng buông lỏng lãnh đạo, đồng chí Chủ tịch lại bí đánh giá là coi thường vai trò lãnh đạo của Đảng.
Thật ra không phải như vậy, vì đồng chí Chủ tịch cũng thường là đồng chí Phó bí thư cấp ủy cùng cấp cơ mà. Ý kiến khác nhau là ý kiến giữa hai đồng chí Bí thư và đồng chí Phó bí thư (chủ tịch Ủy ban nhân dân) trong cùng một cấp ủy, không phải là ý kiến khác nhau giữa Đảng và Nhà nước. Nếu người đứng đầu cấp ủy ứng cử chức danh đứng đầu Nhà nước thì sẽ khắc phục hiện tượng bao biện làm thay hoặc buông lỏng lãnh đạo.
Một vấn đề nữa cũng rất quan trọng trong vấn đề dân chủ là Đảng tự xác định vị trí vai trò của mình như thế nào đối với nhà nước, với xã hội, với mặt trận và các đoàn thể khác. Đảng là một thành viên của mặt trận, một chủ thể trong hệ thống chính trị, song Đảng là lực lượng chính trị lãnh đạo nhà nước và xã hội, lãnh đạo mặt trận và các đoàn thể. Nhưng vai trò lãnh đạo đó của Đảng có phải là đương nhiên không? Có phải mãi mãi không?.
Khi nói về mặt trận, Bác Hồ có nói rằng: "Đảng không thể đòi hỏi mặt trận thừa nhận quyền lãnh đạo của mình mà phải tỏ ra là bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đứng đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo. (Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5. NXB Sự Thật 1983, Tr 115).
Bác Hồ nói về địa vị lãnh đạo của Đảng đối với mặt trận cũng tức là nói với cả các đoàn thể khác, nói với cả nhà nước và xã hội.
Đây là điều rất khác so với khi Đảng chưa cầm quyền. Nếu Đảng ta nhận thức đúng địa vị của mình như thế, nhà nước và nhân dân ta hiểu đúng vai trò của Đảng như thế thì vấn đề dân chủ trong Đảng, trong nhà nước và trong xã hội sẽ có bước tiến rất to lớn và rất cơ bản. Nếu Đảng coi mình đương nhiên là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội thì Đảng sẽ trở thành ông Vua tập thể, ông Vua cộng sản mất rồi. Như vậy là Đảng chủ, Đảng toàn trị chứ không phải dân chủ nữa. Và như vậy thì Đảng sẽ không chăm lo xây dựng chính sách đúng đắn, hợp lòng dân, sẽ không chăm lo đúng mức tới việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, khi đó những hiền tài trung thực sẽ không được tin dùng, người cơ hội, nịnh hót sẽ lọt vào cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng và nhà nước, và như vậy là Đảng lại đi vào con đường suy thoái như các triều đại Vua chúa thời quân chủ mất. Và đấy là con đường diệt vong của Đảng. Chúng ta cần nhìn lại cái gương của các đảng cộng sản ở Đông Âu và Liên Xô (cũ) để kịp sửa lại mình khi còn có cơ hội.
Cho nên vị trí, vai trò của Đảng phải trở lại đúng với tư tưởng của Bác Hồ, đó cũng là qui luật phổ quát mà các nước văn minh trên thế giới vận dụng để lựa chọn người hiền tài và bắt buộc người hiền tài phải tuân theo pháp luật nhằm mục đích bảo đảm lợi ích của quốc gia, dân tộc và kịp thời thay thế bằng phương pháp hòa bình nếu người đó vi phạm tiêu chuẩn và pháp luật.