Thứ Hai, 21 tháng 5, 2012

Sửa chút xíu có thể thành truyện ngắn hay.


  • Nguồn: Đăng lại từ Blog của  Tường Thụy

NÓ CHỨ CÒN AI NỮA

 TƯỜNG THỤY
.Vùng quê Việt nam tuy thanh bình nhưng không tránh khỏi chuyện xích mích giữa nhà này nhà kia. Khi thì con gà bị mất, khi thì con chó đi chơi về lết theo cái chân què. Gà mất, ắt là kẻ trộm nẫng. Chó què phải có kẻ đánh. Trộm gà là do thiếu thốn, muốn biến của người thành của mình còn chó bị đánh què là do tư thù.
Mỗi khi nhà ai bị như thế, thường là hàng xóm sang chơi, biết chuyện hỏi thăm. Sống cùng chòm xóm đời này qua đời khác, người ta quá hiểu nhau. Có người buông ra một câu:
-    Nó chứ còn ai nữa.
Lạ thay, chẳng ai bảo ai, người ta đều đánh mắt về một hướng. Nơi ấy có một cái nhà …
Một mất mười ngờ. Nhưng nghi cho ai thì biết vậy, không dám nói ra vì bằng chứng đâu. Người đến chia sẻ cũng chỉ biết nói bóng nói gió là nó. Chỉ cần thế, người ta nói ra được ý mình, ai cũng hiểu nhưng tránh được sự đôi co. Người trộm gà hay đánh chó không bị vạch mặt chỉ tên, nhưng trong bụng thì thừa biết chẳng qua được mắt ai.
Đừng nói tòa án mới cần chứng cứ. Người nghi ngờ cũng phải căn cứ vào những việc đối tượng đã làm. Chẳng ai nghi cho Chí Phèo tham nhũng cũng như chẳng ngờ cho Thị Nở dùng sắc đẹp để tiến thân.
Hẳn là nhà ấy đã từng trộm của người này người khác hoặc hay trả thù vặt thì người ta mới nghi. Đến khi muốn hoàn lương và hoàn lương rồi, thì cái tiếng vẫn còn dai dẳng và dai dẳng không biết đến bao giờ.
Ở đời, cái tiếng là quan trọng lắm, mặc dù anh có cố tỏ ra bất cần đi chăng nữa. Cố tỏ ra bất cần là tự lừa dối mình thôi. Chả thế, có người phải bỏ làng mà đi. Chẳng phải đi làm cách mạng hay tính chuyện làm ăn lớn lao mà chỉ là để tránh cái tiếng xấu, muốn đi nơi khác không còn ai biết đến mình để làm lại cuộc đời. Nhưng người ta vẫn phải thế vì dù sao họ vẫn còn chút người.
Kể chuyện xưa, chuyện nông thôn cũng là để nói chuyện hôm nay.
Ngày 18/5 vừa qua, Ts Nguyễn Xuân Diện bị một đám xưng là thương binh xông vào tận cơ quan trấn áp.
Có người bảo đó là thương binh giả. Thương binh ai lại làm thế. Có lẽ không hẳn vậy. Theo tôi, trong số họ, có thể có người là thương binh thật, nhưng cũng có thể có thương binh giả. Người ta bảo bản chất của thương binh thì không thế. Cụ Hồ dạy thương binh là thương binh tàn nhưng không phế. Nhưng thương binh thì cũng có người nọ người kia. Cũng như nói dân tộc Việt Nam kiên cường bất khuất nhưng lịch sử vẫn ghi nhận danh tính của những kẻ bán nước.
Dù vẫn xác định được vậy, tôi vẫn gai gai người khi xem đoạn clip về vụ trấn áp Ts Nguyễn Xuân Diện, thấy phong cách của họ, nghe những phát ngôn của họ. Những tiếng chửi thề được lặp đi lặp lại tới mức tối đa. Nghe kể họ tụt quần ra tại Viện Hán Nôm. Lý lẽ của họ khi yêu cầu Ts Nguyễn Xuân Diện gỡ bỏ thư gửi chính Phủ Nhật Bản, chứng tỏ trong chuyện này, họ rất mơ hồ. Lại có cả câu nói gọi Thủ tướng là thằng Dũng. Tôi chỉ nhắc sơ qua như vậy còn xem clip hay đọc các bài viết về vụ nàysẽ thấy đầy đủ các chi tiết.
Có ai tin những người đó đại diện cho thương binh? Và có ai tin được những người đó nghiên cứu kỹ và am hiểu về vấn đề điện hạt nhân?
Ngay khi nghe tin TS Nguyễn Xuân Diện bị “áp đáo” tại cơ quan, người nào cũng nghĩ là đằng sau chuyện này hẳn là có một bàn tay nào đó chỉ đạo. Qua diễn biến của vụ việc, sự nghi ngờ này càng rõ hơn. Người ta không thể hiểu nổi, một quốc gia pháp quyền, dân chủ “cao hơn gấp vạn lần so với dân chủ tư sản”, “bảo đảm quyền con người” mà một đám người xông vào trụ sở một cơ quan Nhà nước là Viện Hán Nôm, hành hung, đập phá, chửi bới cứ như vào chỗ không người. Khi gọi cho công an từ cấp nhỏ đến cấp lớn mà suốt hai giờ đồng hồ không có một bóng công an xuất hiện. Cho tới khi đám người này ra về rồi mới thấy công an đến.
Chính vì vậy, sự nghi ngờ càng lớn thêm. Ròi người ta lại liên hệ đến vụ quần chúng tự phát ở Thái Hà. Từ đó người ta càng khẳng định ai, thế lực nào đứng đằng sau vụ này.
Qua màn trình diễn của đám người xưng là thương binh kia, chắc chắn sẽ làm cho những người đứng đằng sau phải bối rối. Họ đã chọn nhầm con bài.
Thế lực đứng đằng sau là ai? Người ta biết cả nhưng không dám vạch mặt chỉ tên vì không có bằng chứng. Họ chỉ buông một câu lửng lơ:
-    Nó chứ còn ai nữa.

19/5/2012
NTT

Chủ Nhật, 20 tháng 5, 2012

Kẻ đứng sau mấy người "thương binh" này không phải người tử tế.


Nguồn: http://xuandienhannom.blogspot.com/2012/05/tuong-trinh-lai-vu-viec-sang-nay.html

Thứ sáu, ngày 18 tháng năm năm 2012


TƯỜNG TRÌNH VỤ VIỆC SÁNG NAY (18.5.2012)

Xe "thương binh " trước cửa viện hán nôm ngày 18/5/2012.


Sáng nay 18/05/2012 một nhóm người lạ mặt tự xưng là «thương binh» đã xông vào phòng làm việc của tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm để hăm dọa một cách thô bạo. Họ gào lên và nói những lời vô cùng khiếm nhã, thậm chí còn tụt quần nằm tơ hơ giữa phòng làm việc trước mặt lãnh đạo Viện và tôi. Những người này đã đòi tôi phải gỡ bỏ bài viết "Thư gửi Chính phủ Nhật Bản, phản đối việc viện trợ VN xây nhà máy điện hạt nhân". Dưới đây là trả lời của tôi đối với đài RFI:

Sáng nay khoảng độ tám rưỡi tôi có mặt ở cơ quan, đang làm việc bình thường thì có sáu người xưng là đại diện cho thương binh nặng của thành phố Hà Nội lên phòng của tôi gặp tôi, và nói rằng họ ở Cục Thương binh. Ngay từ phút đầu họ đã dùng những lời lẽ rất là côn đồ, và đe dọa, uy hiếp tinh thần tôi. 

Họ nói rằng họ phản đối việc tôi đã đăng bức thư phản kháng lại vụ chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam để xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Họ nói việc làm cái thư như thế này là không đúng, hiện nay Việt Nam đang thiếu điện thì không thể phản đối dự án này. Theo họ thì trong số 10 tỉ đô la viện trợ xây dựng nhà máy điện hạt nhân là có phần của họ trong đó... Họ yêu cầu là phải gỡ bỏ văn bản đó ra khỏi blog cá nhân, và đề nghị với cơ quan Viện Hán Nôm thu giữ máy tính, xử lý kỷ luật, vân vân.

Sau khi sự việc xảy ra được khoảng nửa tiếng thì lãnh đạo Viện của tôi có đến và lập biên bản, cùng làm việc. Đến 11 giờ thì họ ra về. Hiện nay tôi vẫn đang làm việc ở Viện Hán Nôm bình thường.

RFI: Thưa, họ là thương binh thì có liên quan thì có liên quan gì đến nhà máy điện nguyên tử, và họ lấy tư cách gì để buộc tiến sĩ giao máy tính hoặc xóa các dữ liệu trong đó?

Tôi thì thấy rất là nghi ngờ cái chuyện này, vì họ không có liên quan gì đến nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam này cả. Theo như một số người nhận định, thì đây có thể hoặc là một sự chỉ đạo, hoặc là một sự thuê mướn gì đó đối với những người này để họ đến tấn công, uy hiếp tinh thần tôi ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm. 

Ngay khi sự việc xảy ra thì chúng tôi - trong đó có cả cụ bà Lê Hiền Đức - đã gọi điện cho công an phường Trung Liệt là nơi cơ quan tôi đóng trụ sở. Rồi thì công an quận Đống Đa, cảnh sát 113 vân vân, và gọi rất nhiều lần nhưng không thấy lực lượng công an xuất hiện. Mãi đến tận khi sự việc đã xong rồi, những người « thương binh » đó đã ra về hết rồi thì mới thấy công an đến. 

Hiện nay là 16 giờ 7 phút chiều, thì mới có hai chiến sĩ, hình như là an ninh của phường Trung Liệt đến để hỏi chuyện một số nhân viên của Viện. Một số bạn bè của tôi quan sát thì thấy rằng ngay từ khoảng chín rưỡi, mười giờ, lúc sự kiện nóng đang xảy ra thì đã trông thấy những chiến sĩ công an đến Viện tôi rồi. Nhưng không hiểu tại sao họ không xúc tiến làm việc trong chuyện này.

RFIThưa, tiến sĩ không bị xúc phạm về thân thể cũng như thiệt hại về phương tiện làm việc?

Dạ vâng, họ có uy hiếp rất là ghê gớm, nhưng mà họ chưa động chạm đến thân thể tôi. Những người đó cũng có xấn xổ xông đến những nhân viên của Viện Nghiên cứu Hán Nôm, khi họ đến để chứng kiến sự việc cũng như để bảo vệ cho sự an nguy của tôi. Có một người trong nhóm thương binh đó đã đập vỡ một cái cốc, và cầm một cái bình cứu hỏa lên định đánh vào một nhân viên thư viện, nhưng may quá cả hai cú đánh đó nhân viên của tôi đều tránh được cho nên không có thương tích gì. Cuối cùng họ cũng yêu cầu là gỡ bỏ cái thư kêu gọi chính phủ Nhật Bản không viện trợ cho Việt Nam xây dựng nhà máy điện hạt nhân. 

RFITiến sĩ định phản ứng như thế nào về việc này ?

Hiện nay thì tôi vẫn đang nghe ngóng tình hình. Tôi nghĩ nếu như mà dự án điện hạt nhân do chính phủ Nhật có ý định tài trợ cho Việt Nam có những điều bất hợp lý, nguy hiểm đến an sinh xã hội, đến vận mạng của nhiều người dân, thì chính phủ và nhà nước Việt Nam cũng sẽ xem xét những mặt bất lợi, những nguy hiểm của nhà máy này, qua hàng loạt những bài viết và các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả trong và ngoài nước.

Và tôi nghĩ, nếu cái thư đó được chuyển tới ông Thủ tướng Nhật Bản, thì chính phủ Nhật cũng sẽ xem xét thư đó cũng như các tài liệu liên quan, để đưa ra những quyết định cuối cùng về việc có giúp Việt Nam xây dựng nhà máy điện nguyên tử trong thời gian hiện nay hay không. Được biết hơn 50 nhà máy điện hạt nhân ở Nhật cũng đã đóng cửa sau sự kiện nhà máy điện nguyên tử Fukushima bị sự cố trong đợt sóng thần năm ngoái.

Nguồn: RFI Việt ngữ.

Ghi thêm:

Sau khi sự việc bắt đầu xảy ra khoảng nửa tiếng, thì người thân và bạn bè của tôi đã kéo đến Viện Hán Nôm, với sự có mặt của cụ Lê Hiền Đức, cụ Nghiêm Ngọc Trai, đại tá Nguyễn Đăng Quang, GS Ngô Đức Thọ, nhà văn Phạm Viết Đào, LS Trần Vũ Hải, các anh chị Lê Dũng, Đào Tiến Thi, Việt Dũng, Việt Hưng, Dũng Mai, Lân Thắng, Phạm Chính, Phương Bích, Quỳnh Hương, JB Vinh, Nguyễn Tường Thụy, Phan Trọng Khang, Nguyễn Chí Đức, Trương Dũng, Nguyễn Văn Phương, Người Hà Nội, Trần Sơn, Ngọc Ánh ...và rất nhiều người khác. Lãnh đạo Viện Hán Nôm, mặc dù đang có cuộc làm việc với đối tác, đã thu xếp công việc để chứng kiến ghi nhận vụ việc và xử lý tình huống. Lãnh đạo Viện Nghiên cứu Hán Nôm yêu cầu lập biên bản ghi nhận rõ ràng sự việc. Sau khi biên bản lập xong, những người "thương binh" ra về, Ông Viện trưởng mời những người thân và bạn bè của tôi vào trong phòng để lắng nghe thêm ý kiến của họ (với phát biểu của Cụ Lê Hiền Đức, GS Ngô Đức Thọ và anh Vinh).

* Từ 2 ngày nay, điện thoại bàn của gia đình tôi bị cắt (cho đến 14h00 ngày 18.5 thì mới thấy có tín hiệu trở lại, mặc dù không báo hỏng với nhà cung cấp); máy bàn ở cơ quan chiều ngày 17 vẫn liên lạc bình thường nhưng đến sáng nay (18.5) thì không có tín hiệu gì. 

Hình ảnh và video của vụ việc cũng như các thông tin xung quanh đều đã được đưa lên các trang mạng xã hội. Dưới đây là một số trang tin có đề cập đến sự kiện này:

Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

"Không được đánh vào mặt nó".



Vụ Văn Giang: Không chỉ có dân phòng hành hung nhà báo
     Bọn côn đồ này rất có kinh nghiệm đánh người không để lại thương tích trên mặt, cứ tim gan, mạng mỡ mà đánh, muốn kiện chúng cũng khó vì mặt vẫn xinh có sao đâu mà bảo bị đánh. Đúng là côn đồ đểu hết chỗ nói.
                                                                                                                                 Leanhxuan.
------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Hình ảnh chụp nhà báo Hán Phi Long sau khi bị đánh



Tòa soạn xin gửi tới độc giả những hình ảnh ghi lại cảnh các nhà báo VOV bị nhiều người mặc sắc phục công an tấn công.
Trong nhóm người tiến từ trong sân nhà văn hóa tiến ra, vượt tường để đánh các nhà báo có nhiều người mặc sắc phục công an.



Người đầu tiên tiếp cận nhà báo Hán Phi Long là một người mặc sắc phục công an. Trong 5 người tiến về phía nhà báo, chỉ có một người mặc thường phục có đeo băng đỏ trên ống tay áo



. Hai người mặc sắc phục công an đứng ở hai bên “áp giải” nhà báo Hán Phi Long, dồn anh vào chân tường nhà văn hóa xã.



Giây thứ 31, một người mặc cảnh phục đội mũ bảo hiểm xanh nước biển nhoài người từ bên kia tường bao vụt nhà báo Hán Phi Long rất mạnh.



Giây thứ 35, vẫn người này tiếp tục "nhiệt tình" nhoài người vụt anh Long lần thứ 2. Trong khi nhà báo Hán Phi Long bị đánh, những người mặc sắc phục công an khác bình thản đứng ở vòng ngoài.



Giây thứ 41, khi nhà báo Long gục xuống, dường như một đồ vật gì đó rơi ra, một người mặc cảnh phục cùng 1 người mặc thường phục cùng cúi xuống nhặt. Cùng lúc này, nhà báo Nguyễn Ngọc Năm xuất hiện



 Giây thứ 56, một người mặc sắc phục công an bật lên nhảy cao, giáng gậy đập mạnh vào người nhà báo Năm từ phía xa.



Giây thứ 59, vẫn người này cầm gậy thúc rất mạnh vào người nhà báo Năm. Kể lại với Giáo dục Việt Nam, ông Năm cho biết trong lúc bị đánh ông còn nghe rõ có kẻ hét lên: "Không được đánh vào mặt nó".



Tại thời điểm 1 phút 1 giây của clip, thêm một người mặc sắc phục công an đánh nhà báo Năm từ phía trước.
Nguồn: http://giaoduc.net.vn/Xa-hoi/Vu-Van-Giang-Khong-chi-co-dan-phong-hanh-hung-nha-bao/161511.gd?i=7

Chủ Nhật, 13 tháng 5, 2012

Loanh quanh như chó nằm chổi.

Xem ra sự ví von không hay lắm giữa hành vi của con người với con chó. Khốn nỗi họ toàn làm những việc mà con người đích thực không làm.
Leanhxuan.

NGUYỄN ĐÌNH ẤM
Ở thôn quê thường nuôi chó và có cái chổi rơm quét nhà. Cũng như người, chó cũng thích nằm êm là cái chổi. Nhưng khốn nỗi, cái chổi rơm chỉ có diện tích cỡ hai bàn tay chập mà con chó dài cả bốn, năm bàn tay (chập) nhưng nó cứ muốn nằm trọn trên cái chổi. Thế là, mỗi khi nằm nó cứ loanh quanh mãi, xoay hết hướng nọ hướng kia mà không bao giờ nằm trọn nên mới có câu: “Loanh quanh như chó nằm chổi”.Sở dĩ vậy vì loài chó tuy khôn nhưng chưa có tư duy về kích thước nên nó cứ xoay hết hướng nọ, hướng kia, xoay đi, xoay lại…
   Trong vụ cưỡng chế đất ở Tiên Lãng (Hải Phòng) cuối năm ngoái lực lượng cưỡng chế của chính quyền phá căn nhà hai tầng đúc bê tông của anh em Vươn, Quý. Kẻ tàn phá không thể nhận làm việc phi pháp, thất đức (giáp tết “phá tổ chim”) có tội nên sếp Đỗ Trung Thoại PCT Hải Phòng báo cáo giữa làng báo Thủ đô đó là “dân bức xúc phá”. Lập tức dân kiện, dư luận phản bác thì sếp Ca giám đốc CA Hải Phòng bảo đó là “cái lều trông cá”. Lại bị phản bác, các ông lại gọi là “cái chòi”. Lại bị vạch mặt, sếp bảo đó là “cái nhà trông cá”. Đến khi cảnh chỗ nhà bị ủi còn la liệt nồi niêu, bát đĩa, vở học sinh…đưa lên TV chứng tỏ đây là cái nhà không chỉ trông cá mà còn để sinh sống…Đến mức ấy các sếp HP mới thôi “loanh quanh”.
    Đến vụ cưỡng chế Văn Giang, lực lượng cưỡng chế đã truy sát, đánh đập dã man dân lành và hai nhà báo VOV. Hình ảnh ghê rợn này bị phát trên mạng truyền đi khắp thế giới. Báo cáo hành vi phi nhân tính này với ông  thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hôm 2/5/2012, sếp Nguyễn Khắc Hào PCT thường trực nguyên là nhà văn, nhà thơ…tuyên bố: “Trong vụ việc ở VG có sự móc nối chặt chẽ với những phần tử chống đối ở nước ngoài. Các thông tin còn được tường thuật tại chỗ…dàn dựng những video clip giả để vu khống chính quyền…”.
   Thế nhưng, blog “bà đầm xòe”(người biết rõ VOV) khẳng định thông tin hai nhà báo VOV bị đánh chính xác 100%. Ngày 9/5/2012 đài BBC đưa tin phỏng vấn hai phóng viên VOV bị đánh. Tiếp đó có lẽ lãnh đạo VOV không thể “động viên” hai đồng nghiệp tiếp tục im lặng và nạn nhân Ngọc Năm và Phi Long đã có tường trình hẳn hoi báo cáo các nơi và lan tràn trên mạng…Đến đây “bộ tham mưu” của Hưng Yên không còn loanh quanh “dàn dựng video clip…” nhưng lại cực kỳ “loanh quanh”, Bùi Huy Thanh, chánh VP UBND tỉnh Hưng Yên tuyên bố : “ Chúng tôi mong hai nhà báo cung cấp băng gốc cho cơ quan công an…Chưa có nhân chứng, vật chứng thì chưa thể xử lý được..”(VNE 10/5/2012). Anh ta khôn nhỉ, định đánh đố hay nhử mồi kẻ quay “băng gốc” thò mặt ra, để chết vì tai nạn xe cộ? Trước đó, sếp của ông- Đỗ Khắc Hào- báo cáo thủ tướng “móc nối với phần tử chống đối ở nước ngoài…dàn dựng video clip giả…” nghiêm trọng thế, chính trị thế thì không cần “băng gốc” hay bằng chứng gì, nay clip đánh người có quang cảnh, bối cảnh, thời gian, người thật bị bắt, đã khai ở cơ quan công an, khám thương, mọi người nhận rõ kẻ đánh, người ăn đòn…thì “cần băng gốc”? Ông  bảo “dàn dựng video clip” nhưng lại “tường thuật tại chỗ”. Tường thuật tại chỗ mà “dàn dựng” được à? Việc này các ông đã trở thành “cặp tam hoàn hảo” với sếp Nguyễn Văn Thành bí thư Hải Phòng: “Gúk gồ chấm Tiên lãng”.
   Cùng thời điểm này có lẽ “bộ tham mưu” Hưng Yên thấy hai nhà báo đã công khai tường trình, băng video quá rõ, công an đã bắt nhà báo Ngọc Năm thu thẻ nhà báo, thẻ đảng…không thể chối cãi nên sếp CA Hưng Yên, tướng Trần Huy Ngạn đã thừa nhận lực lượng của họ đánh người nhưng lại vẫn “quanh”: “Việc 2 nhà báo bị hành hung là ngoài ý muốn, mong lãnh đạo đài tiếng nói VN, hai nhà báo hết sức thông cảm…”.Đến đây, Bùi Huy Thanh chánh VPUBND Hưng Yên không đòi “băng gốc” nữa nhưng lại là “ Hành hung hai nhà báo là Cán bộ dân phòng…” và “hôm ấy trời nóng quá nên anh em không kiềm chế”.…
   Tiếng Việt còn quá nghèo không thể diễn tả vắn tắt cái sự lèo lá vô lối của các sếp này. Trong clip, một lũ người “đầu trâu mặt ngựa” truy đuổi, đấm đá, đạp không thương tiếc vào một người tay không, có tên cầm cả đoạn sào dài lao thục mạng vào sau lưng kẻ lâm nạn, một viên mặc sắc phục CA chặn trước…sao có thể gọi là “ngoài ý muốn”? Nên nhớ, lực lượng thường phục đeo băng đỏ hay “dân phòng, điếu đóm” gì gì đi nữa thì cũng là đưới sự chỉ huy của CA và trong nhóm có công an đấy nhé. Hành động truy sát, đánh hội đồng dã man, tàn bạo như thế, vô cớ bắt giam, thu các loại giấy tờ làm nhục người ta như thế mà lại chỉ “xin lỗi” VOV và hai phóng viên? Hành vi mọi rợ trên gây phẫn nộ cả nước, thế giới, làm nhục, bôi nhọ cả dân tộc VN văn minh, nhân ái…chứ đâu chỉ VOV và hai nhà báo? Ông Ngạn hãy đặt mình là  một con người nhìn thấy ở một nước nào đó diễn ra cảnh nhân viên nhà nước truy sát đánh đập hội đồng dã man đồng loại tay không như thế thì ông có giữ nguyên ấn tượng tốt về đất nước ấy không?
   Các cụ ta nói: “ Danh không chính thì ngôn không thuận”. Việc dùng vũ lực cưỡng chế ở Hưng Yên đánh người vô tội là bất chính, các ông có loanh quanh đằng giời thì cái chổi cũng không thể vừa con chó. Con chó nó không có tư duy về kích thước nên cứ loanh quanh nhưng vô hại, còn con người nếu biết sai nhưng không dám nhận mà cứ loanh quanh chỉ tổ làm dư luận càng phẫn nộ, ghê tởm…Nghe nói tới đây VOV sẽ họp với Văn Giang để làm rõ mọi chuyện, mong các ông đừng loanh quanh nữa.
    Ở loài vật đánh, giết được con mồi ăn xác nó xong là chắc thắng nhưng ở con người thì: “Chưa đánh được người thì mặt đỏ như vang, đánh được người rồi thì mắt vàng như nghệ” đấy các ông ạ! “Cả giàu sang, nặng oán thù” mà!(Nguyễn Du).
Tác giả gửi Quê choa


Chị Ngô Thị Ánh là người xã Xuân Quan, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên. Ngày 24/4/2012 chị là người đã đứng ngay khu vực nhà văn hóa xã Xuân Quan và chứng kiến cảnh công an hành hung hai nhà báo của VOV. Khi đó chị đã hô lên để bà con xông ra cứu, nhưng đã bị lực lượng cưỡng chế bao gồm cả công an đánh đập rất dã man… ( Theo NLG)
Theo Blog quechoa.

TÔI TRỰC TIẾP QUAN SÁT VỤ CÔNG AN ĐÁNH NHÀ BÁO

Chỉ có thể nói thật là trơ tráo cho phát ngôn của những lãnh đạo thời nay.
                                                                                Leanhxuan.
Sau khi ông Nguyễn Khắc Hào báo cáo láo với thủ tướng, tôi có gọi điện nói chuyện trực tiếp với ông thì ông ấy trả lời tôi rằng: “Bác ơi, con chỉ là phát ngôn thôi, con nói đúng là ý của bí thư, chủ tịch và lãnh đạo tỉnh nói chung”.


Lê Hiền Đức
Clip về việc công an đánh đập hai nhà báo của VOV ngày 24/4/2012 không có gì phải nghi ngờ. Khi hai nhà báo bị đánh, tôi đang đứng ở một vị trí trên cao, nhìn rất rõ ràng từ đầu đến cuối, phân biệt được người mặc sắc phục công an, người đeo băng đỏ hay là bọn xã hội đen. Chúng trèo, nhảy qua tường vào khu nghĩa trang liệt sĩ túm lấy một thanh niên đang mặc áo trắng đánh túi bụi. Tôi còn nhìn rất rõ kẻ bám vào tường bên kia để với sang đập vào đầu anh thanh niên áo trắng. Hắn đội mũ sắt, màu tím sẫm, khác với những mũ sắt có màu xanh cứt ngựa
Chúng túm vào đánh hội đồng người mặc áo trắng hung hãn như một lũ khát máu, lâu lâu mới được đánh đồng loại.
Uất nghẹn và căm phẫn vô cùng, tôi xăm xăm từ tầng cao chạy xuống định xông ra giằng lấy người thanh niên vô tội đó mà nói rằng: “Hãy đánh tôi đây này. Tôi sẵn sàng thế mạng cho người thanh niên kia bởi họ còn trẻ, họ còn cống hiến được nhiều cho đất nước, cho nhân dân. Còn tôi già rồi, tôi sẵn sàng chết thay cho anh ấy”.
Thấy tôi quyết liệt quá, các bà, các chị và các cháu thanh niên ôm chặt lất tôi. Họ muốn bảo vệ tôi, không cho tôi ra nơi nguy hiểm. Không ra được, tôi ngồi khóc vì tôi không bảo vệ được dân tôi.
Những gì tôi xem trong đoạn clip hoàn toàn khớp với những gì tôi nhìn thấy hôm ấy, Thế mà khi báo cảo thủ tướng trong hội nghị trực tuyến, ông Nguyễn Khắc Hào, phó chủ tịch thường trực tỉnh Hưng Yên dám nói là video này là do bọn phản động làm giả để vu không, bôi nhọ chính quyền.
Xin hỏi ông Hào: “Ông có nhìn thấy cảnh tượng đau lòng đó không? Khi ấy, ông ngồi ở xó xỉnh nào mà dám nói sai sự thật như thế?
Chính quyền không tự bôi nhọ mình thì ai bôi nhọ được.
Còn tôi, một người đã dành cả cuộc đời cống hiến cho nhân dân, cho Tổ quốc, cho đất nước, cho cách mạng, tôi không thể nào nói khác sự thật.
Sau khi ông Nguyễn Khắc Hào báo cáo láo với thủ tướng, tôi có gọi điện nói chuyện trực tiếp với ông thì ông ấy trả lời tôi rằng: “Bác ơi, con chỉ là phát ngôn thôi, con nói đúng là ý của bí thư, chủ tịch và lãnh đạo tỉnh nói chung”.
Việc công an đánh đập dã man hai nhà báo là đã rõ ràng. Vấm đề là chính quyền Hưng Yên có muốn xử lý đến nơi đến chốn không thôi. Nhưng nếu họ vẫn áp dụng bài bản quen thuộc như làm nửa vời hay đợi thời gian cho chìm xuống là cách làm có hại hơn cả cho sự tồn vong của chế độ
12/5/2012
LHĐ
Theo blog NTT

Thứ Tư, 9 tháng 5, 2012

Hưng Yên cam kết điều tra, xử lý nghiêm vụ 2 nhà báo bị hành hung

                                                                                   Cam kết của các quan có đáng để dân tin???

                                                                                                           leanhxuan


Thứ năm 10/05/2012 07:03
(GDVN) - Ông Bùi Huy Thanh - Chánh văn phòng, người phát ngôn của UBND tỉnh Hưng Yên cho biết, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo các ban ngành liên quan tổ chức cuộc làm việc vào ngày 16/5 để tìm hiểu rõ hơn về sự việc.

Cụ thể, theo ông Bùi Huy Thanh, sau khi nhận được đơn của 2 nhà báo làm việc tại VOV trình bày về việc bị hành hung, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Văn Cường, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Thông đã chỉ đạo các ban ngành liên quan tổ chức một cuộc làm việc vào ngày 16/5 để tìm hiểu rõ hơn về sự việc.

Ông  Bùi Huy Thanh - Chánh văn phòng UBND tỉnh Hưng Yên

Tuy nhiên, ông Thanh cũng cho rằng đến thời điểm hiện tại chưa thể kết luận về vụ việc vì chỉ mới nhận được tường trình từ phía 2 nhà báo. "Hình ảnh quay trong đoạn băng hình quá xa và mờ, không thể nhìn rõ mặt người bị đánh và người đánh. Tỉnh sẽ xử lý nghiêm nếu xác định rõ việc cán bộ, chiến sĩ hay dân quân đánh người. Tỉnh sẽ công bố thông tin, báo cáo Bộ Công an... Tuy nhiên, dù là người dân hay nhà báo bị đánh thì hình trong clip cũng rất phản cảm".

Cũng theo ông Thanh, trong buổi làm việc tới đây sẽ đề nghị 2 nhà báo của VOV cung cấp thêm thông tin để cơ quan chức năng có thêm cơ sở để xem xét, xử lý.

Ông Bùi Huy Thanh cũng cho hay, trong chiều 24-4, lãnh đạo tỉnh cũng đã nhận được thông tin về vụ việc có một nhà báo bị lực lượng cưỡng chế bắt giữ khi đang tác nghiệp trong khu vực cưỡng chế. Tiếp đó, lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo lực lượng chức năng thả nhà báo này ra ngay. Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên và Giám đốc CA tỉnh Hưng Yên đã yêu cầu lãnh đạo tổ công tác ở chốt 3, tổ công tác số 1 (xã Xuân Quan) của Ban chỉ đạo cưỡng chế tường trình chi tiết vụ việc xảy ra sáng 24-4.

Cùng ngày 9-5, Vụ Pháp chế - Văn phòng Chủ tịch nước và đại diện Hội Nhà báo Việt Nam đã làm việc với UBND tỉnh Hưng Yên liên quan tới vụ việc cưỡng chế đất ở Văn Giang, trong đó có 2 nhà báo VOV bị đánh. Hội Nhà báo Việt Nam đề nghị lãnh đạo tỉnh làm rõ thông tin về hai nhà báo VOV bị lực lượng cưỡng chế đánh gây thương tích, còng tay, áp giải, tạm giữ ngày 24-4 vừa qua. Theo Trưởng ban Kiểm tra (Hội Nhà báo VN) Hà Kim Chi, đây là vụ việc mà “dư luận, báo giới trong và ngoài nước rất quan tâm”.

Ông Bùi Huy Thanh cho biết, đến thời điểm này, 19 người bị tạm giữ saua vụ cưỡng chế tại xã Xuân Quan (Văn Giang) đã được thả. Trong số đày cả có 3 người bị khởi tố về hành vi “chống người thi hành công vụ” được cho tại ngoại.

Nguon: http://giaoduc.net.vn/

Chưa rốt ráo trong xử lý vụ cưỡng chế ở Tiên Lãng

                                                                     Nghe họ nói đã thấy khó tin, xem họ làm chỉ thấy loanh quanh.

                                                                                                                                         leanhxuan
Thứ năm 10/05/2012 07:05
Đã 3 tháng trôi qua kể từ khi Công an Hải Phòng ra quyết định khởi tố vụ án hủy hoại tài sản để làm rõ việc phá căn nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý (em trai ông Đoàn Văn Vươn) nhưng đến nay vụ án dường như vẫn giậm chân tại chỗ.

Chiều qua 9.5, trao đổi với phóng viên, bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Vươn) và bà Nguyễn Thị Hiền (vợ ông Quý) bức xúc: “Việc hủy hoại tài sản đã rõ như ban ngày, người chỉ đạo phá hoại, người phá hoại cũng đã được chỉ mặt, đặt tên nhưng không hiểu tại sao đến giờ này cơ quan chức năng cũng chưa khởi tố bị can?”.
Cũng theo hai bà Thương, Hiền, Hội đồng thẩm định giá trị tài sản bị hủy hoại được thành lập và vào cuộc đã lâu nhưng cho đến nay kết quả thẩm định cũng chưa được công bố. Tài sản bị thiệt hại trong vụ hủy hoại theo bà Thương và bà Hiền có tổng cộng 5 căn nhà, chòi, chuồng nuôi dê… trong khu đầm bị đốt và san phẳng. Kèm theo là toàn bộ vật dụng trong các căn nhà cũng bị hủy hoại theo. Bà Thương, bà Hiền cho biết tổng số tiền hai bà yêu cầu bồi thường là 1,5 tỉ đồng. Hai bà cũng kiến nghị cơ quan chức năng sớm khởi tố bị can.
Được biết, ngày 8.2, Công an TP.Hải Phòng đã khởi tố vụ án hủy hoại tài sản để điều tra làm rõ việc phá căn nhà hai tầng của ông Đoàn Văn Quý. Cùng ngày, Cơ quan CSĐT cùng Viện KSND TP đã đến nơi căn nhà bị phá hủy để khám nghiệm hiện trường. Trước đó, công an đã triệu tập chủ đầm Vũ Văn Kết, người được lãnh đạo xã Vinh Quang thuê hộ chiếc máy xúc đến phá nhà ông Quý cùng Đặng Văn Tài, người điều khiển máy xúc. Công an cũng triệu tập ông Phạm Đăng Hoan - Bí thư Đảng ủy xã Vinh Quang và Lê Thanh Liêm - Chủ tịch UBND xã để làm rõ việc phá hủy căn nhà. Tuy nhiên đến nay vụ việc vẫn giậm chân tại chỗ khiến dư luận không khỏi đặt nghi vấn vụ án bị chìm xuồng.
cưỡng chế ở Tiên Lãng
Sau khi nhà ở bị san phẳng, Liên chi hội nuôi trồng thủy sản nước lợ H.Tiên Lãng đã  ủng hộ kinh phí và tổ chức dựng nhà  cho gia đình bà Thương và bà Hiền - Ảnh: P.H.S
Lình xình chuyện kỷ luật cán bộ
Thành ủy Hải Phòng đã kiểm điểm, kỷ luật 50 cán bộ và 25 tổ chức có liên quan đến vụ cưỡng chế đất đai sai luật tại Tiên Lãng. Thậm chí, Chủ tịch UBND và Phó chủ tịch UBND TP cũng phải kiểm điểm. Tuy nhiên mới đây, Phó giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) TP đã có đơn khiếu nại về việc bị kỷ luật oan. Vị này cũng tố cáo Giám đốc sở đã báo cáo không đúng sự thật.
Cụ thể, sáng 8.5, tại Sở TN-MT TP.Hải Phòng, Thành ủy Hải Phòng đã công bố quyết định thành lập Đoàn giải quyết khiếu nại của ông Nguyễn Tự Trọng, Phó giám đốc sở này. Trước đó, ông Trọng bị khiển trách về mặt Đảng và chính quyền; nguyên nhân là do thiếu tinh thần trách nhiệm, không hướng dẫn cụ thể để UBND H.Tiên Lãng cưỡng chế thu hồi đất sai luật.
Tuy nhiên, ngay sau đó, ông Trọng đã có đơn khiếu nại gửi Thường trực Thành ủy. Trong đơn ông Trọng nêu rõ, việc giao đất của UBND H.Tiên Lãng (2 đợt) cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn được thực hiện năm 1993 và năm 1997, thời điểm này ông Trọng chưa nhận công tác tại sở. Thứ hai, năm 2007 - 2008, khi H.Tiên Lãng tổ chức quyết định thu hồi đất của gia đình ông Vươn, ông Trọng không biết huyện có báo cáo xin ý kiến sở hay không vì mảng giao đất, thu hồi đất do ông Bùi Quang Sản, Giám đốc sở, trực tiếp phụ trách. Trong đơn ông Trọng cũng nói rõ, ngày 17.8.2011 UBND TP có Công văn 4778 (có nội dung giao thanh tra, công an, Sở TN-MT hướng dẫn UBND H.Tiên Lãng thực hiện cưỡng chế thu hồi đất) được gửi tới sở thì ngày 22.8.2011, ông Sản giao trực tiếp cho bà Nguyễn Thị Vinh, Chánh thanh tra sở cùng Phòng Tài nguyên đất (do ông Sản phụ trách) đề xuất, hướng dẫn H.Tiên Lãng thực hiện. Văn bản này ông Trọng không hề nhận được dù là bản photo và không nhận được báo cáo gì.
Chỉ đến ngày 6.2, khi sự việc cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng xảy ra đã 1 tháng, ông Sản mới yêu cầu bà Vinh kiểm  điểm. Lúc này ông Trọng yêu cầu bà Vinh báo cáo, giải trình thì bà Vinh đưa ra Công văn 4778 (có bút tích chỉ đạo của ông Sản) cho ông Trọng xem.
Ông Trọng khẳng định, trong suốt quãng thời gian công tác tại sở này từ tháng 12.2007 đến tháng 2.2012, ông chưa bao giờ được biết, cũng như chưa từng được Giám đốc sở trao đổi hoặc giao bất cứ việc gì liên quan đến vụ cưỡng chế thu hồi đất tại Tiên Lãng. Cấp dưới không có ai báo cáo gì với ông. Từ những nội dung trên, ông Trọng cho rằng, ông không liên quan cũng như không phải chịu trách nhiệm gì trong vụ việc này.
Linh Linh/Thanh niên