Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Chât vấn bộ tài chính (buối sáng 23/11/2010)

 Bộ trưởng Tài chính bị chất vấn trách nhiệm trong vụ Vinashin
Nguồn: http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/11/3BA234F4/

Tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước đầu tư dàn trải, giá cả tăng cao mất kiểm soát... ngay từ đầu phiên chất vấn, người đứng đầu ngành tài chính, ông Vũ Văn Ninh, đã bị các đại biểu quy trách nhiệm trong sự cố "đắm tàu" Vinashin.

Đại biểu Phạm Thị Loan: "Tôi đã 3 lần gửi câu hỏi cho Bộ trưởng Vũ Văn Ninh hỏi về vấn đề này và 3 lần đều nhận được câu trả lời khác nhau, tôi cần con số cụ thể",

Đại biểu Nguyễn Văn Ba, tỉnh Khánh Hòa một lần nữa xới lại việc quản lý vốn tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước - SCIC. "Tôi chưa nói đến vấn đề lương bổng tại siêu tổng công ty này. Điều tôi quan tâm là việc giao quá nhiều quyền, nhiều vốn vào SCIC nếu quản lý không tốt sẽ có thể dẫn đến chuyện một loạt tập đoàn, tổng công ty rơi vào tình cảnh giống Vinashin. Tôi muốn biết việc giám sát, quản lý đối với SCIC như thế nào?"

Đại biểu Đặng Như Lợi, đoàn Cà Mau nói thẳng vào vấn mà dư luận đang quan tâm, bức xúc đó là hiệu quả của các tập đoàn kinh tế Nhà nước, nhất là sau sự cố "chìm tàu" Vinashin. "Tôi muốn hỏi Bộ trưởng có nhầm lẫn gì không khi đánh giá rằng hiệu quả đầu tư, quy mô của Tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đang nâng dần qua các năm", ông Lợi nói và dẫn chứng: Trước năm 2006 khi chưa thành lập mô hình tập đoàn một đồng vốn nhà nước bỏ ra thu về cho ngân sách 0,28 đồng. Thế nhưng, đến năm 2009, cũng một đồng vốn ấy chỉ thu về cho ngân sách 0,13 đồng. "Vậy xin hỏi bộ trưởng việc đánh giá quy mô hiệu quả nâng dần qua các năm có chính đáng không", đại biểu Đặng Như Lợi nhấn mạnh.

Đại biểu Đồng Hữu Mạo đoàn Thừa Thiên Huế cũng băn khoăn về những sai phạm trong đầu tư, sử dụng vốn sai mục đích của Vinashin."Tôi xin hỏi vai trò quản lý giám sát của các bộ ngành với Vinashin đến đâu. Các bộ ngành không quản lý hay không quản lý nổi. Không phát hiện được sai phạm hay phát hiện được nhưng không làm gì được?"

Bà Trịnh Thị Nga, Đại biểu Phú Yên nói thêm trong báo cáo của Bộ trưởng Vũ Văn Ninh có đề cập đến việc Bộ Tài chính 4 lần thực hiện việc thanh tra định kỳ và một lần đột xuất việc sử dụng vốn tại Vinashin, vậy mà vẫn để xảy ra sự cố mà tập đoàn này gặp phải. "Tôi xin hỏi trách nhiệm thuộc về ngành nào trước con số nợ trên 86.000 tỷ đồng, chưa kể hàng trăm tỷ đồng nợ lương nhân viên tại Vinashin",

Bà Ngô Minh Hồng, đại biểu đoàn TP HCM quan tâm đặc biệt đến khoản vay từ nguồn trái phiếu quốc tế 750 triệu đôla Mỹ của Vinashin. Bà nhấn mạnh: "Việc Vinashin vay nguồn vốn lớn như vậy có đúng không. 4 lần thanh tra sử dụng vốn vay tập đoàn này mà không xử lý được để xảy ra sự cố Vinashin, phải chăng chúng ta đang bất lực?".
Đại biểu Lê Quốc Dung cũng không nén nổi bức xúc nên cũng nói thẳng quan điểm: "Tôi chưa thấy trách nhiệm của Bộ trưởng Tài chính liên quan đến vấn đề Vinashin?".

Vẫn chất giọng đều đều không quá vội:
Ông Ninh khẳng định để xảy ra sự cố Vinashin xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, trong đó trách nhiệm chính thuộc về doanh nghiệp. ...
"Chúng tôi đã chỉ đạo. Chỉ có điều chỉ đạo và thực hiện chưa hiệu quả. Vấn đề Vinashin nên coi là bài học kinh nghiệm trong quá trình quản lý, giám sát và cần xử lý mạnh hơn khi phát hiện sai phạm", ông Ninh nói....

Trong gần 2 giờ trả lời chất vấn với các vấn đề gai góc liên quan đến sự cố Vinashin, điều mà các đại biểu đặt ra là trách nhiệm của người đứng đầu ngành tài chính không được Bộ trưởng Vũ Văn Ninh đề cập. Dù giải thích cặn kẽ, chi tiết các vấn đề nhưng mỗi câu trả lời của ông Ninh đều bị đại biểu phản bác lại vì cho rằng nó chưa đúng, chưa trúng và quá lan man, chưa chạm tới vấn đề chính.

Kết thúc phiên chất vấn buổi sáng, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cho rằng....Tài chính, ngân hàng là lĩnh vực khó nên ghi nhận sự nỗ lực của Bộ trưởng Vũ Văn Ninh."Điều hành kinh tế không đơn giản. Các nước sừng sỏ như Mỹ còn khó nói gì chúng ta. Xin cám ơn Bộ trưởng",

Không có nhận xét nào: