Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2013

Vì sao???

Chiều 11/9/2013 Đặng ngọc Viết 42 tuổi quê Thái Bình
Vào UBND thành phố Thái Bình dùng súng ngắn bắn nhiều cán bộ nhân viên Trung Tâm Phát Triển Quỹ Đất Thành Phố Thái bình, sau đó bỏ trốn rồi tự sát bằng súng.
Nguyên nhân được cho là đền bù đất thu hồi chưa thoả đáng.
Sao người ta có thể bỏ mạng sống của mình và của người khác chỉ vì những lý do nhỏ hơn chính cuộc đời của con người???

Thứ Hai, 8 tháng 4, 2013

Phiên toà này nói lên điều gì???


Quan chức vụ Đoàn Văn Vươn ra tòa

Cập nhật: 06:05 GMT - thứ hai, 8 tháng 4, 2013
Cựu chủ tịch Tiên Lãng Lê Văn Hiền
Ông Hiền là người ra quyết định cưỡng chế khu đất nhà ông Vươn
Ba ngày sau phiên tòa ông Đoàn Văn Vươn và thân nhân, hôm nay ngày 8/4 đến lượt các quan chức huyện Tiên Lãng đã chỉ đạo phá dỡ nhà của anh em ông được Tòa án Hải Phòng đưa ra xét xử.
Tổng cộng có 5 bị cáo bị truy tố, trong đó có cựu chủ tịch và phó chủ tịch huyện Tiên Lãng là các ông Lê Văn Hiền và Nguyễn Văn Khanh.
Các bị cáo còn lại bao gồm ông Phạm Xuân Hoa, cựu trưởng phòng Tài nguyên Môi trường huyện, Phạm Đăng Hoan và Lê Thanh Liêm – cựu bí thư và chủ tịch xã Vinh Quang.
Ông Khanh là người đứng đầu Ban chỉ đạo cưỡng chế khu đất nhà ông Vươn với ông Hoa làm phó và các ông Hoan và Liêm là thành viên.
Còn ông Hiền là người đã ra quyết định cưỡng chế và thành lập Ban chỉ đạo cưỡng chế này.
Trả lời BBC ngày 08/04, Luật sư Trần Vũ Hải nhận xét tội "Hủy tài sản" mà các cựu quan chức bị xử trong vụ cưỡng chế thu hồi đất của gia đình ông Đoàn Văn Vươn là tội phụ trong phiên tòa mà ông gọi là "chỉ nhằm xoa dịu dư luận".
Theo luật sư Trần Vũ Hải, các ông Hoa, Hoan và Liêm đã nộp mỗi người khoảng 70 triệu đồng nhằm bồi thường thiệt hại, còn ông Khanh, tuy không nhận tội hủy tài sản, nhưng đã đền bù bằng cách xây lán trại cho gia đình ông Vươn.
Tuy nhiên, luật sư Hải nhận định: "Số tiền vài trăm triệu không đáp ứng được tổn hại phát sinh từ cuộc cưỡng chế trái phép."
"Phải xử vụ thu hồi đất và cưỡng chế trái phép thì gia đình ông Vươn mới đòi bồi thường thiệt hại một cách đầy đủ được."
"Phải xử vụ thu hồi đất và cưỡng chế trái phép thì gia đình ông Vươn mới đòi bồi thường thiệt hại một cách đầy đủ được."
Luật sư Trần Vũ Hải
"Trong vụ này, người ta chỉ xét xử tội hủy hoại tài sản, cho nên hủy hoại tài sản nào người ta sẽ xét bồi thường tài sản đó."
Tuy nhiên, về đối tượng cần chịu trách nhiệm bồi thường,luật sư Trần Vũ Hải nói: "Về mặt pháp lý, đây là vấn đề đáng phải xem xét."
"Các bị cáo thực hiện chức trách chứ không phải do tư thù cá nhân. Họ phạm lỗi trong lúc đang hành xử như lãnh đạo chính quyền. Cho nên đúng ra phải là chính quyền bồi thường, sau đó chính quyền sẽ yêu cầu người làm sai phải bồi hoàn lại khoản tiền đó."
"Tuy nhiên, họ đã không xét vấn đề đó, bởi họ có quan điểm là nhà nước không bao giờ sai, chính quyền không bao giờ sai mà chỉ có các cá nhân sai."

Hai tội danh

Vụ xử ông Vươn gây phản ứng mạnh trong xã hội trong đó có cộng đồng Công giáo.
Phó chủ tịch huyện Tiên Lãng Lê Văn Hiền bị truy tố tội danh ‘Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ theo khoản 1, điều 285 Bộ Luật hình sự với khung hình phạt là cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
Bốn bị cáo còn lại bị truy tố tội ‘Hủy hoại tài sản’ theo Điều 143 Bộ Luật hình sự. Trong đó, hành vi của ông Hoan nằm trong phạm vi điểm g, khoản 2 có hình phạt từ hai đến bảy năm tù, còn tội danh của ba người còn lại nằm trong điểm a, khoản 3 với khung hình phạt từ bảy đến 15 năm.
Một lần nữa ông Đoàn Văn Vươn cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thương và em dâu là bà Phạm Thị Hiền trở lại Tòa nhưng lần này với tư cách người bị hại.
Trong số 5 bị cáo, chỉ có ông Nguyễn Văn Khanh là bị tạm giam còn các vị cựu quan chức khác được tại ngoại.
Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát Hải Phòng, ông Khanh là người chịu trách nhiệm chính trong vụ phá nhà ông Vươn vì chính ông đã ra lệnh và đôn đốc thực hiện công việc này.
Tuy nhiên, gia đình ông Vươn và một số người dân ở Tiên Lãng cho rằng cựu phó Chủ tịch Khanh là người phản đối mạnh mẽ quyết định thu hồi đất và ‘bị ép’ làm người đứng đầu đoàn cưỡng chế.
Khác với cáo trạng đối với anh em ông Vươn không nói rõ hoàn cảnh, nguyên nhân dẫn đến hành động bạo lực, cáo trạng đối với các quan chức Tiên Lãng nêu rõ hoàn cảnh dẫn đến việc phá nhà là do gia đình ông Vươn có hành vi chống đối.
Kết quả giám định cho thấy tổng thiệt hại của gia đình ông Vươn và ông Quý là gần 300 triệu đồng.
Ông Vươn bị phá căn nhà trông đầm cùng công trình phụ trong khi ông Quý bị phá căn nhà kiên cố hai tầng.
Phiên tòa xử các cựu quan chức Tiên Lãng dự kiến sẽ kéo dài đến thứ Tư ngày 10/4.
Trước đó, hôm 5/4, hai anh em Vươn, Quý đã bị kết án 5 năm tù vì tội ‘Giết người’ và ‘Chống người thi hành công vụ’ trong một bản án được nhiều giới trong nước và quốc tế đánh giá là ‘không công bằng’.

Dân cư mạng với tin TÀU KHỰA sắp đưa du khách ra HOANG SA.


Thế giới không ưa TQ về Hoàng Sa?

Cập nhật: 14:31 GMT - thứ hai, 8 tháng 4, 2013
Yêu sách đường chữ U của Trung Quốc
Dư luận quốc tế không đồng tình Trung Quốc đòi sở hữu gần như toàn bộ Biển Đông
Bản tin của BBC News Online về việc Trung Quốc sắp đưa du khách ra quần đảo Hoàng Sa mà họ gọi là Tây Sa đăng hôm Chủ nhật ngày 7/4 đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các độc giả trên khắp thế giới.
Đến nay bản tin này đã thu hút trên 200 lượt bình luận, một con số lớn trên BBC News.
Đa phần các ý kiến của độc giả Anh quốc và khắp nơi trên thế giới không đồng tình với yêu sách của Trung Quốc.
Nhưng cũng có một số người biện luận cho đòi hỏi của Trung Quốc và so sánh tuyên bố chủ quyền của nước này đối với Hoàng Sa với sự chiếm hữu của Anh đối với quần đảo Falklands nằm sát Argentina mà được nước này cho là của họ với tên gọi Mavinas.
Một số độc giả bày tỏ quan ngại về sự bành trướng của Trung Quốc với tương lai thế giới. Tuy nhiên cũng có người bàng quan không quan tâm đến việc ‘du lịch ở một hòn đảo cách chúng ta hàng ngàn cây số’.
BBC Việt ngữ chọn lọc một số ý kiến giới thiệu với độc giả. Để đảm bảo tính khách quan của những ý kiến quốc tế này chúng tôi xin giữ nguyên chữ Paracel để gọi quần đảo Hoàng Sa.
Tên của những người đưa ra bình luận được in đậm ngay ở trên.
wideangle
Với đòi hỏi chủ quyền rõ ràng là phi lý như thế (bằng chứng địa lý hoàn toàn chống lại yêu sách này), Trung Quốc chỉ đang khuấy động xung đột mà thôi.
Có lẽ có cách đàm phán nào đấy để đạt được thỏa thuận chia sẻ tài nguyên một cách công bằng và hợp lý.
RMBowie
Đây phải chăng là điều mà Rome đã làm trong 100 năm cuối trước khi họ sụp đổ?
Tàu cá của Trung Quốc trên Biển Đông
Trung Quốc đang từ từ gặm nhấm để bành trước ra thế giới?
Asbadaseachother
Ồ. Cái gì thế này... một nước đòi sở hữu các hòn đảo cách xa họ đến hàng trăm dặm...? Sao nghe giống như Anh quốc với quần đảo Falkland vậy..., hay là Đan Mạch với Greenland, Hoa Kỳ với Guam và Pháp với French Guyana.
David Gussie
Trung Quốc làm cái gì họ muốn. Không có cường quốc nào muốn đối chọi với siêu cường tuyệt đối mới của thế giới thể như là thế giới phương Tây và toàn bộ các quốc gia dân chủ đang sợ Trung Quốc vậy.
Leader
Trung Quốc đã dùng sức mạnh của mình để ức hiếp các nước láng giềng xung quanh. Những gì mà họ tuyên bố là chủ quyền của họ là không thể chấp nhận được. Khi các nước Asean tìm cách đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế, Trung Quốc cảm thấy lo sợ và đe dọa các nước này chỉ nên dừng lại ở tranh chấp song phương. Trung Quốc thật là đáng xấu hổ. Chúng ta không bao giờ để cho điều này xảy ra.
ahojanen
Nếu nhìn sơ qua thì yêu sách chủ quyền đường chữ U của Trung Quốc trông ngớ ngẩn và kiêu ngạo. Động thái mới nhất này là dấu hiệu của chủ nghĩa đế quốc mới.
Peter
Vấn đề ở đây là chừng nào các yêu sách chủ quyền này mới chấm dứt? Một khi họ đã chiếm ưu thế với các yêu sách hiện tại thì điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Đây là tình hình rất đáng lo ngại mà Liên Hiệp Quốc cần giải quyết trước khi bạo lực xảy ra. Luật biển và đường biên giới lãnh hải theo quy định của Liên Hiệp Quốc cần phải được tôn trọng.
Jericoa
Bắc Hàn đang lu loa lên để đánh lạc hướng dư luận như thể người đồng minh này của Bắc Kinh đang tạo ra một màn sương để che chắn cho việc cướp đất.
Chào đón đến thế giới của những con người địa chính trị. Trung Quốc nhập tiệc hơi trễ nhưng người Anh, người Pháp và người Mỹ đã làm những việc như thế này trong hàng trăm năm và Trung Quốc chỉ đơn giản là bắt chước như họ đã bắt chước nhiều thứ khác.
Thành phố Tam Sa của Trung Quốc ngày khánh thành
Nhiều người cho rằng Tam Sa và Biển Đông chỉ là những bước đầu trong chiến lược của Trung Quốc
dagiang
Quần đảo Paracel chưa bao giờ thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc đã chiếm nó từ tay người Việt Nam. Trung Quốc không có bằng chứng pháp lý gì chứng tỏ chủ quyền của họ. Do đó họ chẳng bao giờ muốn đưa vấn đề này ra tòa án quốc tế.
Gremlin657
Đây là cách mà Trung Quốc đang từ từ gặm nhấm những gì mà họ cho là của họ hay những gì mà họ muốn trong tương lai, chẳng hạn như những gì đang diễn ra ở châu Phi. Chúng ta không thể nhắm mắt làm ngơ. Họ đang từng bước nhưng chắc chắn biến những vùng giàu tài nguyên trên thế giới thành bộ phận của đế quốc của họ. Bây giờ đâu phải là năm 1713 mà bỏ qua hành động này được?
toysoldier
Trung Quốc đã từng là cường quốc thống trị trong khu vực trong hàng ngàn năm, Với tư cách là một nước độc lập, nước này đã kiểm soát vùng biển trong khu vực ít nhất cho đến trước năm 1421. Trong khi đó, Philippines, Việt Nam đều là những nước trẻ bị các nước thực dân phương tây như Pháp và Tây Ban Nha đô hộ và xây dựng. Các nước này chỉ giành được độc lập trong vòng nửa thế kỷ qua và tranh chấp giữa họ với Trung Quốc chỉ mới xuất hiện gần đây.
jojo
Tôi thích đồ ăn Trung Quốc cũng như dịch vụ và các sản phẩm chất lượng cao của họ. Tôi chỉ biết là con tàu du lịch này có tiêu chuẩn năm sao và tôi đã đăng ký đi tour trên tàu. Câu cá, bơi lội, lặn biển... cái gì cũng có cả. Tuyến du lịch này chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế Trung Quốc và tôi ủng hộ điều đó.
Gary
Sự khác biệt giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là Trung Quốc không cần phải xâm lược để có dầu và tài nguyên. Họ chỉ cần ‘tuyên bố chủ quyền’ thôi.
RyanHall
Trung Quốc tìm thấy những hòn đảo này vào thế kỷ 15 và đặt dưới quyền quản lỹ của mình cũng như vẽ chúng trên bản đồ. Vào lúc đó, tất cả những nước mà giờ đây đang đòi chủ quyền đều không thể đi quá bờ biển của họ 100 km. Hãy kiểm tra lại thư tịch của triều Minh, triều Thanh và của Trung Hoa Dân Quốc trước năm 1949. Đâu có ai tranh cãi về ‘đường chín đoạn’ mà tại sao bây giờ lại tranh chấp?
Trung Quốc đã cố gắng đối xử tốt và có tình có lý với các nước láng giềng trong vòng hai thập kỷ qua – ‘hãy gạt tranh chấp và cùng nhau khai thác’ – rõ ràng đề xuất này chẳng hề được các nước nhỏ lắng nghe cho nên giờ đây Trung Quốc chỉ đơn giản là đang mất kiên nhẫn và mấy kẻ nhỏ bé đang bắt đầu kêu khóc...
Tàu hải giám Trung Quốc
Trung Quốc đang dùng sức mạnh tiền bạc và quân sự để đạt những gì họ muốn?
world service fan
Bước ban đầu trong đại kế hoạch đã được miêu tả trong tác phẩm ‘Khi Trung Quốc thống trị thế giới’ của tác giả Martin Jacques.
Cuối cùng thì cả Đông Á cũng bị Trung Quốc tuyên bố là của họ theo chứng cớ lịch sử. Việt Nam luôn làm cho họ phải nhức đầu khi nước này nhất quyết phải là một quốc gia riêng biệt. Trung Quốc sẽ thống trị Đông Á và Đông Á trở thành thế lực thống trị thế giới. Tôi nghĩ đó chính là ý tưởng chủ đạo của cuốn sách của Martin Jacques.
Californication
Phạm vi 12 hải lý, hay ít hơn 12 hải lý trong những vùng biển có chiều rộng ít hơn 24 hải lý giữa các quốc gia, là thuộc về chủ quyền của nước sát bên. Hơn nữa, mỗi nước còn được 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế. Đó là lý do tại sao mà tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc không thỏa đáng. Yêu sách của họ đối với Biển Đông chẳng khác nào người Mỹ đòi chiếm trọn vịnh Mexico hay Pháp đòi sở hữu toàn bộ eo biển Manche và Biển Bắc.
vonBraun
Các trận chiến năm 1979, 1984 và cuộc đột kích vào Quần đảo Spratly hồi năm 1988. Giải phóng quân Trung Quốc vẫn chưa xong chuyện đâu. Họ còn phải xây dựng cả một đế chế Thái Bình Dương mà ở đó có rất nhiều của cải dưới lòng biển.
imind
Trung Quốc đang dùng sức mạnh của mình với thế giới, mua chuộc những nước nhỏ, thậm chí là mua được các nước châu Âu.
Đó là điều mà họ đang làm với các hòn đảo có tranh chấp.
Chúng ta là đồng lõa làm cho Trung Quốc trở thành con quái vật như ngày nay.
Hãy chấm dứt mua hàng hóa do Trung Quốc sản xuất và làm cho thế giới an bình hơn mà không có kẻ bắt nạt.
Bill Walker
Phải chăng con tàu đó đang chở 1.000 du khách của Giải phóng Quân Trung Quốc đang muốn tận hưởng một vài tuần lễ nghỉ mát ngoài đảo?
Người Việt Nam tưởng nhớ trận hải chiến Hoàng Sa
Việt Nam được xem là một đối thủ khó chịu của Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông
toasty
Tôi luôn ngạc nhiên làm sao mà Trung Quốc lại làm được những chuyện như thế mà không bị làm sao. Họ đòi sở hữu Paracel và những hòn đảo khác trên cơ sở là trong lịch sử chúng từng là của họ. Nếu suy luận như thế thì những vùng lãnh thổ trước đây chưa từng là của Trung Quốc giờ đây có thể đòi quyền độc lập. Tôi tự hỏi liệu Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao nếu ai đó nói Mãn Châu nên là một quốc gia độc lập?
powermeerkat
Những cộng đồng dân cư được gọi là dân bản xứ của châu Mỹ thực ra là những người di cư đầu tiên đến đây từ vùng đông bắc Siberia nếu xét trên bằng chứng di truyền không thể phủ nhận được.
Họ đã băng qua cây cầu tự nhiên nối liền hai bờ của eo biển Bering và lúc đó cũng không có mặt lực lượng tuần tra biên giới của Hoa Kỳ ở Alaska khoảng 15.000 năm trước đây.
Vậy liệu vị tướng tình báo KGB Vladimir Putin có thể đòi chủ quyền với toàn bộ Tây bán cầu?
typicallistener
Hãy coi chừng. Trung Hoa đang tỉnh giấc. Ai sẽ chống lại nó đây. Chỉ một vài hải lý từ bờ biển của họ rồi từ từ được đẩy ra xa cho đến họ chiếm trọn.
Patrick Lemaire
Trong vòng 100 năm qua, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền với nhiều nước nằm giáp giới họ và họ đã thực hiện đồng hóa người dân ở những vùng lãnh thổ đó. Sẽ là hoàn toàn logic để Trung Quốc tiếp tục ức hiếp nước khác để chiếm đoạt lãnh thổ hợp pháp của họ. Thậm chí họ còn đưa ra yêu sách chủ quyền đối với một số khu vực ở miền bắc Canada.
Essar
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với Paracel có lẽ còn chấp nhận được. Nhưng yêu sách ra tận tới Bãi cạn Scarborough và Spratly thì chẳng gì khác hơn là sự bắt nạt.
Những ai còn nghĩ là cứ bắt nạt thì sẽ đạt được mọi thứ thì nên nghĩ lại. Những người này chắc hẳn trí nhớ còn quá ngắn ngủi không nhớ được người Mỹ và người Pháp đã phải vội tháo chạy sau khi thua cuộc ở Việt Nam, quốc gia nằm trong khu vực này, cách đây không phải là quá lâu.

Thứ Sáu, 5 tháng 4, 2013

Dân cư mạng và vụ án Nhà Vươn.


Các diễn biến chính
Ông Vươn và gia đình chịu án tù nặng



Cập nhật: 01:20 GMT - Thứ Bảy, 6 Tháng 4, 2013



  1. Nhà báo Đức Hiển viết trên báo Pháp luật Tp HCM: Điều gì sẽ xảy ra nếu bất kỳ ai cũng có thể chọn con đường dùng vũ lực, vũ khí chống lại lực lượng cưỡng chế khi cho rằng mình bị chính quyền xử ép? Cổ súy cho điều đó là vô hiệu hóa pháp luật, trật tự xã hội sẽ đảo lộn.
    Không thể có công lý nếu mọi người bất chấp pháp luật và hành xử theo cách của mình!
  2. Nhà báo Nguyễn Đắc Kiên viết trên blog của mình: Không có chuyện “tức nước vỡ bờ”, nhưng nếu vụ án Đoàn Văn Vươn kết thúc bằng một bản án khắc nghiệt, một sự hủy hoại trong mỗi con người, niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội chắc chắn sẽ gia tăng. Khi niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội bị xói mòn, con người sẽ bị đẩy sâu hơn vào các lợi ích thiết thân. Họ sẽ tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, gia đình mình, lợi ích riêng tư của mình và không ngần ngại nếu có thể, xâm phạm vào lợi ích người khác, lợi ích xã hội. Đồng thời cũng chính những con người này, họ cũng sẽ sẵn sàng kháng cự lại bằng “luật rừng” nếu có thể với mọi sự xâm hại đến lợi ích bản thân và gia đình họ.
  3. Trang mạng của báo Nông Nghiệp đăng tóm tắt lời khai của sáu bị cáo trong phiên xử sơ thẩm gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Phần tự bào chữa của bà Phạm Thị Báu (còn gọi là Hiền) nhận được sự ủng hộ của nhiều dân mạng xã hội khi bà trả lời tòa như sau:
    Tòa: Lý do nào khiến bị cáo phản đối bản cáo trạng?
    Bà Báu:Thưa quý tòa, đoàn người kéo đến nhà tôi sáng ngày 5/1/2012 không phải là những người thi hành công vụ. Vì vậy tôi không chống người thi hành công vụ như quy kết của cáo trạng.
    Tòa: Căn cứ vào đâu mà bị cáo nói như vậy?
    Bà Báu: Thưa quý tòa, tôi căn cứ vào kết luận của Thủ tướng Chính phủ ngày 10/2/2012.
  4. Tòa án TP Hải Phòng đã tuyên án với ông Đoàn Văn Vươn và người thân.
    Theo một số nguồn tin, ông Vươn bị tuyên phạt 5 năm tù; ông Đoàn Văn Quý: 5 năm tù; Đoàn Văn Sịnh: 3 năm 6 tháng tù; và ông Đoàn Văn Vệ bị 2 năm tù về tội Giết người theo quy định tại điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ Luật Hình sự.
    Vợ ông Quý là bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và vợ ông Vươn, bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ quy định tại điểm d, khoản 2, Điều 257 Bộ Luật Hình sự.
  5. Vnexpress: Theo bản án, năm 1993, ông Đoàn Văn Vươn được UBND huyện Tiên Lãng (Hải Phòng) giao 21ha đất bãi bồi ngoài đê biển quốc gia thuộc xã Quang Vinh để nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 14 năm. Trong quá trình đắp bờ, ông Vươn được cho là đã lấn chiếm hơn 19ha.
    Tháng 4/2009, UBND huyện Tiên Lãng ra quyết định thu hồi hơn 19 ha với ý do đã hết thời hạn sử dụng. Không đồng ý việc này, ông Vươn khởi kiện ra tòa song bị bác đơn. Sau đó, chính quyền huyện ra quyết định cưỡng chế để thi hành quyết định thu hồi đất, ấn định ngày thực thi là 5-6/1/2012.
    Sau khi nhận được thông báo của chính quyền, ông Vươn đã nhiều lần cùng một số anh em trong gia đình bàn quyết tâm giữ đầm bằng mọi cách. Trong quá trình bàn bạc, Vươn nói: "Phải chuyển từ tranh chấp dân sự hành chính sang vụ án hình sự.
    Theo nhà chức trách, trong các bữa cơm, chuyện làm hàng rào căn các lối đi xuống đầm, làm mìn tự tạo chôn trên đường vào, dùng súng hoa cải bắn lực lượng cưỡng chế... được đặt ra. Vợ ông Vươn và Quý là bà Phạm Thị Thương, Phạm Thị Báu được cho là có mặt trong các "cuộc họp" này.
    Sáng 5/1/2012, khi đoàn cưỡng chế đi vào đầm đã bị ông Quý cùng Đoàn Văn Thoại, Phạm Thái (đang bỏ trốn) bắn súng làm 7 người bị thương. Người nặng nhất mang trên người 23 vết đạn.
  6. TS. Nguyễn Xuân Diện: Cảm tưởng chung của chúng tôi là bản án rất bất công, xét về mọi phương diện, ông Đoàn Văn Vươn và các bị cáo trong gia đình phải được trả tự do ngay tại tòa, phải được bồi thường tài sản đã bị phá hoại, phải rút lại lệnh truy nã đối với hai thành viên gia đình đang buộc phải bỏ trốn. Chúng tôi rất buồn khi được nghe phán quyết của tòa và chúng tôi không thể không so sánh vụ án này với vụ án Đồng Nọc Nạn thời Thực dân Pháp cách đây 80 năm về trước.
  7. Công an kiểm tra tang vật trước phiên xử ở Tòa án Nhân dân Hải Phòng. (Nguồn hình:AP)
  8. Các bị cáo nghe tuyên án tại phiên tòa ngày 5/4.
  9. Các phóng viên nước ngoài lấy ý kiến người dân có mặt ngoài tòa án.
  10. Bà Phạm Thị Báu, vợ ông Đoàn Văn Quý và Nguyễn Thị Thương, vợ ông Đoàn Văn Vươn trong căn nhà dựng tạm trước khi ra tòa.
    Bà Phạm Thị Báu bị 18 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 36 tháng và bà Nguyễn Thị Thương bị 15 tháng tù cho hưởng án treo, thử thách 30 tháng về tội chống người thi hành công vụ.
  11. Luật sư Nguyễn Việt Hùng, bào chữa cho hai bị cáo Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý, nói với Hồng Nga của BBC tại Bangkok:
    "Tôi đã hy vọng là bản án sẽ tốt hơn, 5 năm là chưa đúng với mong muốn của thân chủ chúng tôi. Tôi cho rằng bản án không thể hiện được quan điểm của luật sư khi đưa ra các luận cứ trước tòa."
    "Tôi chưa được tiếp xúc với thân chủ sau khi tòa phán quyết, nhưng theo như quan điểm của thân chủ chúng tôi tại tòa, thì tôi cho rằng họ cũng sẽ không hài lòng với bản án và trong trường hợp đó có thể họ sẽ kháng cáo."
  12. Báo Pháp Luật Tp HCM: Kiểm sát viên khẳng định vụ án không có vi phạm về tố tụng, nhân chứng đảm bảo khách quan vì không có thù oán gì với bị cáo…
    Theo kiểm sát viên, sở dĩ đoàn cưỡng chế đi qua đất nhà bị cáo Quý vì hai lối khác vào khu đất bị thu hồi đều không đi được nên khi thực hiện nhiệm vụ, đoàn cưỡng chế phải chọn lối đi dễ nhất.
  13. Một phóng viên có mặt tại khu dành riêng cho báo chí ở phiên tòa tại Hải Phòng nói với BBC rằng khi tòa tuyên án, các bị cáo đều tỏ ra bình thản. Hai ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý đều không tỏ ra xúc động hay bất ngờ trước án phạt 5 năm dành cho các ông.
  14. Nhà thơ Thạch Quỳ viết trên blog Quechoa: Xét mọi phương diện một cách công minh, bất cứ ai có chút kiến thức hoặc có quan tâm về luật pháp đều dễ dàng thấy rằng VKSND Hải Phòng truy tố ông Đoàn văn Vươn về tội danh giết người là sai lạc hoàn toàn với bản chất vụ án.
    Có lẽ vì thế mà Tòa án Hải phòng đã xử vụ án này bằng cách tuyên án không đúng với khung hình phạt. Ai cũng biết tội giết người không có khung hình phạt 5 hoặc 6 năm tù.
    Tòa án cần xử đúng tội danh chứ không nên nói tội danh này rồi xử theo khung hình phạt của tội danh khác. Làm như vậy là lúng túng, bề nào rồi cũng chẳng xong bề nào. Làm như vậy hẳn là vụ án chưa thể kết thúc ở đây.
  15. An ninh vẫn được thắt chặt ngoài Tòa án Nhân dân Hải Phòng trong phiên tòa cuối ngày 5/4.
  16. Giáo sư Tương Lai trả lời BBC:  Mức án như vậy tôi không ngạc nhiên… Dù Đoàn Văn Vươn có được xử đúng người, đúng tội hay không, có bị xử nặng, xử nhẹ hay không, thì điều này nói lên một vấn đề lớn hơn: với tòa án này, thì luật pháp ở nước này có còn là một cán cân công lí để cho người dân tin hay không?
    Hiện nay người ta đang sửa Hiến pháp, nếu làm theo điều mà người ta đang tuyên truyền đó - là xử đúng người, đúng tội, thì phải xử cả bên cưỡng chế lẫn bên bị cưỡng chế. Chứ không thể chỉ riêng một bên bị, mà để hôm nay kết tội ông Đoàn Văn Vươn, anh ông ấy, cũng như vợ ông ấy, tách ra khỏi phía gây ra hành vi đáng tiếc của ông Đoàn Văn Vươn. Điều đó phản ánh tính không nghiêm minh của luật pháp, mà như vậy thì không thể nào có sự thuyết phục mà để nhân dân nói, biết rằng đây là một nhà nước pháp quyền được. Bởi vì nếu tách hai vấn đề này ra thì không thể nào thấy rằng công lí được thực hiện.
    Khi luận tội phải thấy rằng tại sao Đoàn Văn Vươn hành động như thế, mà ông ấy hành động như thế, vì ông ấy bị cưỡng chế một cách phi pháp. Và việc cưỡng chế phi pháp này, trên thực tế, người ta đã công nhận rồi.
  17. Báo Công an Tp HCM chạy tít "Hai anh em Đoàn Văn Vươn đều nhận mức án 5 năm tù". Bài báo mô tả điều báo này gọi là "Phiên tòa diễn ra công khai, đúng quy định của pháp luật".
  18. Blogger JB. Nguyễn Hữu Vinh trả lời BBC: Sau khi nghe kết quả của tòa án đối với tội danh của anh em nhà họ Đoàn, đặc biệt ông Đoàn Văn Vươn bị mức phạt 5 năm tù, cũng như những anh em khác của gia đình ông Đoàn Văn Vươn, thì chúng tôi nghĩ ước gì chúng tôi có những phiên tòa như phiên tòa của thực dân Pháp xử các nạn nhân ở Đồng Nọc Nạn, hoặc là phiên tòa của Đức Quốc xã từng xử Dimitrov ở vụ án đốt nhà Quốc hội, cũng như vụ án của thực dân Anh ở Hồng Kông đã xử Nguyễn Ái Quốc.
    Cảm giác của tôi là hết sức thất vọng với những bản án như thế này và với những hệ thống pháp luật đã xử sự với những người dân ở Việt Nam hiện nay như thế này. Phản ứng của người dân nhiều khi không thể thể hiện ra được bằng những hành động, những việc làm, nhưng tôi nghĩ rằng những phản ứng của họ trong ‎y’ nghĩ, trong tiềm thức và đặc biệt phản ứng của họ trong suy nghĩ, niềm tin và nhận thức của họ có thể xem là rất dữ dội.
    Và không chỉ có giáo dân. Giáo dân chúng tôi, tôi nghĩ mọi người có quan điểm như là hai bức thư mà Đức Cha Chủ tịch Ủy ban Công lí - hòa bình Hải Phòng đã nói rất rõ về quan điểm: Đoàn Văn Vươn không thể là người có tội và vụ án này là vụ án trái pháp luật và vụ án không thể chấp nhận được.
    Còn những người dân và giáo dân khác, tôi nghĩ là những người đã theo dõi phiên tòa, những người đã biết được sự thật và nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ, thì tôi nghĩ rằng không có ai có thể chấp nhận một bản án như thế này, một cách hành xử như thế này của hệ thống pháp luật.
  19. Có lẽ cũng không ngoài dự đoán về mức án, và nó chỉ bộc lộ một sự khốn cùng của nền tư pháp Việt Nam. Tôi tin rằng những ông công tố và thẩm phán ở Hải Phòng, họ chỉ được lệnh là phải làm như vậy...Đây là một căn bệnh trầm kha của toàn bộ hệ thống chính trị của Việt Nam và toàn bộ hệ thống nhà nước của Việt Nam, trong đó có nhánh tư pháp. Đấy là một căn bệnh nếu không thực sự sửa chữa về căn bản, thì đây là căn bệnh ung thư và sẽ làm cho toàn bộ hệ thống sụp đổ nhanh chóng. Tội là tội, xử là phải xử nghiêm. Không thể một tội này là đi xử một tội khác, dùng một cái tội rất là nghiêm trọng để răn đe người ta được.
    ... Phán quyết này của tòa án Hải phòng là một trong những cách rất hiệu quả để làm xói mòn lòng tin của nhân dân đối với hệ thống tòa án của Việt Nam nói riêng, và đối với toàn bộ hệ thống chính trị nói chung. Chính họ là người làm hại nhiều nhất cho uy tín của nhà nước, của lòng tin của người dân vào nhà nước. Bản thân lòng tin của người dân vào nhà nước là hết sức quan trọng để phát triển đất nước. Như thế, theo đánh giá chủ quan của tôi, là những người hành xử tùy tiện như vậy là những người phá hoại đất nước rất là kinh khủng. Tuy họ vẫn luôn luôn lên tiếng vu cho những người khác là « phá hoại đất nước », hoặc là « theo các thế lực thù địch », hoặc cái gì đấy… Nhưng tôi nghĩ rằng, chính họ, nếu xét nghiêm túc (thế nào) gọi là thù địch của đất nước, thì họ là những kẻ đầu têu của những thế lực thù địch với đất nước này.
    Tất nhiên, tôi nghĩ rằng ông Đoàn Văn Vươn và gia đình, chắc chắn người ta sẽ kháng án. Và tòa án nhân dân cấp trên vẫn còn có một khả năng là để chữa cái sai lầm hết sức là nghiêm trọng này, bằng cách là xét xử lại một cách hết sức là công minh.