Thứ Hai, 22 tháng 11, 2010

Vấn đề BOXITE trong phiên hop quốc hôi ngày 22/11/2010

 ----------------------------------------------------------------------------------------------------------

"Chỉ có 2 đại biểu chất vấn về Bo xit vào lúc gần cuối giờ sáng với nội dung không khó....", theo giõi phiên họp hôm nay người ta kỳ vọng nhiều hơn vào các chất vấn về bo xit nhưng có vẻ như vấn đề này đang chùng xuống vì sao nhỉ??? 

Phải chăng như đại biểu Dương Trung Quốc nói:

"Tôi thấy câu trả lời không có gì mới so với trước đây. Có lẽ chỉ có quyết tâm là mới chứ không có giải pháp mới.... Bô xít Tây Nguyên cần một cuộc trao đổi rộng hơn chứ không chỉ là chất vấn Bộ Công Thương..."

 -----------------------------------------------

Nguồn từ: vnexpress.net/

'Bô xít Tây Nguyên là công trình quan trọng về an ninh quốc gia'

Trước chất vấn của đại biểu về nguy cơ khủng bố tấn công hồ bùn đỏ, Bộ trưởng Công Thương khẳng định đã đề nghị đưa dự án bô xít Tây Nguyên vào danh sách các công trình quan trọng về an ninh quốc gia.

Bô xít Tây Nguyên là một trong những vấn đề được chờ đợi trong phần đăng đàn của người đứng đầu ngành Công Thương, nơi đang chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với dự án quan trọng này. Tuy nhiên, mãi tới gần cuối phiên làm việc buổi sáng, vấn đề bô xít mới được các đại biểu đặt ra và cũng chỉ 2 đại biểu chất vấn với các câu hỏi không bất ngờ.
Chất vấn về hiệu quả kinh tế của dự án, đại biểu Vũ Quang Hải cho rằng khai thác bô xít và điều chế alumin chỉ có hiệu quả cao khi ở nơi đó thừa nước thừa diện. "Nhưng dường như chúng ta đang làm ngược lại. Xin Bộ trưởng cho biết ý kiến về vấn đề này", đại biểu nhấn mạnh.
Đại biểu Nguyễn Lân Dũng thì chưa yên tâm bởi dự án hồ bùn đỏ ở trên cao và độc tính hồ bùn đỏ rất lớn, ngửi phải hơi bùn đỏ đã có thể ung thư rồi. Vì vậy, ông yêu cầu Bộ trưởng Hoàng cho biết rõ hơn về khâu chống thấm cũng như cách xử lý, trung hòa PH trong dung dịch bùn đỏ sao cho đảm bảo an toàn. "Xin hỏi Bộ trưởng làm sao bảo đảm được an toàn cho quá trình vận chuyển khối lượng dung dịch có PH cao hơn 11 cho đến 13, dung dich này có ăn mòn các đường ống dẫn hay không? Làm sao để tách nước ra bằng cách để thu hồi được kiềm tái sử dụng", ông Dũng đưa ra câu hỏi khá kỹ thuật. Đại biểu Dũng cũng tỏ ra lo ngại về nguy cơ phá hoại đập hồ bùn đỏ bởi các thế lực thù địch khi các hồ này còn tồn tại tới vài chục năm nữa.
"Bộ trưởng cho biết sẽ tăng nguồn thu từ trồng rừng, trồng cây công nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch văn hóa tôi thấy hoàn toàn không khả thi vì vùng đất này không phải vùng đất bazan thì làm sao trồng cây công nghiệp được, lại xa xôi như vậy thì lấy gì tin tưởng khả năng thu hồi từ du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Nói vì lợi ích địa phương để hy sinh hiệu quả kinh tế tôi thấy chưa thuyết phục, nhân lực được huy động sẽ không nhiều mà độc hại thì nhân dân địa phương sẽ chịu đựng", ông Dũng gay gắt.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng không mất nhiều thời gian để giải đáp thắc mắc của hai đại biểu trên. Liên quan đến các câu hỏi của đại biểu Vũ Quang Hải về tính hiệu quả của dự án bô xít, bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng việc đặt nhà máy ở đâu đã được Chính phủ cân nhắc kỹ trên nhiều yếu tố, kinh tế chính trị xã hội. Nếu thuần túy về mặt kinh tế thì việc đặt nhà máy chế biến alumin ở vùng biển là thuận tiện nhất. "Tuy nhiên, người dân Tây Nguyên, Lâm Đồng đã hiến đất, hy sinh lợi ích của mình cho dự án, họ phải được hưởng lợi ích mà dự án mang lại, đầu tiên là vấn đề công ăn việc làm, tạo nguồn lao động. Do vậy, không thể chỉ đặt lợi ích kinh tế", ông Hoàng nói thêm.
Về nguy cơ xảy ra phá hoại hồ bùn đỏ bởi các thế lực thù địch, Bộ trưởng cho biết Chính phủ đã có tờ trình với Quốc hội, đề nghị xem bô xít Tây Nguyên là công trình quan trọng về an ninh quốc gia. "Đối với công trình quan trọng về an ninh quốc gia chắc chắn các biện pháp để đảm bảo bảo vệ an toàn sẽ cao hơn, nghiêm ngặt hơn đối với các quy hoạch khác", ông khẳng định.
Riêng câu hỏi về vấn đề chống thấm và xử lý độc tính trong dung dịch hồ bùn đỏ của đại biểu Nguyễn Lân Dũng, Bộ trưởng Hoàng xin khất vì nội dung này quá kỹ thuật. "Thực ra có nhiều vấn đề về mặt kỹ thuật, tôi xin lỗi là mình cũng không thông thạo lắm trong lĩnh vực này, tôi xin trả lời cụ thể đại biểu sau, sau khi tham khảo ý kiến các chuyên gia", ông thành thật.

-----------------------------------------------------------------

Bộ trưởng Tài nguyên: 'Không lo sự cố bùn đỏ'

"Tôi vừa làm việc với Đoàn công tác từ Hungary trở về và bây giờ có thể yên tâm báo cáo Quốc hội: Dự án bô xít đang được triển khai là rất an toàn.", Bộ trưởng Tài Nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên khẳng định

Ông Nguyên cho hay đoàn khảo sát để kiểm tra và tìm hiểu các vấn đề liên quan đến sự cố Hungary dưới nhiều khía cạnh như công nghệ, quá trình xây dựng, bể chứa bùn, kinh nghiệm xử lý sự cố. Kết quả cho thấy, công nghệ xây dựng hồ chứa bùn đỏ tại Hungary là của những năm 1942, thời điểm đó, công nghệ còn khá lạc hậu. Trong gần 70 năm qua, công nghệ đã thay đổi rất nhiều. Còn khi triển khai dự án bô xít, Việt Nam lựa chọn công nghệ tiên tiến vào hàng bậc nhất thế giới.
Bên cạnh đó, các hồ chứa bùn đỏ của Hungary được xây dựng trên hệ thống đất yếu, thành xây bằng bê tông xỉ, không làm móng của thời những năm 1942... nên nguy cơ mất an toàn cao, trong khi Việt Nam lựa chọn giải pháp công nghệ tiên tiến với độ thẩm thấu tốt qua 5 lớp đất... nên áp lực đối với bể chứa của Việt Nam giảm tới 4 lần so với công trình của Hungary.
"Hungary đã không lường được trước các sự cố còn chúng ta khi triển khai dự án bô xít đã tính đến các vấn đề này. Do vậy, băn khoăn của đại biểu Nguyễn Lân Dũng về việc thế lực thù địch phá hoại, hay ngẫu nhiên vỡ đập... đều đã được tính toán kỹ và có các phương án xử lý", Bộ trưởng Phạm Khôi Nguyên nói.
Ông Nguyên cho biết Bộ Công Thương, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nhiều đơn vị có liên quan đã tiến hành khảo sát các vấn đề liên quan đến động đất, môi trường, độ an toàn cho các hố bùn đỏ ở dự án bô xít Tân Rai và Nhân Cơ... "Kết quả thu được tôi có thể khẳng định là những dự án này được triển khai an toàn và không có vấn đề gì xảy ra", ông Nguyên cho biết thêm.

--------------------------------------------------------------

'Một bộ trưởng không đủ để trả lời về bô xít'

Rất quan tâm đến bô xít Tây Nguyên và đã có thư gửi Chủ tịch Quốc hội về vấn đề này nhưng ngày 22/11 đại biểu Dương Trung Quốc không đặt câu hỏi chất vấn Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng quanh chủ đề này.

Ông Quốc trao đổi với báo chí tại hành lang Quốc hội chiều 22/11.
- Ông đánh giá thế nào về phần trả lời của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng với các câu hỏi liên quan đến dự án bô xít Tây Nguyên?
- Bô xít là một phức hợp của rất nhiều vấn đề khác nhau nhưng chúng ta cứ chia lẻ nó ra. Bộ Công thương chỉ quản lý vấn đề kinh doanh, khai thác tài nguyên đó sao cho có lãi thôi. Trong khi đó, nổi trội lên lại là vấn đề môi trường nên ông bộ trưởng không thể trả lời vấn đề đó cho đến nơi đến chốn được.
Vì thế, câu hỏi của anh Lân Dũng thì ông ấy phải gác lại thôi và cái này cũng phải chia sẻ với ông ấy (trong phiên chất vấn buổi sáng, đại biểu Nguyễn Lân Dũng có đặt câu hỏi nhưng Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng xin khất trả lời vì vấn đề quá kỹ thuật - pv).
Ngoài ra, bô xít còn liên quan đến một vấn đề được đánh giá là nhạy cảm như an ninh quốc phòng, hoặc các vấn đề khác như xã hội, hoặc giao thông. Tất cả những vấn đề này không thuộc thẩm quyền của Bộ Công Thương nên ông bộ trưởng cũng không thể trả lời.

Bô xít Tây Nguyên cần một cuộc trao đổi rộng hơn chứ không chỉ là chất vấn Bộ Công Thương. Ảnh minh họa: Song Linh
Bô xít Tây Nguyên cần một cuộc trao đổi rộng hơn chứ không chỉ là chất vấn Bộ Công Thương. Ảnh minh họa: Song Linh
- Liên quan đến vấn đề bô xít, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Phạm Khôi Nguyên chiều nay tiếp tục khẳng định về độ an toàn của dự án. Ông có nghĩ rằng điều này sẽ làm an lòng người dân về các vấn đề môi trường?
- Tôi thấy câu trả lời không có gì mới so với trước đây. Có lẽ chỉ có quyết tâm là mới chứ không có giải pháp mới. Ở đây, có thể thấy rõ về tỷ lệ ngịch giữa việc tăng mức độ đảm bảo an toàn và hiệu quả kinh tế của dự án. Cá nhân tôi nghĩ rằng, lẽ ra câu hỏi về bô xít nên được dành cho Thủ tướng - người điều phối tất cả các lĩnh vực khác nhau để có hiệu quả cuối cùng. Và trên thực tế, vấn đề bô xít cần một cuộc trao đổi có tính rộng hơn chứ không chỉ là chất vấn một bộ trưởng chuyên ngành.
- Với nhiều băn khoăn như vậy và ông đã từng gửi câu hỏi cho Chủ tịch Quốc hội về vấn đề này, tại sao ông không đặt câu hỏi với Bộ trưởng Công Thương về vấn đề bô xít Tây Nguyên?
- Tôi có gửi cho Bộ trưởng Công thương một câu nhưng nó đi sâu về vấn đề kỹ thuật của một nhà chuyên môn ở tỉnh tôi làm đại biểu (Đồng Nai). Tôi cũng đã nhận được câu trả lời rất nghiêm túc bằng văn bản từ Bộ trưởng Hoàng và sẽ chuyển cho vị chuyên gia của tỉnh tôi để họ có thể trao đổi rõ hơn.
Tuy nhiên, tôi xin nhắc lại, bô xít Tây Nguyên không chỉ là vấn đề môi trường, hay kinh doanh mà là một phức hợp. Nỗi lo cùa người dân cũng là nỗi lo phức hợp chứ không chỉ riêng về một lĩnh vực cụ thể nào. Ở đây, câu hỏi cần được trả lời là chúng ta có cần phải trả một giá đắt như thế không? Khai thác bô xít Tây Nguyên là một việc bình thường nhưng việc chọn địa điểm phương thức và hướng đầu tư có vấn đề nên người ta mới quan tâm.
- Cá nhân ông nghĩ gì khi dự án này tiếp tục được thực hiện?
- Như cuộc sống bình thường, người ta hay dùng một từ là không bõ. Hiệu quả kinh tế mà dự án này đem lại có bõ với công sức bỏ ra cũng như sự lo lắng của quá nhiều người về rủi ro có thể xảy đến hay không? Bây giờ thì có thể khẳng định về lý thuyết là dự án đảm bảo an toàn nhưng có bằng chứng rõ ràng ở Hungary là đã có sự cố mà họ có trình độ và kinh nghiệm hơn ta.
Tôi tin rằng, khi bắt tay vào làm dự án, họ cũng đã có những tính toán kỹ lưỡng về độ an toàn nên mới thực hiện. Tuy nhiên, cũng như việc chúng ta chứng minh hiện nay là dự án bô xít rất an toàn, có những rủi ro mà chúng ta cũng chưa thể lường hết được trong tương lai.
Ở đây tôi cũng xin nói thêm về vấn đề hiệu quả kinh tế. Nếu đã chứng minh được rằng, nơi chế biến đặt ở Bình Thuận sẽ hiệu quả lớn hơn, độ an toàn cao hơn thì sao không để nhà máy ở đó. Sau đó, nhà nước có thể điều tiết các quyền lợi kinh tế từ Bình Thuận cho Tây Nguyên chứ không cần phải cứ đặt nhà máy ở Tây Nguyên mới có thể phát triển được kinh tế nơi đây.






Không có nhận xét nào: