Thứ Sáu, 30 tháng 9, 2011

Từ tuyên ngôn độc lập đến hiến pháp Hồ Chí Minh


GS. TS. Chu Hảo
Hiến pháp 1946 của nước ta đã được giới học thuật về luật pháp trong vào ngoài nước ngày nay khẳng định là bản Hiến pháp tiến bộ nhất so với các bản khác, được Quốc hội nước nhà ban hành vào các năm1959, 1980 và 1992. Vì lẽ đó, nguyện vọng thiết tha của toàn dân vào lúc này là Hiếp pháp 1992 phải được sửa đổi một cách thực chất để trở lại những tư tưởng cơ bản của Hiến pháp 1946 là Dân Chủ-Cộng hòa-Độc lập-Tự do-Hạnh phúc.
Nếu Hiến pháp Mỹ 1787 ( vẫn đang thực thi liên tục trong hơn 200 năm qua và được coi là bản Hiến pháp có giá trị bền vững nhất trong lịch sử luật pháp thế giới vì chứa đựng đầy đủ nhất tinh thần thời đại về Nhân quyền và Dân quyền ) đã được xây dựng một cách hết sức công phu bởi 55 nhà lập pháp kiệt xuất mà Thomas Jefferson (1743-1826, tác giả Tuyên ngôn Độc lập Mỹ 1776) gọi là “những người con của thánh thần” (xem Nguyễn Cảnh Bình, Hiến pháp Mỹ đã được làm ra như thế nào, Nxb Tri thức, 2010), thì Hiến pháp 1946 của nước ta, theo cảm nhận của chúng tôi, thực sự đã được làm ra chủ yếu bởi chỉ một người, mà vào thời điểm lịch sử đó, cũng xứng đáng là “người con của thánh thần”, ấy là Hồ Chí Minh.
Giòng cuối cùng của phần Phụ lục trong bài diễn ca tuyên truyền cách mạng “ Lịch sử nước ta ” viết vào tháng 2 năm 1942 ở chiến khu Việt Bắc, Hồ Chí Minh đã có một dự báo thiên tài: “VIỆT NAM ĐỘC LẬP 1945”. Không thể không nghĩ rằng, ngay từ lúc ấy Hồ Chí Minh đã nghĩ đến việc soạn thảo một Tuyên ngôn độc lập mang tầm vóc thời đại và một Hiến pháp phù hợp với trào lưu dân chủ thế giới.Lịch sử ghi lại rằng : Cụ Hồ viết bản Tuyên ngôn Độc lập tại ngôi nhà 48 Hàng Ngang, Hà Nội ngày 27-8-1945. Có thể Cụ đã viết trong một ngày, nhưng những tư tưởng chính, những dữ liệu cơ bản để viết bản Tuyên ngôn ngày ấy chắc chắn đã được Cụ sưu tầm và chắt lọc ít nhất từ 3 năm trước, khi mường tượng  đến tương lai tươi sáng vào năm 1945 của nước Việt Nam bước ra từ kiếp nô lệ  sang kỷ nguyên độc lập. Với phần mở đầu Tuyên ngôn Độc lập 2-9-1945 bằng câu trích dẫn từ Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ 1776: “Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc” Hồ Chí Minh đã đặt nền móng vững chãi cho bản Hiến pháp sau này.Thomas Jefferson đã nâng  Tư tưởng nhân quyền của John Lock (1632-1704, triết gia Anh, cha đẻ của Lý thuyết Khế ước xã hội và Chủ nghĩa tự do) từ ba quyền cơ bản của con người là “quyền sống, quyền tự do và quyền sở hữu” lên một mức cao hơn thành “quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.”Hồ Chí Minh, một lần nữa lại nâng cao tư tưởng nhân bản ấy bằng ý tưởng suy rộng từ Con người sang Xã hội: “Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”. Và chỉ một ngày sau khi đọc Tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3 tháng 9 năm 1945, Hồ Chí Minh đã tuyên bố dứt khoát: “Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ”. Đối với Hồ Chí Minh lúc đó, không phải chỉ cần ngay một bản Hiến pháp, mà phải là một Hiến pháp dân chủ, đúng theo tinh thần của Tuyên ngôn độc lập. Rất nhất quán, rất dứt khoát và rất khẩn trương; chỉ 3 tuần sau đó, ngày 20 tháng 9, Ủy Ban Dự thảo Hiến pháp đã được thành lập theo sắc lệnh 34-SL với người đứng đầu là Hồ Chí Minh. Chưa có Quốc hội (Nghị viện nhân dân) mà đã nghĩ ngay đến Hiến pháp. Và tinh thần dân chủ của Hiến pháp sắp được xây dựng đã được thể hiện một cách đầy thuyết phục trong cuộc tổng tuyển cử Quốc hội đầu tiên ở nước ta theo thể thức phổ thông đầu phiếu ngày 6 tháng 1 năm 1946. Hai tháng sau đó, ngày 2 tháng 3 năm 1946 Ban Dự thảo Hiến pháp ( tiếp tục công việc của Ủy ban Dự thảo ) được Quốc hội bầu ra; Và chỉ hơn nửa năm sau,  ngày 9 tháng 11 năm 1946 Quốc hội đã thông qua Hiến pháp với tỷ số phiếu thuận áp đảo 240/242. Và như vậy lịch sử đã minh chứng vai trò của Hồ Chí Minh như là linh hồn của bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Tuy đã từng là người của Quốc tế cộng sản, nhiều năm học tập và làm việc tại Mascơva, không thể không am tường thể chế chính trị của Nhà nước xã hội chủ nghĩa theo mô hình Xô Viết, nhưng Hồ Chí Minh đã không lấy bản Hiến pháp 1936 của Liên Xô làm khuôn mẫu khi chỉ đạo xây dựng Hiến pháp Việt Nam năm 1946. Bản Hiến pháp ấy cho đến nay vẫn là đỉnh cao trong lịch sử lập hiến nước nhà bởi những ưu việt sau đây. 1) Thượng tôn quyền lực của Nhân dân bằng việc xác lập quyền phúc quyết Hiến pháp của Nhân dân và đặt Hiến pháp lên trên Nhà nước. 2) Thể hiện đầy đủ và tường minh tư tưởng Nhà nước Pháp quyền trên nguyên tắc tam quyền phân lập và cân bằng quyền lực trên cơ sở quy định trách nhiệm rõ ràng cho các cơ quan Lập pháp (quốc hội), Hành pháp (chính phủ) và Tư pháp (tòa án) từ trung ương đến địa phương; cũng như trách nhiệm cá nhân của những người đứng đầu các cơ quan ấy. 3) Hết sức ngắn gọn, khúc triết, dễ hiểu và dễ thực thi. Rất tiếc là chỉ hơn một tháng sau khi Hiến pháp 1946 được Quốc hội thông qua thì ngày 19-12-1946 Hồ Chủ tịch đã phải đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Do đó điều 21 của Hiến pháp 1946 chưa được thực thi, có nghĩa là chưa được toàn dân phúc quyết. Vì vậy ngày nay chúng ta đang mắc trong một “thế kẹt lịch sử”:  a) Nếu coi Hiến pháp 1946 là Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam độc lập, tồn tại liên tục cho đến ngày nay, thì các Hiến pháp 1959, 1986 và 1992 không có giá trị pháp lý vì đã vi phạm điều 21 của Hiến pháp trước. b) Nếu coi Hiến pháp 1946 là không có giá trị pháp lý vì chưa được toàn dân phúc quyết, thì phải thừa nhận rằng thể chế chính trị của nước ta, dù là Cộng hòa Dân chủ hay Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa, chưa bao giờ là một thể chế thực sự dân chủ với đặc trưng quan trọng nhất là Quyền lập hiến phải thuộc về Nhân dân. Từ năm 1959 Quyền lập hiến “mặc nhiên” thuộc về Quốc hội, cả trong thời chiến lẫn trong thời bình. Lịch sử sẽ mổ xẻ sự “mặc nhiên” ấy. Còn bây giờ, đứng trước yêu cầu cấp thiết phải sửa đổi Hiến pháp 1992, chúng ta hãy tập trung thảo luận những điều khả dĩ sau đây. 1. Điều quan trọng nhất phải được đặt ra là :  Trong Hiến pháp sửa đổi lần này, quyền phúc quyết Hiến pháp và những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia phải thuộc về Nhân dân. Có người nói đây là điều “bất khả” vì sợ rằng quyền phúc quyết của Dân sẽ dẫn đến “ xóa bỏ Điều 4 của Hiến pháp hiện nay”, và như vậy chẳng khác gì là “Đảng tự sát”.  Nỗi lo sợ ấy có vẻ như hồ đồ vì hai lẽ:  a) Điều 4 Hiến pháp chưa bao giờ được luật hóa. Chưa có Luật về Đảng mà Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thực sự là người lãnh đạo duy nhất và toàn diện của đất nước này. Vậy thì có hay không có điều 4 trong Hiến pháp rõ ràng không phải là điều quan trọng. Điều quan trọng hơn là phải có Luật về Đảng. b) Nếu Đảng Cộng sản Việt nam chủ động đặt vấn đề trả lại quyền phúc quyết cho Dân thì chưa biết chừng chính  Dân lại đề nghị để lại Điều 4. Chưa trưng cầu dân ý trực tiếp một cách trung thực thì chưa biết điều gì sẽ xảy ra! 2. Phân công và kiểm soát quyền lực thật rõ ràng giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước; giữa các nhánh quyền lực của Nhà nước về Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. Sự phân công và kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp có thể lấy Hiến pháp năm 1946 làm khuôn mẫu. Cân bằng quyền lực giữa 3 nhánh này bao giờ cũng là tương đối, nhưng nhất thiết phải hợp lý, rành mạch và phải được kiểm soát chặt chẽ bằng chế tài có hiệu lực. Phân công và kiểm soát quyền lực giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước là điều không dễ trong chế độ đa Đảng, nhưng không phải là khó trong chế độ một Đảng; chỉ cần cụ thể hóa công thức: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ. 3. Nhất thể hóa chức danh Chủ tịch Nước và Chủ tịch Đảng cầm quyền. Trong thế chế chính trị của nước ta hiện nay, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam là người có quyền lực cao nhất, nói nôm na là “vua”. Vậy mà ông “vua” này không chịu bất kỳ một trách nhiệm nào trước Hiến pháp và Pháp luật với tư cách là “vua”, ngoài trách nhiệm của một công dân bình thường. Ông “vua” này cũng không được đối xử một cách danh chính ngôn thuận ngang hàng với các ông “vua” khác trên thế giới. Phải để Chủ tịch Đảng cầm quyền đồng thời là Chủ tịch nước để người có quyền lực cao nhất nước cũng phải được điều chỉnh bởi Hiến pháp và Pháp luật cả về đối nội lẫn đối ngoại. Nếu những điều cơ bản trên đây không được đưa ra thảo luận để đi đến thống nhất quay trở về với khuôn mẫu Hiến pháp Hồ Chí Minh, thì tốt hơn hết là không nên đặt vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992 ra làm gì vội cho tốn kém thời gian, sức lực và tiền bạc ( là tiền đóng thuế của Dân ). Hiến pháp là Văn kiện thiêng liêng của mỗi quốc gia, không thể mỗi lúc mỗi sửa. Hay là đợi đến khi điều kiện cho phép lấy lại Điều 16 Hiến pháp 1946 thì hãy sửa. Điều ấy quy định rằng: “Những người ngoại quốc tranh đấu cho dân chủ và tự do mà phải trốn tránh thì được trú ngụ trên đất Việt nam”. Ôi! Vĩ đại thay !..
nguon: http://nhaquanly.vn/Chi-tiet-tin/1727/Tu-tuyen-ngon-doc-lap-den-hien-phap-Ho-Chi-Minh.html

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2011

'soạn luật biểu tình'


  1.   Bộ Công an VN "soạn LUẬT BIỂU TÌNH "
      

    Trong phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam chiều thứ Tư ngày 28/9, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường đã đọc tờ trình đề nghị xây dựng Luật biểu tình.

    Luật biểu tình là một trong 19 dự án luật về quyền con người và quyền tự do dân chủ của nhân dân mà Bộ trưởng Cường đề xuất lần này.

    Trái với lệ thường là các dự án luật được các bộ, ngành liên quan đề xuất, ông Cường cho biết Luật biểu tình do đích thân Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề xuất.





    Thủ tướng Dũng đích thân đề xuất Luật biểu tình


    Ông Cường còn nói thêm là ông Dũng giao cho Bộ Công an chuẩn bị dự luật này để trình Quốc hội xem xét.

    “Khi Chính phủ bàn về những luật liên quan đến vấn đề này như Luật về Hội, Luật hội họp, chính Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có sáng kiến xây dựng Luật Biểu tình,” báo mạng Dân trí dẫn lời Bộ trưởng Hà Hùng Cường.

    “Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi,” ông nói thêm.

    "Thủ tướng đề nghị, cần thiết có luật điều chỉnh hoạt động tuần hành, biểu tình vì thực tế đang đòi hỏi"


    Ý kiến trái ngược nhau


    Tại phiên thảo luận của Ủy ban thường vụ Quốc hội, việc xây dựng Luật biểu tình cũng gặp nhiều ý kiến trái chiều nhau.

    Những ý kiến tán thành cho rằng Luật biểu tình là cần thiết để đưa quyền biểu tình được quy định trong Hiến pháp thành hiện thực, theo báo cáo của Chủ nhiệm Ủy ban pháp luật Quốc hội Phan Trung Lý.

    Bên cạnh đó, các đại biểu cũng cho rằng Luật biểu tình nếu được ban hành sẽ tạo cho Nhà nước cơ chế để kiểm soát các hoạt động biểu tình.

    Tuy nhiên, Chủ nhiệm Lý cho biết cũng có thành viên của Ủy ban thường vụ Quốc hội phản đối dự luật này vì cho rằng nó sẽ “gây khó khăn cho công tác quản lý xã hội” và “tạo điều kiện cho các đối tượng xấu, thế lực thù địch lợi dụng chống phá chế độ.”

    Do đó, Quốc hội sẽ làm việc thật kỹ về nội dung, thời điểm thông qua và điều kiện tổ chức thực hiện để tránh việc "quần chúng bị kích động gây mất an ninh trật tự", theo cách mô tả của báo chí Việt Nam.

    Thời gian qua, hàng loạt vụ tuần hành chống Trung Quốc ở Hà Nội và một số ở TPHCM đã đặt ra câu hỏi cho việc đánh giá những sự kiện này về mặt pháp lý.

    Ngoài ra, một số trí thức tham gia xuống đường cũng phản đối một số tờ báo chính thống và Bấm truyền hình Hà Nội quy kết hành động của họ.


    Cuộc tranh luận cũng xảy ra quanh cách gọi đây là "biểu tình yêu nước" hay "gây rối trật tự".

    Hiện chưa rõ giới vận động dân chủ tại Việt Nam bình luận thế nào về chuyện Thủ tướng Dũng cho chính ngành công an soạn thảo luật biểu tình.



    Bà Đặng Phương Bích, một người biểu tình đã kiện công an Hà Nội

    Một trong các nội dung của dự luật này sẽ được bàn bạc kỹ lưỡng là các điều kiện đăng ký biểu tình, bao gồm nội dung, thời gian và địa điểm biểu tình.

    Tổng cộng trong tờ trình, ông Cường đã đề xuất 115 dự án bao gồm bộ luật, luật và pháp lệnh để Quốc hội xây dựng trong khóa 13 này.

    Bên cạnh Luật biểu tình, ông Cường cũng đề xuất xây dựng các dự án Luật Báo chí (sửa đổi) và Luật Tiếp cận thông tin trong lĩnh vực quyền con người.

    Ngoài ra, các dự luật về đầu tư công, luật Biển Việt Nam cũng được đưa vào chương trình. Các dự luật này đã được nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị mạnh mẽ qua nhiều kỳ họp.

    Hai đại biểu Quốc hội cũng tự đề xuất dự luật: bà Đặng Thị Hoàng Yến đề xuất Luật bảo vệ quyền riêng tư, còn bà Nguyễn Minh Hồng đề xuất Luật nhà văn.

    nguon: VOA

Thứ Bảy, 24 tháng 9, 2011

Ôi biểu tình, người sợ người vui.

Nguồn: ảnh trên anhbasam.




Khu tượng đài Lê nin sáng chủ nhật 25/9/2011 không có biểu tình.




Tượng đài Cảm tử cho tổ quốc.



Cắc biểu tình viên nhưng không biểu tình sáng CN 25/9



Đối thoại với .. không biết có phải an ninh không???



Cở tổ quốc trên đầu, áo phông cắt lưỡi bò TQ trên người.

Không có biểu tình, công an cũng nhàn hơn nhưng vẫn phải canh chừng.
Ôi biểu tình, người sợ người vui.

Thứ Sáu, 23 tháng 9, 2011

Bạo động phía nam Trung Quốc


Sao chưa thấy nhà cầm quyền cộng sản ra tay? một biểu hiện lạ so với thông lệ của chế độ xã hội TQ.? hãy chờ xem. 

Hôm 23/9, hàng trăm người nông dân ở thành phố Lục Phong thuộc thị xã Sán Vĩ, tỉnh Quảng Đông (miền nam Trung Quốc) đã biểu tình trước cửa trụ sở chính quyền Lục Phong.



Những người biểu tình đã tập trung bên ngoài tòa nhà, cầm trên tay những tấm bảng có ghi nội dung: "Trả lại đất nông nghiệp cho chúng tôi" và "Để chúng tôi tiếp tục làm nông nghiệp".


Theo hãng tin Reuters, không có đụng độ nào xảy ra và cũng không thấy cảnh sát xuất hiện. Các thôn dân đã chặn các con đường bằng xe máy và chất gạch vỡ ở lề đường.
Người dân làng Long Đầu biểu tình bên ngoài trụ sở chính quyền Lục Phong hôm 23/9. (Ảnh: Reuters)


Reuters cho biết, đây đã là ngày thứ ba liên tiếp, bầu không khí tại Lục Phong vẫn tiếp tục căng thẳng. Trước đó, hôm 22/9, hàng trăm người biểu tình đã tấn công các cơ quan địa phương.


Những người biểu tình đã đập phá 6 xe cảnh sát, tấn công một đồn công an, làm bị thương hơn 10 nhân viên an ninh. Một số cơ sở vật chất khác cũng là mục tiêu của những kẻ quá khích.


Vụ việc bắt đầu từ hôm 21/9, khi người dân cho rằng chính quyền địa phương đồng ý bán một mảnh đất thuộc sở hữu chung cho công ty Country Garden, mà không được dân chúng đồng thuận.


Biểu tình biến thành bạo động sau khi một tin đồn thất thiệt về việc cảnh sát gây ra cái chết cho một em bé bị lan truyền và khiến những người tham dự cuộc biểu tình nổi giận.


“Khoảng 13 giờ hôm 22/9, một số kẻ xấu đã tung tin đồn nói rằng cảnh sát giết hại một em bé, xúi giục nhiều người khác tấn công một đồn công an”, chính quyền thành phố Lục Phong cho hay.



Phát ngôn về Thị trường chứng khoán Mỹ đêm 22/9 

Thị trường chứng khoán Mỹ đêm 22/9 đã đổ dốc mạnh khiến nhà đầu tư hoảng loạn. (Ảnh: Getty)


Chúng ta có thể đang ở đêm trước của cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo", Barton Biggs thuộc quỹ Trasix Parnters LP nói với hãng tin Bloomberg.

Thứ Hai, 19 tháng 9, 2011

Ở đây nếu bước lên như người phụ nữ này bạn sẽ lãnh đủ. Vì đây không phải Yemen


Clip người phụ nữ dũng cảm chặn làn đạn thù

Cảnh sát nổ súng vào những người biểu tình không vũ trang ở Yemen, bỗng một phụ nữ dũng cảm bước lên, giơ tay đi về phía súng nổ. Cảnh sát ngạc nhiên và ngừng bắn. Khi người phụ nữ này bước về phía cảnh sát, những người biểu tình phía sau hô lớn khẩu hiệu "Hòa bình, hòa bình". 


Hồng Hà (Theo Liveleak)
Nguồn: Vietnamnet.vn

Chủ Nhật, 18 tháng 9, 2011

Lo ngại một bộ phận đảng viên xuống cấp đạo đức

Tổng Bí thư cho rằng sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên dẫn đến uy tín của Đảng, lòng tin của nhân dân giảm sút, một số cán bộ cấp trên không gương mẫu là tình trạng rất đáng lo ngại.


Ảnh: Chinhphu.vn

Tổng Bí thư cho rằng, điều mà cán bộ, đảng viên, nhân dân lo lắng là sự xuống cấp về phẩm chất đạo đức trong một bộ phận cán bộ đảng viên dẫn đến uy tín của Đảng, lòng tin của nhân dân giảm sút, một số cán bộ cấp trên không gương mẫu. Đây là tình trạng rất đáng lo ngại.



Tổng Bí thư yêu cầu, nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra; nâng cao bản lĩnh, trình độ, sức chiến đấu; thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được giao. Công tác kiểm tra giám sát cần lấy phòng ngừa, xây dựng, biểu dương mặt tốt nhưng phải xử lý nghiêm minh những tiêu cực sai trái trong đảng, giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật đảng.


Ủy ban kiểm tra cần chú trọng mở rộng các hoạt động giám sát, có trọng tâm, trọng điểm, với tinh thần chủ động, toàn diện, lấy phòng là chính, xây là chính, phát hiện nhân tố mới, sáng tạo của cán bộ, đảng viên. Để hoàn thành nhiệm vụ được Đảng giao, dân tin, mỗi cán bộ Ủy ban kiểm tra phải không ngừng rèn luyện bản lĩnh, trao dồi phẩm chất, đạo đức lối sống, công minh, chính trực...


Theo báo cáo của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, ngay sau Đại hội XI của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã chủ động triển khai thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao, các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và tập trung vào công tác xây dựng ngành.


Bên cạnh đó, Uỷ ban đã tham mưu giúp Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành lập các đoàn giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng; tham mưu giúp Ban Bí thư tiếp tục ban hành quy chế phối hợp giữa Ủy ban Kiểm tra Trung ương với một số cơ quan; nhận xét, thể hiện chính kiến về việc bổ nhiệm cán bộ...

Theo Chinhphu.vn

Thứ Bảy, 17 tháng 9, 2011

“Ấn Độ sẽ bảo vệ quyền của mình”


Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju tuyên bố, Trung Quốc có thể tự khẳng định nhưng Ấn Độ sẽ bảo vệ các quyền của mình. 

Tranh cãi của Trung Quốc về các quyền của họ ở Biển Đông và thông tin quân đội nước này xâm nhập tại Ladakh có thể là cách để Trung Quốc tự khẳng định mình, nhưng Ấn Độ sẽ bảo vệ các quyền của mình một cách “mạnh mẽ”, Bộ trưởng  Pallam Raju nói.

"Tôi nghĩ giống như bất kỳ quốc gia nào muốn khẳng định quyền của mình, tôi đoán Trung Quốc cũng đang cố gắng làm như vậy… Là một nước, chúng tôi có quan điểm rất rõ về các quyền và lợi ích của mình. Chúng tôi sẽ bảo vệ các lợi ích ấy rất mạnh mẽ”, ông Raju khẳng định trước báo giới ở New Delhi.

Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Pallam Raju. Ảnh: iiss

Bên lề một cuộc họp hải quân, vị bộ trưởng này đã được yêu cầu bình luận về các cuộc xâm nhập gần đây của quân đội Trung Quốc tại Ladakh và việc nước này cảnh báo phản đối các công ty Ấn Độ thăm dò dầu khí tại Biển Đông.

Ông Raju tuyên bố:  "Là một quốc gia, chúng tôi sẽ làm bất kỳ điều gì để bảo vệ lợi ích của mình... ở đây không có sự dè dặt”.  Tuy nhiên, ông cũng thúc giục báo chí tập trung vào những điểm tích cực trong quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, ông nói: "Chúng ta có ràng buộc kinh tế lớn với Trung Quốc và chúng ta cần tập trung vào những điểm tích cực”. Ông Raju cho hay, hai nước có những điểm khác biệt và đang nỗ lực đối thoại để giải quyết vấn đề.

Giải pháp đa phương cho tranh chấp Biển Đông

Ở một tin tức khác liên quan tới tranh chấp Biển Đông, Tổng thống Philippines Benigno Aquino hôm qua cho biết, một “bộ quy tắc hành xử” có tính ràng buộc để giải quyết tranh chấp lâu dài ở Biển Đông cần có sự tham gia của nhiều nước, chứ không chỉ Trung Quốc hay Philippines.

"Có nhiều bên tuyên bố chủ quyền với các khu vực tranh chấp, nên bộ quy tắc hành xử có tính ràng buộc cần dựa trên cơ sở đa phương”, ông nói.

Biển Đông được tin là vùng biển giàu tài nguyên dầu khí, là nơi diễn ra tuyên bố chủ quyền chồng lấn giữa Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á, trong đó Trung Quốc khẳng định chủ quyền lớn nhất, bao trùm hầu hết vùng biển.

Philippines và Việt Nam đã mạnh mẽ phản đối về hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông đầu năm nay, khi tàu Trung Quốc nhiều lần quấy nhiễu, làm hư hại các tàu cá, tàu thăm dò của hai nước.

Một tổ chức tư vấn Australia đã cảnh báo, các vụ việc ở Biển Đông có thể dẫn tới chiến tranh tại châu Á. Trung Quốc thiên về các cuộc đàm phán song phương với từng nước tuyên bố chủ quyền trong vùng biển, không có vai trò dành cho bên ngoài kiểu như Mỹ. Giới phân tích coi đây là chiến lược “chia để trị” của Trung Quốc.

Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, ông Aquino cho hay, ông và lãnh đạo Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nhất trí về việc cần có một bộ quy tắc hành xử có tính ràng buộc ở Biển Đông khi hai bên tìm kiếm tháo gỡ căng thẳng tại khu vực tranh chấp. Trước đó vào năm 2002, Trung Quốc và ASEAN đã ký kết một thoả thuận giải quyết tranh chấp Biển Đông nhưng các quy định đưa ra không mang tính ràng buộc.

Thái An (theo ET, interaksyon)

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

Toàn chuyện khó hiểu.


Hàng chục dự án điện chậm tiến độ,

nhà thầu Trung Quốc không bị phạt

Kể từ ngày mai, ngày 15-09, nguồn khí nam Côn Sơn sẽ bắt đầu ngừng cung cấp trong nửa tháng do nhà máy này bảo dưỡng định kỳ và khả năng là nhiều nhà máy điện phía Nam sẽ ngừng hoạt động vì thiếu dầu chạy máy vì tập đoàn điện lực Việt Nam vẫn chưa lo được tiền mua dầu. Tình trạng thiếu điện vốn đã căng thẳng sẽ vẫn lại tiếp tục căng thẳng hơn. Lý do căn bản ở đây đó là hiện có hàng chục dự án điện của nước ta theo Bản quy hoạch điện 6 đến thời điểm này đã bị chậm tiến độ và có những dự án đã chậm từ 2 cho tới 3 năm . Việc các dự án điện chậm tiến độ sẽ đem đến hệ quả khó lường cho toàn bộ nền kinh tế. Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Trần Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội năng lượng Việt Nam, một chuyên gia lâu năm trong ngành điện và cũng từng là nhà quản lý nhiều năm trong lĩnh vực này.
PV: Thưa ông, cho tới thời điểm này chúng ta có hàng chục cái dự án điện mà bị chậm tiến độ như vậy. Nguyên nhân tại sao mà chuyện này xảy ra khi mà chúng ta đã từng cảnh báo điều  này cách đây nhiều năm?
Ông TVN: Một trong là năng lực nhà thầu kém. Hai nữa là tài chính không thu xếp được. Khi đấu thầu thì người ta cứ là ta sẽ cung cấp, ta sẽ cho EVN vay là 85% vốn. Trong quá trình triển khai thực hiện thì không có cái đấy. Cái thứ ba nữa là thiết bị không đồng bộ, mà nói chung thiết bị của phía nhà thầu Trung Quốc rất là kém. Thiết bị G7 hoặc thiết bị Châu Âu thì rất là nhanh, chỉ thời gian ngắn là tạo được bộ rồi. Thì ở đây nói rằng là mình chọn nhà thầu sai. Cái việc chọn nhà thầu sai là do mình không thực hiện quy chế đấu thầu nghiêm túc. Mình chỉ đấu giá thôi. Ai trả thấp là mình cho người đó trúng. Cái đó là cái sai lầm về phía chúng ta. Rất nhiều dự án chậm như vậy, như Hải Phòng 1, Hải Phòng 2, Quảng Ninh, Cẩm Phả v..v… Một loạt dự án chậm 2, 3 năm.
PV: Tại sao chúng ta không có một cái chế tài nào đó để xử lý các nhà thầu chậm tiến độ khi mà chúng ta hiểu rằng là sự chậm tiến độ của một công trình điện thì tác động của nó là không thể lường được đối với vấn đề kinh tế xã hội.
Ông TVN: Chế tài để phạt nhà thầu là có, trong hồ sơ mời thầu của các chủ đầu tư là đều có việc phạt về chậm tiến độ.
PV: Đã phạt thử bao giờ chưa ạ?
Ông TVN: Thử rồi. Ngày xưa đã phạt thử nhà thầu Phú Mỹ Bà Rịa và nhà thầu Mitsubitsi. Nhà thầu Siemens đã nộp phạt cho EVN lúc đó là tới 6 triệu đôla.
PV: Nó có tác động gì so với chuyện mà họ nộp phạt không ạ?
Ông TVN: Họ nộp xong là họ lo làm ngay và họ làm rất tốt, mà ở đây là nhà thầu G7 đấy. Còn đây nhà thầu Trung Quốc thì không rõ lý do gì mà tôi cũng không hiểu nhưng trong hồ sơ mời thầu có phạt. Mà chậm tới cỡ đó thì nhà thầu Trung Quốc tối thiểu cũng phải bị phạt tới 5, 7 chục triệu đô la. Nhưng không bị phạt. Mà không bị phạt là do mình, do mình không nghiêm.
PV: Liên quan đến tổng sơ đồ điện 7 chúng ta đã đặt ra mục tiêu đến năm 2020 đạt được khoảng tầm 75.000 MgW. Điều này liệu có thực hiện được không khi mà chỉ còn 8 năm nữa thôi. Mà hiện tại thời điểm này chúng ta mới chỉ có tầm khoảng 24.000 MgW. Có những giải pháp nào mấu chốt nào đó từ thời điểm này mà chúng ta có thể tiến hành được để mà giải quyết được cho bài toán khó khăn này cho năm 2020.
Ông TVN: Bây giờ là huy động tổng lực toàn dây. Tư nhân mà họ có điều kiện thì nên cho họ làm. Và theo tôi bây giờ rất nhiều tư nhân Việt Nam rất giàu và nên áp dụng hình thức cho họ liên doanh với một cái nhà nước ngoài châu Âu hoặc G7. Ví dụ như là Tổng Công ty Thành Long, phía liên doanh với Maro Meni để xin đấu thầu bằng hình thức APP hay BOO của dự án nhiệt điện Nghi Sơn 2, hoặc là Thái Bình 1. Thì tôi thấy cái đó người ta có đủ khả năng thì cho người ta làm. Chính phủ cần phải có ban điều hành giống như Thủ tướng Võ Văn Kiệt điều hành đường dây 500KV Bắc Nam này xưa đấy, điều hành cỡ đó thì có thể không thực hiện được 100% thì cũng được 7, 8 chục phần trăm của Tổng sơ đồ 7.
PV: Xin cảm ơn ông.
Nguồn: Nội dung lấy từ bản video của VTV1, từ phút thứ 2’05” đến 6’25”. Tựa do Ba Sàm đặt.

Một việc hiếm hoi.


Truy tố quản giáo đánh chết phạm nhân

Cập nhật: 10:43 GMT - thứ sáu, 16 tháng 9, 2011
Phạm nhân ký giấy tại một trại giam ở Bình Phước khi được ân xá hôm 30/8/2011
Cũng như nhiều nước trên thế giới, các trại giam ở Việt Nam cấm sử dụng điện thoại di động
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cáo đề nghị truy tố bốn quản giáo ở Đắc Lắk vì đánh chết phạm nhân "có hành vi sử dụng và cất giấu điện thoại di động".
Bốn quản giáo này là nguyên Thượng sĩ Hoàng Đình Nam, nguyên Thiếu úy Nguyễn Văn Thọ và nguyên binh nhất Lê Hữu Thiết và Trần Văn Phúc.
Báo Việt Nam đưa tin người bị đánh bằng "gậy cao su nhiều lần" và tử vong trên đường đi cấp cứu là phạm nhân Trương Thanh Tuấn, sinh năm 1983.
Sự việc xảy ra hồi tháng Chín năm 2010 tại trại giam Đắc Trung, nơi ông Tuấn đang chịu án 24 năm tù.
Tờ BấmThanh Niên viết về vụ này: "Theo kết luận điều tra...các quản giáo nghi Trương Thanh Tuấn...có hành vi sử dụng và cất giấu điện thoại di động trong trại giam."
"Khi được giáo dục, Tuấn đã cãi lại và văng tục với cán bộ quản giáo."
"Đáng lẽ phải kiên trì giáo dục phạm nhân thì các cán bộ quản giáo đã dùng gậy cao su đánh nhiều lần vào người Tuấn, khiến nạn nhân chết trên đường đi cấp cứu."
Báo Thanh Niên cho biết gia đình của bốn cựu quản giáo đã bồi thường hơn 120 triệu đồng cho gia đình anh Trương Thanh Tuấn.

Trung Quốc đòi một công ty dầu khí Ấn Độ hủy bỏ hợp tác với Việt Nam ở Biển Đông


RFI

Nguồn : ONGC
Nguồn : ONGC

Trọng Nghĩa
Một ngày trước khi Ngoại trưởng Ấn Độ công du Việt Nam nhằm tăng cường quan hệ song phương, báo chí tại New Delhi vào hôm nay 15/09/2011 tiết lộ : Trung Quốc mới đây đã ngang nhiên yêu cầu tập đoàn dầu hỏa quốc gia Ấn Độ ONGC phải đình chỉ đề án thăm dò hai lô dầu khí ở ngoài khơi bờ biển miền Trung Việt Nam.

Đây là hai lô 127 và 128 thuộc vùng Biển Đông, ngay ngoài khơi Bình Định và Phú Yên mà đối tác Ấn Độ đã được Việt Nam trao quyền khai thác từ lâu.
Theo bản tin trên trang Web của nhật báo Ấn Độ Hindustan Times, Bắc Kinh đã chính thức liên lạc với New Delhi qua con đường ngoại giao để phản đối hai dự án hợp tác với Việt Nam khai thác dầu khí trên Biển Đông mà tập đoàn Ấn ONGC Videsh Ltd (OVL) đang xúc tiến.
Theo phía Trung Quốc, tập đoàn Ấn Độ phải xin phép Bắc Kinh trong việc khai thác hai lô mang ký hiệu 127 và 128, nếu không thì các hoạt động của OVL trong khu vực sẽ bị coi là bất hợp pháp.
Yêu cầu của Trung Quốc đã bị bộ Ngoại giao Ấn Độ bác bỏ vì đòi hỏi đó “không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào” : Hai lô mà tập đoàn dầu khí Ấn Độ được quyền khai thác là sở hữu của Việt Nam.
Theo báo Hindustan Times, một quan chức bộ Ngoại giao Ấn Độ xác nhận : “Đồng thời với việc trả lời Trung Quốc một cách thích hợp, vấn đề này sẽ được thảo luận trong chuyến thăm Việt Nam của Ngoại trưởng SM Krishna bắt đầu từ ngày 16/09”.
Viên chức này khẳng định rõ ràng quan điểm của New Delhi : “Trung Quốc đã tỏ ý quan ngại, nhưng chúng tôi đang đi theo những gì giới chức có thẩm quyền tại Việt Nam đã nói với chúng tôi và đã truyền đạt những điều này cho phía Trung Quốc”.
Theo các nguồn tin từ bộ Ngoại giao Ấn Độ, Việt Nam đã xác định có chủ quyền đối với hai lô 127 và 128, đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.
Cần nói rõ thêm là hai lô 127 và 128 nằm không xa bờ biển Việt Nam đoạn từ Bình Thuận đến Phú Yên, thuộc khu vực gọi là Bể trầm tích Phú Khánh. Lô 127 rất gần khu vực bể Nam Côn Sơn nổi tiếng nhờ hai mỏ khí đốt Lan Đô và Lan Tây do chính tập đoàn ONGC phát hiện ra vào đầu thập niên 1990. Nam Côn Sơn hiện là nguồn cung cấp khí đốt thiên nhiên cho Việt Nam qua ngả Vũng Tàu.
ONGC Videsh đã được phía Việt Nam giao quyền thăm dò khai thác hai lô 127 và 128 từ đợt đấu thầu năm 2004, và đến năm 2006, đã chính thức ký hợp đồng phân chia sản phẩm với với tập đoàn dầu khi quốc gia PetroVietnam.
Theo giới quan sát, đây không phải là lần đầu tiên mà Bắc Kinh gây sức ép đòi các tập đoàn dầu khí ngoại quốc phải ngừng hợp tác với Việt Nam trong các dự án ngoài Biển Đông, với lý do là các đề án đó nằm trong vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.
Chính quyền Hoa Kỳ đã nhiều lần lên tiếng tố cáo các hành động hù dọa kể trên của Bắc Kinh nhắm vào các công ty Mỹ, còn vào năm 2007, tập đoàn Anh BP cũng đã từ bỏ kế hoạch thăm dò tại một lô nằm giữa bờ biển Việt Nam và quần đảo Trường Sa, viện lẽ lô đó thuộc vùng đang tranh chấp chủ quyền giữa Việt Nam và Trung Quốc.